Tuyển phi công quân sự: Chuyện bây giờ mới kể
Vào những năm 1980, Phạm Tuân, phi công đầu tiên hạ gục B-52, cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành phi công vũ trụ đã trở thành thần tượng của bao thanh niên.
Phi công vũ trụ Phạm Tuân
Ước mơ trở thành phi công tiêm kích cháy âm ỉ nhưng mãnh liệt trong huyết quản lũ học sinh trung học chúng tôi. Năm 1986, trường tôi có một đoàn cán bộ của Quân chủng Không quân về tuyển người bằng cách vào từng lớp, đề nghị cô giáo cho tất cả lớp đứng lên để họ… nhìn.
Chúng tôi, những chàng trai 16 tuổi vì đã mặc định câu nói “cao to như phi công” nên đứa nào cũng cố gồng mình, hít căng, ưỡn ngực, nhón chân… chỉ mong sao lọt được vào mắt xanh của những người tuyển dụng. Thế nhưng, những người tuyển chọn sau khi “lướt mắt” qua mấy chục lớp, chỉ có 5 người được mời đi khám tuyển. Và rồi có 4 người trở về với vẻ mặt thiểu não.
Qua những gì họ kể, thì một người bị loại do… thối tai (thời ấy thanh niên nông thôn bơi lội trên sông hồ nhiều, thối tai là… bình thường). Một người bị loại do có sẹo mổ ruột thừa. Còn hai chàng kia, một chàng bảo tớ bị loại do thấp bé nhẹ cân. Chàng còn lại bảo tớ bị loại do… mắt một mí. Nghe họ kể thế, tôi đã bán tín bán nghi… Sau 24 năm, giờ tôi được gặp những phi công tiêm kích của Trung đoàn không quân 935, mọi sự hoài nghi của tôi đã được dần dần sáng tỏ.
Những ứng viên bị loại “từ vòng gửi xe”
Video đang HOT
Có thật sự cứ phải cao to mới có thể trở thành phi công? Nghe tôi hỏi thế, Thượng tá Chính ủy Trung đoàn 935 Trần Trọng Tuyến bật cười: “Đối với phi công tiêm kích, to cao đôi khi lại là một… nhược điểm! Vì hầu hết các khoang lái của máy bay tiêm kích đều được thiết kế nhỏ gọn. Người &’cồng kềnh’ sẽ khó xoay sở trong chiến đấu và cả khi cần phải thoát li khỏi máy bay…”
Tác giả trên một chiếc L39 tại trường Sĩ quan không quân
Một ví dụ điển hình về việc phi công “cao to chưa hẳn đã tốt”, đó là trong những cuộc không chiến trên thế giới cuối thế kỉ 20, những phi công lái MiG-17, loại máy bay tiêm kích phổ biến thời ấy của Liên Xô, vì buồng lái rất hẹp nên khi nhảy dù, phi công bắt buộc phải thu chân lại trước khi ấn nút nhảy dù. Thế nhưng trong thực tế, có những phi công do chân… dài quá, hoặc thu chân về không kịp nên khi ghế dù phóng ra đã bị cắt cụt hai chân.
Câu cửa miệng “cao to như phi công” của dân ta hay nói, hóa ra… sai! Tôi đã gặp tất cả phi công của Trung đoàn 935, và nhận thấy rằng, họ đều là những người tầm thước, có người cao chưa tới 1m70. “Đối với phi công tiêm kích, yêu cầu số 1 không phải là to cao, mà là sự nhạy cảm”, Thượng tá Trần Trọng Tuyến khẳng định.
Vậy sự nhạy cảm được đo lường bằng cách nào? Tìm hiểu thì biết rằng, ở vòng khám sơ tuyển được tiến hành tại các cơ sở y tế ban chỉ huy quân sự huyện, thị xã, thành phố. Ứng viên phải trải qua các vòng khám sơ bộ về chiều cao, cân nặng, cột sống, chân tay… Những người có gan bàn chân dày (biểu hiện của người phản ứng chậm chạp) thuận tay trái (vì buồng lái máy bay đều bố trí những nút bấm quan trọng dành cho người thuận tay phải) những người chân vòng kiềng hoặc ngắn dưới 75cm (khó sử dụng những bộ phận dùng chân trên máy bay) những người có chiều cao khi ngồi lớn hơn 93cm (vì sẽ chạm mui ca bin) những người có giọng nói không rõ ràng, mạch lạc (vì sẽ khó khăn trong liên lạc vô tuyến)… sẽ phải ngậm ngùi dừng bước.
Tiếp đến vòng khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm – Mặt. Những người viêm xoang, viêm họng hạt, viêm tai, sâu răng, lệch hàm, vẹo mặt… đương nhiên không thể đi tiếp.
Ở nội dung khám tiếp theo, ứng viên phi công được làm điện tim, đo huyết áp, kiểm tra tâm lí… Bài kiểm tra trí nhớ với một bảng chữ được đưa ra trong vài chục giây rồi cất đi, ứng viên phải nói lại trong bảng có bao nhiêu chữ, là những chữ gì… Nội dung này đánh rụng kha khá ứng viên.
Bài tập thể lực.
Ở vòng một, khó nhằn nhất là nội dung kiểm tra chức năng tiền đình. Ứng viên được ngồi mâm xoay tròn với tốc độ 40 vòng/phút. Sau mấy phút chịu “lắc lư như lên đồng” trên mâm, ứng viên bước xuống và được yêu cầu đi trên một đường thẳng. Đa phần ứng viên bước xuống từ mâm xoay phải đi… “xoắn quẩy”, đồng nghĩa với việc ra về. Chỉ những người đi hơi “liêu xiêu” một chút là có thể tiếp tục được chọn khám vòng 2 tại Viện Y học Hàng không.
Mắt một mí không thể làm phi công?
Tôi đã dành câu hỏi này cho phi công Đào Quốc Kháng, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 935. Anh Kháng cười cười giải thích: Đối với phi công, thị giác là tối quan trọng. Ở vòng khám mắt, sau khi vượt được vòng đo thị lực với kết quả 10/10, thậm chí là 12/10, ứng viên phải trải qua những bài test để kiểm tra độ thích ứng sáng – tối bằng cách nhìn vào một bóng đèn sáng cho đồng tử co lại, rồi đèn đột ngột tắt phụt, một bảng chữ được đưa ra để xem ứng viên mất bao nhiêu thời gian mới có thể đọc được.
Người bình thường đi từng sân nắng vào nhà đã thấy tối mắt phải mất mấy phút mới có thể nhìn mọi vật. Nhưng đối với ứng viên phi công, dưới 60 giây mà chưa đọc được bảng chữ trước mặt thì đương nhiên là… đừng mơ lái máy bay!
Ở bài kiểm tra độ nhạy màu sắc, ứng viên phi công phải nhìn vào một bảng chữ cái nhỉ li ti có nhiều màu khác nhau… Nhiều ứng viên thị lực rất tốt nhưng lại bị… “mù màu”, không phân biệt được chữ nào xanh chữ nào đỏ. “Có nhiều người mắt một mí bị đánh trượt, nhưng sự thực là trượt do “mù màu” hoặc thích ứng ánh sáng kém thôi.
Nếu cứ mắt một mí là không thể lái máy bay tiêm kích thì hóa ra Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản…, những nước ấy công dân họ toàn mắt một mí, thì họ không có phi công ư?”, anh Kháng hóm hỉnh nói.
Ở vòng khám tuyển 2, ứng viên phải trải qua tất cả những bài đã kiểm tra ở vòng 1 với yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Ví như ở vòng 1, ứng viên chỉ phải ngồi mâm xoay tay để kiểm tra chức năng tiền đình, thì ở vòng hai họ phải ngồi… mâm điện. Mâm điện quay nhanh hơn với tốc độ chóng mặt 60 vòng/phút. Đầu óc quay cuồng. Ruột gan cuống thốn… Thế nên sau mấy phút, nhiều người vừa bước khỏi ghế điện đã… “đổ cái rầm”.
Khắc nghiệt nhất ở vòng này là nội dung kiểm tra sức chịu đựng trong môi trường giảm áp. Ứng viên được đưa vào một khoang máy kín mít có hệ thống hút chân không. Áp suất được điều chỉnh giảm xuống, oxy được rút bớt ra để môi trường trong khoang máy tương đương với máy bay đang độ cao 5.000 mét.
Trong 30 phút ở môi trường áp thấp, thiếu ôxy, ứng viên sẽ phải kiểm tra chức năng khí áp tai, khí áp xoang, độ nhạy của thính giác, thị giác, công năng hô hấp của phổi… Nhiều ứng viên “mắt tinh, tai thính, thở đều” trong điều kiện bình thường, nhưng chỉ mấy phút vào buồng giảm áp là đã “mắt mờ, tai ù, mũi nghẹt”. Nhiều người hốt hoảng, mặt tái mét. Có người không chịu nổi đã ngất xỉu. Đây là cửa ải kiểm tra sức khỏe cuối cùng, cũng là cửa ải đã cho… “hạ cánh” bao nhiêu “giấc mơ bay”.
Theo ANTD
Lũ sông Bàn Thạch bao vây 700 hộ dân
Mưa lớn liên tục trong nhiều ngày qua khiến mực nước sông Bàn Thạch dâng cao, chia cắt các tuyến giao thông và cô lập khu dân cư tại 3 thôn Phú Khê, Thạch Tuân 2 và Phú Khê 2, xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa.
Hơn 700 hộ dân vùng ngập lũ này (nhiều nhà ngập nước gần nửa mét) phải đối mặt với nhiều khó khăn về lương thực, nước uống, học sinh đến trường...
Ông Nguyễn Hữu Khá - Phó ban Chỉ huy quân sự xã Hòa Xuân Đông - cho biết, hằng ngày bà con vẫn có thói quen sử dụng thuyền nan chèo tay đưa đón con đi học trong vùng lũ. Tuy nhiên, do khu vực này nằm gần sông, khi nước dâng thường chảy xiết rất nguy hiểm, dễ lật thuyền.
Đội ứng cứu của xã đã trang bị một thuyền máy nhỏ, nhưng do địa bàn 3 thôn rất rộng, lại chia cắt nên khó có thể kiểm soát khắp các vùng. Theo bà Nguyễn Thị Tàu - Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ xã Hòa Xuân Đông - hiện Hội Chữ thập Đỏ Na Uy đã tài trợ thêm một thuyền máy để đưa đón học sinh đi học trong những ngày lũ.
Theo laodong
Dân quân Hà thành tập bắn máy bay và tên lửa tầm thấp Cuộc diễn tập chiến đấu, trị an của phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội) bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 phút, nhưng mới 7 giờ các đơn vị, thành phần tham gia diễn tập đã có mặt đầy đủ, đúng vị trí quy định. Ngay sau khi đạo diễn nêu tình huống, các vai tập đã nhanh chóng nhập cuộc....