Tuyệt chiêu giúp con nuôi dưỡng tư duy “không sợ hãi”
Không phải lúc nào bạn cũng có thể ở bên cạnh bảo vệ con mình nên hãy dạy trẻ biết cách đối phó và vượt qua những nỗi sợ hãi trong cuộc sống. Dưới đây là những cách giúp bạn xây dựng tư duy can đảm cho con.
1. Nhận thức được nỗi sợ hãi
Chỉ với một câu nói đơn giản như “Con đừng sợ” không phải là cách hiệu quả để giúp trẻ đối phó với nỗi sợ hãi. Bạn cần phải giúp trẻ thừa nhận và đối mặt bằng cách cho con cơ hội để nói về điều mà chúng sợ hãi, như vậy bố mẹ có thể thấu hiểu và tìm cách giúp đỡ.
2. Giúp con hiểu mặt tích cực của thất bại
Xã hội thường chỉ nhìn nhận những thành công mà dễ dàng quên rằng thất bại cũng là một phần quan trọng trong quá trình đạt được thành công đó. Hầu hết các phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử là kết quả của một loạt những nỗ lực không thành.
Cho nên, đừng để việc lo sợ thất bại cản trở mọi hành động của trẻ, hãy cho con biết rằng đôi khi chính bạn cũng mắc sai lầm nhưng việc rút kinh nghiệm sau đó từ đó để có thể giúp bạn làm tốt hơn trong lần tiếp theo.
3. Giúp con xác định nỗi sợ hãi thực sự
Nếu con bạn nói rằng bé sợ những con quái vật dưới giường có nghĩa là bé sợ con quái vật ấy đi ra khỏi gầm giường để làm tổn thương mình. Một bước quan trọng để vượt qua là phải xác định được rõ ràng nỗi sợ hãi thực sự là gì trước khi bắt đầu chinh phục nó.
4. Cho con thấy những lợi ích sau đó
Video đang HOT
Đôi khi trẻ chỉ tập trung vào sự sợ hãi đang hiện hữu mà không thể nhìn thấy điều gì khác. Cho nên, bố mẹ cần nói chuyện với con về những gì chúng sẽ đạt được của việc vượt qua nỗi sợ hãi đó. Hãy khuyến khích con suy nghĩ về kết quả tích cực. Điều này sẽ hướng sự chú ý của con thoát khỏi rào cản sợ hãi.
5. Nhắc lại những lần con đã vượt qua nỗi sợ hãi trước đây
Để giúp con tự tin hơn, bố mẹ hãy khơi gợi cho con nhớ lại lần sợ hãi trước đó và cuối cùng tận hưởng được sự chiến thắng khi đã vượt qua như thế nào.
6. Tránh việc so sánh con với đứa trẻ khác
Việc so sánh liên tục với những đứa trẻ khác không những không giúp giải quyết sự sợ hãi mà còn làm con bạn cảm thấy tự ti hơn.
7. Luôn nhắc cho con nhớ rằng chúng không cô đơn
Để con biết rằng luôn có bố mẹ ở bên cho dù xảy ra bất cứ điều gì sẽ mang lại cảm giác an toàn và giúp trẻ tự tin để tiến lên phía trước.
Theo Danviet
Những bài học không có trong sách vở, cha mẹ nhất định phải dạy con
Mặc dù không thể dạy trẻ mọi thứ, nhưng có một số kỹ năng quan trọng mà mọi bậc cha mẹ đều nên dạy con, nhất là khi trẻ không được rèn luyện nhiều ở trường học.
1. Quản lý tiền bạc
Đây chính là bài học đầu tiên, quan trọng nhất mà bạn cần dạy trẻ. Bạn cần nói cho trẻ hiểu tầm quan trọng, ý nghĩa, giá trị của việc tiết kiệm và tôn trọng mọi thứ mà bạn đã mua cho con.
Đồng thời, vì trẻ còn nhỏ, chưa thể suy nghĩ được sâu xa nên bố mẹ cần hướng dẫn cho con các hình thức của việc tiết kiệm tiền tiêu vặt, không chọn mua những thứ không thật cần thiết, tiết kiệm điện nước trong nhà... dần dần sẽ hình thành cho trẻ những thói quen quản lý tài chính rất tốt và hiệu quả từ những việc nhỏ.
2. Kỹ năng sinh tồn
Trường học luôn dạy trẻ phải cố gắng nỗ lực để đạt được thành công, chăm chỉ học tập để có kết quả tốt. Nhưng có một điều chắc chắn rằng sẽ rất ít thầy cô giáo dạy cho con bạn những kỹ năng sinh tồn cơ bản nếu như cách đối phó khi gặp cướp, bị lạc vào rừng sâu, bị đuối nước... Mặc dù chỉ là những kỹ năng phòng bị nhưng rất cần cho cuộc sống vì trẻ có thể đối diện với những hiểm nguy đó bất cứ lúc nào.
3. Kỹ năng xã hội
Trẻ cần phải biết làm thế nào để hành động phù hợp trong các tình huống xã hội như cách mở cửa cho ai đó, cách để nói "xin lỗi" và "cảm ơn", cách nhìn vào người đối diện khi họ đang nói chuyện với họ...
Kỹ năng xã hội không chỉ là cách cư xử, giúp chế ngự tính cách cho phù hợp mà còn có thể giúp trẻ tự nhận thức hành vi và ngôn ngữ của mình khi không phù hợp với những tình huống xã hội nhất định. Khuyến khích trẻ kết bạn, gia nhập các nhóm và tổ chức sẽ giúp trẻ có cơ hội học cách giao tiếp.
4. Giải quyết bất đồng một cách thân thiện
Bất đồng là không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thở sâu, cân nhắc tất cả khía cạnh của vấn đề và đặt những câu hỏi như "tại sao", "nếu mà". Bằng cách đó, trẻ sẽ tập trung vào vấn đề, chứ không phải vào con người, và trẻ sẽ dễ dàng kiểm soát những cảm xúc nguy hiểm như tức giận.
5. Nói lên ý kiến của mình
Hãy để trẻ biết rằng cha mẹ không phải lúc nào cũng ở đó để bảo vệ chúng. Hãy khuyến khích trẻ lên tiếng vì bản thân, nói ra những gì mình nghĩ một cách mạnh dạn với thái độ tôn trọng. Khả năng lên tiếng vì bản thân (hoặc vì người khác) để giao tiếp hiệu quả là một trong số những kỹ năng giá trị nhất mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu trong thế giới hiện đại. Bạn nên sớm dạy trẻ kỹ năng này.
6. Tự vệ cơ bản
Cuộc sống ngày càng phức tạp và con bạn có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào. Hãy tự trang bị cho con mình những kỹ năng sống và học cách tự bảo vệ bản thân ngay từ lúc này.
7. Sơ cứu cơ bản
Không thể biết trước những tai nạn tồi tệ có thể xảy ra, dù có thể chỉ là một vết xước nhỏ trên đầu gối. Trẻ cần được học cách sử dụng bông băng cũng như cách gọi cấp cứu. Được trang bị kiến thức sẵn sàng cho những trường hợp khẩn cấp giúp trẻ bình tĩnh xử lý tình huống và giúp đỡ được những người khác nếu điều không may xảy ra.
8. Quản lý thời gian "thừa" hiệu quả
Hãy giúp con chia đều thời gian trong ngày cho việc học tập, vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe tinh thần và thể chất, trau dồi kinh nghiệm sống cho bản thân thay vì những hoạt động vô bổ và nguy hiểm khác.
Theo Danviet
Hiệu quả đến khó tin: 1 câu hỏi duy nhất giúp con hết cáu gắt, ăn vạ Câu hỏi đơn giản giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian, giúp con cái linh hoạt và tự tin hơn trước các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Đa số trẻ nhỏ đều có tính nết thất thường, chúng vừa vui vẻ, tươi cười có thể ngay lập tức mếu máo, giận dữ sau đó, khiến người lớn không khỏi đau đầu....