Tuyệt chiêu làm mứt dứa dẻo cho hương vị Tết thêm đong đầy
Hương vị Tết cổ truyền sẽ trọn vẹn hơn với món mứt dứa dẻo ngọt ngào, hấp dẫn.
Theo phunusuckhoe
Hotmom mách làm mứt mẻ nào thành công mẻ đó, chị em mừng rơi nước mắt gây bão MXH
"Nói chung, khi làm mứt nên đọc kĩ công thức và kiên trì làm từng bước một thì chắc chắn sẽ thành công", chị Hưng Giang nói.
Đã nhiều năm trở lại đây, cứ mỗi khi Tết đến xuân về, các chị em nội trợ lại bắt tay vào tự làm mứt để cho gia đình thưởng thức hoặc biếu người thân... Tuy nhiên, dù yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể thành công khi làm mứt bởi trong quá trình sên hoặc ướp đường, chị em gặp lỗi sai mà chẳng hề hay biết. Cuối cùng, nhiều người vẫn phải đi mua mứt bên ngoài.
Chính vì thế, khi chị Tô Hưng Giang (Hà Nội) chia sẻ tất cả những mẹo làm mứt khiến nhiều người mừng rơi nước mắt. Vốn nổi tiếng trên mạng xã hội về khả năng nấu ăn ngon, làm bánh, trình bày các bữa ăn đẹp bắt mắt nên chị Tô Hưng Giang rất được nhiều chị em nội trợ biết đến, yêu thích. Không những mê nấu ăn như chính cuộc sống của mình, chị Hưng Giang còn làm rất nhiều các món mứt ngon mỗi dịp Tết về. Mới đây, chị tiếp tục chia sẻ các công thức làm mứt, mẹo sên mứt giúp các chị em thành công khiến ai cũng phải thả "like" hết cỡ.
Vốn nổi tiếng trên mạng xã hội về khả năng nấu ăn ngon, làm bánh, trình bày các bữa ăn đẹp bắt mắt nên chị Tô Hưng Giang rất được nhiều chị em nội trợ biết đến, yêu thích.
Chị Hưng Giang chia sẻ, chị cũng chỉ mới bắt đầu biết làm mứt được ba năm nay, lúc đầu cũng chỉ là đọc các công thức trên báo mạng rồi làm theo, sau mỗi lần làm chị lại tự rút ra được bài học cũng như kinh nghiệm riêng về mỗi món mứt. Những ngày đầu tập tành làm mứt là do chị muốn khám phá và do sở thích của bản thân, sau là muốn gia đình có món mứt sạch để dùng trong dịp Tết.
Video đang HOT
Hiện tại chị có thể làm được khoảng chục loại mứt như mứt bí, mứt dừa, mứt cà chua, mứt me, mứt gừng, mứt cà rốt, mứt vỏ cam...
Khi làm mứt, chị Hưng Giang cho biết, công đoạn sên mứt là khó nhất, đòi hỏi phải có kinh nghiệm cũng như kĩ thuật tốt. Sên phải đều tay, phải biết điều chỉnh lửa sên và nắm bắt được giai đoạn khi mứt bắt đầu kết tinh đường... Chẳng hạn, lúc mới sên chỉ nên sên lửa nhỏ nếu để lửa to mứt sẽ rất nhanh cháy làm hỏng cả mẻ mứt.
Để một mẻ mứt nào đó, với chị Hưng Giang cũng phải là quá khó, cứ làm một vài lần rồi thì ai cũng có thể làm tốt. Theo chị, để làm ra được mứt ngon cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Nguyên liệu để làm mứt phải tươi, ngon.
- Phải đủ lượng đường thì mứt mới kết tinh đường và khô ráo được, nếu lượng đường không đủ thì mứt sẽ không kết tinh được dẫn đến bị hỏng.
- Lửa sên mứt cũng rất quan trọng, luôn luôn phải để lửa nhỏ trung bình hoặc lửa nhỏ, nếu để lửa to quá dẫn đến đường bị cháy cũng làm cho mứt không kết tinh được.
- Khi sên mứt luôn phải đảo đều tay và quan sát liên tục.
Trong các loại mứt chị làm, chị cảm thấy mứt dừa non tưởng như dễ nhưng lại khó nhất, khó vì khâu chọn dừa phải chuẩn, cùi dừa không non quá và cũng không được già quá, quá trình sên mứt cũng phải rất cẩn thận để mứt làm xong không bị chảy nước.
Sau một vài lần thất bại thì giờ chị đã làm thành công món mứt dừa non và rút ra được các kinh nghiệm, biết được những nguyên nhân dẫn đến thất bại và cách khắc phục khi làm món mứt này.
Chị chia sẻ các kinh nghiệm khi làm mứt dừa non như sau:
- Mứt không kết tinh được do thiếu đường, lượng đường cần phải đảm bảo theo một tỉ lệ nhất định. Nếu mứt không kết tinh được do thiếu đường thì nên đổ thêm đường vào sên tiếp. Tỉ lệ thông thường nhất là 500g đường : 1 kg dừa.
- Nếu đường cứ keo lại, sên mãi không kết tinh thì bỏ ra rửa hết phần đường cũ, cho lại đúng tỉ lệ như trên và sên thật nhỏ lửa.
- Nhớ sên đến khi nặng tay đường hơi kết tinh thì nhấc chảo ra khỏi bếp đảo liên tục ở bên ngoài đến khi kết tinh hẳn chứ không đảo mứt kết tinh trên bếp lửa.
- Để lửa quá to làm cho đường bị cháy, keo lại không kết tinh được, vì vậy khi sên cần để lửa thật nhỏ, cái này đòi hỏi phải kiên trì, không được nóng vội.
- Không nên sên mứt quá lâu làm mứt bị khô và ăn sẽ bị cứng.
- Đổ mứt ra cái mâm đi bao tay sốc mứt lên trước quạt cho nguội hẳn mới dừng lại và tiếp tục hong trước quạt thêm 2-3 giờ mới đóng túi.
- Nếu mứt chảy nước mà nhà có lò sấy thì sấy thêm ở 100 độ trong 15 phút, sau đó lặp lại khâu sốc mứt trước quạt đến khi khô hẳn và quạt thêm khoảng 2-3 giờ.
- Nếu sau các công đoạn trên vẫn bị chảy nước thì cho dừa lên bếp để nhiệt độ nhỏ nhất sên thêm một lúc, rồi lại đảo và hong trước quạt thêm vài giờ hãy đóng gói.
Chị Hưng Giang còn nhấn mạnh, nhiều chị em khi làm các loại mứt hay bị thất bại thường là do nóng vội, để lửa quá to làm mứt dễ cháy và đường bị cháy không kết tinh và mứt không khô ráo được.
Hay một nguyên nhân khác là nhiều chị em muốn giảm lượng đường theo ý muốn của mình cũng làm cho mứt bị lỗi. Món mứt được coi là thành công là mứt sau khi sên phải kết tinh đường khô ráo, để cả tuần cũng không bị ướt.
"Nói chung, khi làm mứt nên đọc kĩ công thức và kiên trì làm từng bước một thì chắc chắn sẽ thành công", chị Hưng Giang nói.
Theo eva
Mách chị em cách "cấp cứu" 4 lỗi thường gặp khi sên mứt dừa Khi làm mứt dừa chị em hay gặp phải trường hợp mứt không kết tinh, bị cháy hoặc bị chảy nước sau khi sên... Vì thế, chị em hãy tham khảo những mẹo đơn giản dưới đây để có món mứt dừa ngon như ý nhé! Mứt dừa khá dễ làm tuy nhiên không phải ai cũng thành công ngay từ những lần...