Tuyển Úc tố sai, sân Mỹ Đình bị oan hay AFC cẩu thả?
Ban tổ chức sân Mỹ Đình tiết lộ gần hai tháng trước, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã kiểm tra kỹ lưỡng điều kiện tổ chức vòng loại cuối cùng World Cup 2022 mới cho diễn ra trận Việt Nam – Úc.
Sau trận thắng khó 1-0 trước chủ nhà Việt Nam, ông thầy Graham Arnold của tuyển Úc tiết lộ mặt sân cỏ Mỹ Đình không tốt đã ảnh hưởng đến lối chơi của học trò ông. Phụ họa theo lời thầy, trung vệ Sainsbury cũng cho biết mặt sân chất lượng hơn thì hai đội có thể sẽ trình diễn hay hơn.
Không chỉ có thầy trò Arnold chê bai sân Mỹ Đình mà các phóng viên thể thao Úc trước đó cũng diễn tả thậm tệ khi cho rằng mặt sân như “bãi cỏ cho bò ăn” và buổi làm quen của tuyển Úc một ngày trước khi diễn ra trận đấu là “tập chung với những con cóc”.
Dĩ nhiên, đội khách Úc không quá rảnh rỗi buông lời chê bai sân Mỹ Đình làm gì khi họ vừa có chiến thắng, lại nhận sự đón tiếp chu đáo của ban tổ chức chủ nhà Việt Nam. Nhưng nếu không có lửa thì làm sao có khói, vì ngay cả “người nhà” là cựu tuyển thủ Bảo Khanh cũng tiếc rẻ, nếu mặt sân không xấu thì Quang Hải đã sớm ghi bàn thắng.
Giám đốc Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình – ông Nguyễn Trọng Hổ phân trần mặt sân Mỹ Đình là đẳng cấp hàng đầu châu Á, hơn các sân đá SEA Games gấp tỉ lần nhưng vẫn thừa nhận hơn 10 năm qua, chưa thay mặt cỏ vì vẫn còn sử dụng tốt. Một cái lý khác của ông Hổ đưa ra rằng nếu sân cỏ Mỹ Đình không đủ tiêu chuẩn quốc tế thì tại sao AFC lại cho tổ chức trận vòng loại cuối cùng World Cup 2022, kèm theo lời hứa đến tháng 11-2021, khi đăng cai hai trận tiếp theo, mặt sân sẽ đẹp hơn, “như nước ngoài”.
Cũng cần biết AFC khi đi kiểm tra mọi điều kiện tổ chức thi đấu ở sân Mỹ Đình đã diễn ra gần hai tháng, trước đêm 7-9 vừa qua. Nghĩa là trong thời gian dài ấy, nếu các nhà tổ chức không chăm sóc tốt mặt sân thì nó vẫn xuống cấp như thường. Và chỉ vài ngày trước trận đấu, AFC nếu có kiểm tra lại mà cảm thấy chưa bảo đảm, liệu có dám hủy trận đấu này không?
Sân Mỹ Đình hai ngày trước trận Việt Nam – Úc. Ảnh: TED TRẦN
AFC có thể bỏ qua những chi tiết khác như việc sân Mỹ Đình đã xây dựng cách đây 20 năm thì không thể có phòng VAR đúng tiêu chuẩn, bắt buộc các chuyên gia ngoại phải sử dụng tạm phòng nhỏ bé hơn nhưng cái mặt cỏ lồ lộ cho cả thế giới thấy thì cực khó bào chữa từ xấu thành tốt.
Giả sử AFC không nghiêm khắc và thiếu thời gian để tạm dừng trận đấu do sân Mỹ Đình không đủ chuẩn chứng tỏ họ quá cẩu thả. Còn nếu vì dịch bệnh COVID-19 gây khó khăn cho ban tổ chức sân Mỹ Đình không thể làm tốt hơn mặt cỏ mịn màng như các nước bạn sẽ rất dễ thông cảm hơn.
Chuyện sân Mỹ Đình làm người ta nhớ nhiều về VPF trước mỗi mùa giải thường đi khắp các sân cỏ Việt Nam kiểm tra điều kiện tổ chức nhưng vẫn để một số mặt sân như đám ruộng, vẫn đánh liều cho qua vì không thể bắt họ không cho diễn ra trận đấu. Năm ngoái, SL Nghệ An từng để mặt sân Vinh loang lổ và khi trận đấu được truyền hình trực tiếp, chính những lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng xấu hổ và mới cho gấp rút sửa chữa.
Video đang HOT
Còn với sự cố mới xảy ra, AFC có thể sai nhưng ai cũng thấy rõ tuyển Úc tố mặt cỏ sân Mỹ Đình xấu là không sai và ban tổ chức không thể vô can.
VFF lên tiếng về những điều kiện tổ chức ở sân Mỹ Đình
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cho biết các điều kiện chuẩn bị cho trận đấu Việt Nam tiếp khách Úc vừa qua, bao gồm mặt sân thi đấu, ánh sáng… đã được giám sát trận đấu AFC và phụ trách địa điểm thi đấu kiểm tra kỹ lưỡng. VFF đã hoàn thành hồ sơ đăng cai sân thi đấu trước ngày 17-7. Mặc dù thời gian chỉ gần hai tháng nhưng với sự cố gắng của các đơn vị, công tác chuẩn bị tổ chức trận đấu này đã hoàn tất.
Ông Hoài Anh nói rõ vào ngày 3-9, đoàn quan chức AFC có mặt tại Hà Nội kiểm tra các điều kiện chuẩn bị cho trận đấu mỗi ngày, từ sân cỏ đến các phòng chức năng. Tùy vào công năng sử dụng các phòng chức năng, AFC đã lựa chọn các khu vực phù hợp, trong đó có phòng VAR.
VFF cũng cho biết thêm các phòng chức năng phục vụ công tác tổ chức thi đấu ở Mỹ Đình đưa vào khai thác từ năm 2003 và sắp tới sẽ được nâng cấp, sửa chữa để chuẩn bị cho SEA Games 31, do Việt Nam đăng cai tổ chức. Việc nâng cấp này chắc chắn sẽ đáp ứng tốt cho công tác tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế tại sân vận động quốc gia, trong đó có hai trận đấu của đội tuyển Việt Nam trong tháng 11 sắp tới ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022. TT
Ám ảnh bị phạt đền nhiều nhất và Mỹ Đình lần đầu có VAR
Hệ thống VAR lần đầu được trang bị tại Việt Nam liệu có giúp thầy trò ông Park thoát được nỗi ám ảnh về đội bóng bị phạt đền nhiều nhất.
Công nghệ VAR (video hỗ trợ trọng tài) là điều kiện bắt buộc để tổ chức các trận đấu vòng loại cuối World Cup 2022. Điều mà bóng đá Việt Nam chưa có thiết bị này và cũng chưa một lần sử dụng. Tuy nhiên khó khăn trên đã được AFC hỗ trợ Việt Nam thuê qua công ty vốn là đối tác của AFC.
33 camera trên sân Mỹ Đình phục vụ riêng cho VAR
Trận Việt Nam - Úc lúc 19 giờ ngày 7-9 là lần đầu tiên hệ thống VAR hoạt động tại Việt Nam. Thời gian qua, các đơn vị đã phối hợp cùng ban tổ chức sân Mỹ Đình thiết kế, lắp ráp các thiết bị để hệ thống VAR hoạt động.
Số lượng camera để phục vụ VAR hoàn toàn độc lập với line hình ảnh trực tiếp của truyền hình. Nó gồm 33 camera ghi hình riêng biệt chỉ để phục vụ cho công tác trọng tài. Trong 33 camera trên có 8 camera siêu chậm (super slow motion) và 4 camera quay chậm cực đại (ultra slow motion). Còn lại là các camera bắt hình với tốc độ bình thương nhưng phải đảm bảo độ phân giải cao.
Sơ đồ 33 camera phục vụ cho VAR bố trí trên sân Mỹ Đình
Camera đặt ngay tầng 1 sân Mỹ Đình trước phòng VIP khán đài A
33 camera sẽ được đặt tại đủ các góc quanh sân và trên khán đài, đặc biệt là hai cầu môn và khu vực 16,50 m nơi thường xuyên xảy ra các tình huống nóng và hay tranh cãi như việt vị hay không việt vị, phạt đền hay không phạt đền...
Công ty đối tác của AFC ngoài việc cho thuê sẽ đảm trách luôn phần nhân sự và hậu cần nhất là những trang thiết bị cho việc phối hợp giữa VAR và trọng tài. Phía VFF sẽ phải đảm bảo thủ tục cho những trang thiết bị cồng kềnh trên theo dạng tạm nhập, tái xuất.
Ngoài trận Việt Nam - Úc, hệ thống VAR trên sân Mỹ Đình sẽ vận hành các trận gặp Nhật Bản này 11-11, Saudi Arabia ngày 16-11, Trung Quốc ngày 1-2-2022 và Oman 24-3-2022.
Các nhân viên đang lắp đặt hệ thống truyền hình để trọng tài xem lại trên sân
Phòng VAR hoạt động với rất nhiều màn hình trên sân chuyển về
Vì sao đội Việt Nam bị phạt đền nhiều nhất?
Câu hỏi của truyền thông với ngụ ý ông Park phải thốt ra việc bị xử ép nhưng ông thầy người Hàn Quốc thừa đủ tỉnh táo để không sa vào chuyện chỉ trích. Ông đề cập rằng rất khó để lý giải chuẩn xác nhưng ông nghĩ có lẽ do thói quen phòng ngự từ đội trẻ mà cầu thủ Việt Nam đã được học. Ngoài ra, các đội khác tạo áp lực quá nhiều, cầu thủ sẽ phải thực hiện các động tác trong phòng ngự. Và khi bị tấn công, cầu thủ chơi thấp xuống thì bị đột phá và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những pha phạm lỗi và phạt đền.
Ở đây rõ ràng ông Park muốn tránh đến việc bị phạt đền nhiều do lối chơi của một đội bóng thường đặt mình vào kèo dưới để áp dụng lối đá phòng ngự phản công.
Ngay cả những trận đá với Thái Lan, Malaysia... thời lượng kiểm soát bóng của đội tuyển Việt Nam cũng thấp hơn và đó là chủ trương của việc tạo ra lối chơi nhằm tìm cơ hội ghi bàn vào lưới đối thủ khi họ mải mê tấn công, mải mê ép sân.
Duy Mạnh nhận thẻ vàng thứ hai và đội Việt Nam chịu quả phạt 11 mét...
... Sau khi trọng tài xem lại từ VAR và đưa ra phán quyết ngược với nhận định ban đầu của ông
Lối đá đấy gặp những đối thủ có trình độ cao hơn, tấn công dồn dập hơn thì tất nhiên sức ép ngày càng đè nén lên hàng thủ, lên khu vực 16,50 m và sai số trong phòng ngự khi liên tục chống đỡ xảy ra từ đấy là tất yếu.
Xem trận thua Saudi Arabia có biết bao tình huống hậu vệ Việt Nam cứu thua trước cầu môn kiểu tình huống Duy Mạnh nhận thẻ đỏ. Những pha bóng được khen là liều mình, là dũng cảm nhưng nếu cứ thường xuyên với số nhiều như thế thì rất dễ bị phạt đền.
Theo tôi việc lý giải cầu thủ có thói quen từ đội trẻ như ông Park chỉ là một phần nhỏ, phần còn lại là xác định lối chơi mà nếu không thoát được việc chống đỡ với thời lượng lớn và liên tục thì xác suất bị phạt 11 m sẽ rất cao. Thế nên cũng không lạ khi Việt Nam là đội chịu 11 mét nhiều nhất trong số 12 đội dự vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á.
Hy vọng với Úc và với hệ thống VAR lần đầu chạy trên sân Mỹ Đình, thầy trò ông Park sẽ không tiếp tục chịu nỗi ám ảnh ăn phạt đền nhiều nhất.
Trọng tài 'người quen' bắt trận Việt Nam - Australia Trọng tài Abdulrahman Ibrahim Al-Jassim từng điều khiển 2 trận đấu có tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019. Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) vừa công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu Việt Nam - Australia trong khuôn khổ lượt 2 bảng B vòng loại thứ ba World Cup 2022, diễn ra vào 19h ngày...