Tuyệt đối không để dân thiếu nước sinh hoạt
Đó là một trong những nội dung chỉ thị của UBND tỉnh Bình Thuận về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô 2021.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến cuối tháng 12/2020, tổng lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh là 215,57 triệu m3/258,99 triệu m3, đạt 83,23% so với dung tích thiết kế, thấp hơn so với trung bình nhiều năm.
Đáng chú ý các hồ chứa ở khu vực phía Nam tỉnh, lượng nước trữ hiện chưa tới 45% so với dung tích thiết kế nên nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước tương đối cao.
Năm 2020 lượng mưa không đều nên các hồ chứa phía Nam của tỉnh Bình Thuận chưa tích nước đảm bảo dung tích thiết kế. Ảnh: KS.
Trước tình trên, ngày 5/1, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp và phòng, chống cháy rừng mùa khô năm 2020 – 2021 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT Bình Thuận chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến tình thời tiết, xây dựng ngay kế hoạch vận hành, điều tiết nước cho phù hợp; bảo đảm phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, và các nhu cầu thiết yếu khác. Cũng như phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức thủy lợi cơ sở để quản lý, bảo vệ nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn giảm thiểu thấp nhất thất thoát.
Trên cơ sở đó, xây dựng phương án, kịch bản, lịch thời vụ năm 2021 để thông báo đến cấp chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động ứng phó, thực hiện. Đồng thời chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, các đơn vị kinh doanh, sản xuất, cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm kê, quản lý, bảo vệ chặt chẽ nguồn nước trong các hệ thống công trình cấp nước tập trung.
Video đang HOT
Khẩn trương đăng ký nhu cầu sử dụng nguồn nước thô từ công trình thủy lợi phục vụ cho các nhà máy nước với đơn vị quản lý sử dụng công trình thủy lợi.
Đồng thời rà soát nhu cầu đầu tư công trình để bổ sung nguồn nước hoặc nâng công suất nhà máy, mở rộng hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước để duy trì năng lực và mở rộng phạm vi cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân. Từ đó tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xem xét bố trí vốn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân, nhất là người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các địa phương khu vực ven biển thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt những năm trước đây.
Tháng 5/2020, tỉnh Bình Thuận cũng xảy ra hạn hán nên chở nước sinh hoạt phục vụ cho người dân. Ảnh: KS.
UBND tỉnh Bình Thuận còn chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ động phối hợp Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi, Công ty Thủy điện Đại Ninh, Sở Công Thương đăng ký nhu cầu sử dụng nguồn nước chạy máy phát điện kết hợp cấp nước về hạ du của thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi và Đại Ninh hàng tháng để bổ sung nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho các huyện Tánh Linh, Đức Linh, Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc.
Đồng thời đôn đốc chủ đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt, công trình thủy lợi, kết hợp với nhiệm vụ hỗ trợ nước sinh hoạt đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau trong kế hoạch năm 2020 để đưa công trình vào khai thác sử dụng, cấp nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân ngay trong quý I năm 2021. Cũng như theo dõi đôn đốc các chủ đầu tư đầy nhanh tiến độ lập hồ sơ các công trình nước sạch nguồn vốn kế hoạch năm 2021 để sớm triển khai xây dựng bổ sung nước cho các vùng hạn hán theo kế hoạch số 4971 của UBND tỉnh…
Không chủ quan trong phòng chống cháy rừng
Thời tiết diễn biến bất thường cùng với sự bất cẩn từ cộng đồng chính là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy rừng ở Hà Nội thời gian qua. Hiện, đang là mùa hanh khô, nếu các địa phương, lực lượng chức năng, người dân chủ quan, lơ là trong phòng cháy, chữa cháy rừng thì nguy cơ và hệ lụy sẽ vô cùng khó lường.
Thiệt hại cả về kinh tế và môi trường
Thông tin mới nhất từ Hạt Kiểm lâm huyện Sóc Sơn, chiều 2/1, trên địa bàn xã Bắc Sơn và Minh Trí (huyện Sóc Sơn) đã xảy ra 1 vụ cháy rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Mặc dù lực lượng tham gia chữa cháy rất đông với 1.100 người cùng nhiều trang thiết bị, máy móc, tuy nhiên, phải sau khoảng 12 giờ đồng hồ, đám cháy mới được dập tắt. Cụ thể, thời điểm đám cháy được phát hiện là vào khoảng 16 giờ 30 phút ngày 2/1, và cho tới 4 giờ 15 phút sáng 3/1, đám cháy mới được khống chế.
Hình ảnh vụ cháy rừng phòng hộ chiều 2/1
Trước đó vào tháng 6/2017, đúng vào thời điểm nắng nóng gay gắt, 1 vụ cháy rừng lịch sử đã xảy ra tại xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn). Gần 2.000 người được huy động và phải mất đến 12 giờ mới dập tắt được ngọn lửa, nhưng hậu quả là 50ha rừng đã bị cháy.
Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sóc Sơn Phạm Văn Vọng cho biết, Sóc Sơn là một trong những "điểm nóng" về cháy rừng của Hà Nội. Trong năm 2020, trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã xảy ra 13 vụ cháy rừng với tổng diện tích 10.865ha. Mỗi khi xảy ra cháy rừng, việc tiếp cận đám cháy để dập lửa rất khó khăn, do địa hình dốc, khó đi lại.
Điển hình nhất là vụ cháy rừng lịch sử làm thiệt hại 50ha rừng xảy ra tại xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) hồi tháng 6/2017. Gần 2.000 người được huy động và phải mất đến 12 giờ mới dập tắt được ngọn lửa do lực lượng chữa cháy chỉ có thể tiếp cận ở vòng ngoài.
Lực lượng chữa cháy trong vụ cháy rừng lịch sử tại xã Nam Sơn tháng 6/2017.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, trong năm 2020, trên địa bàn TP xảy ra 17 vụ cháy rừng, tổng diện tích bị cháy hơn 14,56ha, thiệt hại chủ yếu là thảm thực bì, lau lách, không thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng. Trong khi đó năm 2017, Hà Nội đã xảy ra 18 vụ cháy rừng với tổng diện tích thiệt hại đến tài nguyên rừng là 64,45ha, còn năm 2016 là 21 vụ cháy rừng.
Hà Nội có hơn 27.726ha rừng và đất lâm nghiệp được phân bố ở 7 huyện, thị xã. Rừng của Hà Nội chủ yếu là rừng trồng, đồng tuổi, một tầng, cơ cấu loài cây đơn giản (keo, bạch đàn), có thảm thực bì dưới tán dày, phát triển mạnh, độ khô nỏ cao. Đặc biệt, rừng của Hà Nội gắn liền với các công trình văn hóa lịch sử, thường là nơi tổ chức lễ hội, lại xen kẽ với các khu dân cư... là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên lý giải, nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng trên địa bàn TP chủ yếu là do người dân bất cẩn trong sử dụng lửa, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hanh xảy ra trên diện rộng. "Cháy rừng, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà đáng lo ngại hơn, rừng trồng phải mất ít nhất tới 10 năm cây cối mới xanh tươi trở lại. Thậm chí rừng thông nhiều năm tuổi có khi phải mất tới 20 năm, 30 năm, thiệt hại về môi trường khó có thể đong đếm" - ông Tuyên nhấn mạnh.
Phòng hỏa hơn cứu hỏa
ể giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra, hàng năm, UBND TP Hà Nội đều ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Thực hiện chỉ đạo của TP, các địa phương có rừng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Diễn tập chữa cháy rừng tại thị xã Sơn Tây.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, hầu hết các vụ cháy rừng đều xảy ra vào thời điểm nắng nóng hoặc hanh khô kéo dài, gió thổi mạnh, dù phát hiện kịp thời nhưng công tác chữa cháy vẫn gặp nhiều khó khăn, các phương tiện chữa cháy chuyên dụng khó tiếp cận hiện trường nên việc phòng cháy, chữa cháy theo phương châm "4 tại chỗ" là rất quan trọng.
Theo ông Chu Phú Mỹ, chính lực lượng tại chỗ sẽ kịp thời phát hiện cháy và chủ động chữa cháy khi lửa chưa lan rộng, nên hiệu quả chữa cháy sẽ cao. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay là nguồn kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng còn hạn hẹp nên dụng cụ, trang thiết bị cho lực lượng tại chỗ còn thiếu, đa số là dụng cụ thô sơ như: Cuốc, xẻng, bình bơm nước cỡ nhỏ...
"Cá biệt có trường hợp người dân cố tình lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm gia tăng nguy cơ cháy. Trong khi đó, phần lớn các vụ cháy rừng thời gian qua chưa được xử lý "đến nơi đến chốn" và không tìm ra được đối tượng gây cháy" - ông Chu Phú Mỹ thông tin thêm.
Để công tác phòng, chống cháy rừng hiệu quả, nhất là trong mùa hanh khô, TP Hà Nội đã gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở với nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng... Hiện, Sở NN&PTNT đã giao Chi cục Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các huyện, thị xã có rừng, chủ rừng, lực lượng công an, quân đội đóng trên địa bàn tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao; tuyên truyền, hướng dẫn người dân sống trong và gần rừng cùng khách du lịch nâng cao ý thức về phòng cháy, chữa cháy rừng; phân công các lực lượng thường trực 24/24 giờ sẵn sàng ứng phó khi có sự cố.
Hải Hà, Móng Cái: Tăng cường phòng, chống cháy rừng Trong điều kiện thời tiết hanh khô, TP Móng Cái và huyện Hải Hà đã tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), trong đó tập trung tuyên truyền cho các chủ rừng, người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong PCCCR. TP Móng Cái tổ chức diễn tập PCCCR cấp thành...