Tuyển tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị đái tháo đường type 2
Ngày 20/4, Trung tâm Dược lý lâm sàng – Trường Đại học Y Hà Nội thông báo tuyển tình nguyện viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị đái tháo đường type 2.
Theo đó, Trung tâm đang phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội triển khai nghiên cứu “thử nghiệm lâm sàng phase II, ngẫu nhiên, mù đôi, nhóm song song, đối chứng với giả dược để xác định tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm Andiabet trong điều trị đái tháo đường type 2″.
Đây là một nghiên cứu khoa học với các dữ liệu thu được từ nghiên cứu sẽ được sử dụng nhằm mục đích khoa học, giúp mang lại lợi ích cho các bệnh nhân mắc đái tháo đường ype 2 trong tương lai.
Việt Nam hiện có khoảng trên 3,5 triệu người đang “chung sống” với bệnh đái tháo đường
Khi tham gia nghiên cứu, các tình nguyện viên sẽ được hưởng những lợi ích nhất định khi thuốc có tác dụng giảm glucose máu và cải thiện cấu trúc vi thể của tụy. Ngoài ra, các tình nguyện viên cũng sẽ được các bác sỹ chuyên khoa nội tiết – đái tháo đường của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tư vấn các vấn đề khác liên quan đến chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực trong quá trình điều trị đái tháo đường tuyp 2.
Quyền lợi của tình nguyện viên, họ được khám, theo dõi và chăm sóc bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa nội tiết – đái tháo đường tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, được tư vấn các vấn đề khác liên quan đến chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực trong quá trình điều trị đái tháo đường tuyp 2.
Người tham gia được hỗ trợ tiền xét nghiệm cho các xét nghiệm chỉ định trong nghiên cứu. Tình nguyện viên được hỗ trợ tiền đi lại cho các lần thăm khám trong nghiên cứu, tuyệt đối bảo mật thông tin cá nhân.
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
GS.TS Trần Hữu Dàng – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết thông tin so với các nước khu vực, đến năm 2045, số người đái tháo đường ở Việt Nam sẽ tăng 78,5 % tương đương gần 6,3 triệu người; Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore tăng ít hơn, từ 37 đến 48%. Trong khi đó, số người bệnh tiểu đường ở Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10%.
Tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người ở độ tuổi 25-30 tuổi mắc đái tháo đường mà không biết. Đây là căn bệnh có diễn tiến âm thầm nhưng nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm.
Đái tháo đường là tình trạng tăng glucose trong máu, là bệnh mạn tính, không thể chữa lành. Việt Nam có đến 55% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng, chủ yếu là tim mạch, mắt, thần kinh và thận. Vì vậy phải kiểm soát đường trong máu thật tốt, ngăn ngừa biến chứng.
Tình hình kiểm soát đái tháo đường ở Việt Nam còn nhiều thách thức, chỉ có hơn 31% người đái tháo đường được chẩn đoán; và trong số bệnh nhân được chẩn đoán chỉ có gần 29% người được điều trị.
“Số được điều trị đã không nhiều, số được điều trị đạt yêu cầu cũng nhỏ. Đây là bức tranh không sáng sủa với đái tháo đường ở Việt Nam”, GS. TS Trần Hữu Dàng nói.
10 triệu chứng thầm lặng của bệnh tiểu đường, bạn phải lưu ý!
Dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 2 đôi khi rất tinh vi, nên mọi người khó nhận ra.
Video đang HOT
Người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, như tiền sử gia đình hoặc thừa cân, nên đi khám thường xuyên - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đây là những gì bạn cần để ý.
Bệnh tiểu đường loại 2 thường diễn ra âm thầm từ từ theo thời gian.
Chuyên gia dinh dưỡng Melissa Joy Dobbins, người phát ngôn của Hiệp hội các nhà giáo dục bệnh tiểu đường Mỹ, cho biết không phải chỉ một sớm một chiều bạn thức dậy đột ngột thấy đói bụng, khát nước và đi tiểu suốt ngày là bệnh tiểu đường đột ngột xuất hiện, mà căn bệnh này tiến triển dần dần, theo The Healthy.
Tiến sĩ Aaron Cypess, từ Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường - Tiêu hóa và Bệnh thận tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ, cho biết hầu hết mọi người đều không biết rằng họ mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu hoặc thậm chí cả giai đoạn giữa.
Bệnh càng để lâu, không kiểm soát, càng có nguy cơ mắc các biến chứng như bệnh tim mạch, bệnh thận, cắt cụt chi, mất thị lực và tổn thương thần kinh.
Lý do là vì sự gia tăng lượng đường trong máu trong giai đoạn tiền tiểu đường và tiểu đường thường không gây ra triệu chứng gì.
Vì vậy, người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, như tiền sử gia đình hoặc thừa cân, nên đi khám thường xuyên, chỉ cần một xét nghiệm máu đơn giản, tiến sĩ Cypess nói.
Một biến chứng của bệnh tiểu đường là tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê chân - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Và hãy đề phòng những triệu chứng ban đầu sau đây:
1. Đi tiểu nhiều hơn
Ở người bệnh tiểu đường, cơ thể xử lý glucose trong máu kém hiệu quả hơn, dẫn đến có nhiều đường hơn trong máu. Cơ thể sẽ loại bỏ lượng đường dư thừa này bằng cách thải nó ra ngoài qua nước tiểu.
Đi tiểu nhiều là một trong những triệu chứng ban đầu dễ bị bỏ qua của bệnh tiểu đường.
Tiến sĩ Cypess còn lo ngại, hầu hết mọi người còn không nhận ra là mình đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Đây là dấu hiệu báo động: Phải thức giấc vào ban đêm để đi tiểu, làm gián đoạn giấc ngủ, đó có thể là một triệu chứng tiểu đường cần chú ý, theo The Healthy.
2. Khát nước hơn bình thường
Đi tiểu nhiều cũng sẽ khiến cảm thấy khát nước và uống nước nhiều hơn.
3. Sụt cân
Tiến sĩ Cypess giải thích, giảm cân là do 2 nguyên nhân: mất nước khi đi tiểu, và lượng calo mất đi do không hấp thụ tất cả calo từ đường trong máu.
4. Cảm thấy đói hơn bình thường
Vấn đề với bệnh tiểu đường là insulin không còn hoạt động chính xác và hoóc môn không thể vận chuyển đường huyết vào các cơ của cơ thể để làm nhiên liệu.
Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy đói hơn bình thường, nhưng ăn vào vẫn không thấy hết đói vì năng lượng vẫn không thể truyền đến các cơ.
5. Lúc nào cũng thấy mệt
Thỉnh thoảng bị kiệt sức là chuyện bình thường. Nhưng mệt mỏi liên tục là một triệu chứng quan trọng cần chú ý, cũng do nguồn thức ăn ăn vào để cung cấp năng lượng không được các tế bào sử dụng một cách bình thường.
Nếu một người không nhận được nhiên liệu cần thiết cho cơ thể, sẽ mệt mỏi và uể oải. Sự mệt mỏi liên tục đó có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường, theo The Healthy.
6. Tính khí thất thường và hay cáu kỉnh
Khi lượng đường trong máu giảm, người bệnh sẽ cảm thấy không khỏe và có thể trở nên nóng nảy hơn. Lượng đường trong máu cao có thể có các triệu chứng giống như trầm cảm.
7. Tầm nhìn có vẻ mờ
Khi phát hiện thị lực mờ, đó không phải là bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh này gây ra do tổn thương các mạch máu ở phía sau mắt.
Tiến sĩ Cypess nói, thị lực mờ lúc mới chớm bệnh tiểu đường là dấu hiệu cho thấy thủy tinh thể bị chảy dịch vì nồng độ đường bên trong thủy tinh thể khác với phần còn lại của cơ thể.
Tình trạng này sẽ giảm khi thủy tinh thể đã quen với lượng đường trong máu mới, theo The Healthy.
Trong khoảng 6 - 8 tuần sau khi lượng đường trong máu đã ổn định, sẽ không bị nhìn mờ nữa, mắt sẽ điều chỉnh được.
8. Vết thương lành hơn
Lâu lành vết thương có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường. Tiến sĩ Cypess giải thích, hệ miễn dịch và quá trình chữa lành vết thương không hoạt động tốt khi lượng đường cao.
Ông nói, hệ miễn dịch có nhiều thành phần, và gần như tất cả chúng đều không hoạt động tốt khi đường huyết cao.
9. Bàn chân bị ngứa
Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ra các biến chứng trước khi người bệnh nhận ra mình mắc bệnh tiểu đường.
Một biến chứng là tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê chân, theo The Healthy.
Nghiên cứu cho thấy có tới một nửa số người mắc bệnh tiểu đường bị bệnh thần kinh ngoại vi, tổn thương thần kinh thường xảy ra ở bàn chân và chân và đôi khi cả bàn tay và cánh tay.
10. Dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm hơn
Lượng đường cao trong nước tiểu và vùng kín có thể trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và nấm gây ra các bệnh nhiễm trùng này.
Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Nhiễm trùng tái phát đặc biệt đáng lo ngại, theo The Healthy.
4 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Dưới đây là 4 loại đồ uống và thực phẩm được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, vì vậy bạn biết nên tiêu thụ những gì một cách điều độ, theo Eat This, Not That! Nên hạn chế đồ uống có đường - ẢNH: SHUTTERSTOCK 1. Rượu Sydney Greene, chuyên gia và thành viên hội...