Tuyến đường sắt hơi nước tự chế trong 1 thập kỷ của kỹ sư già người Nga
Với sự ủng hộ, giúp sức của hàng xóm và những người có cùng đam mê, một kỹ sư người Nga đã tự xây dựng thành công tuyến đường sắt hơi nước phong cách thế kỷ XX ngay trong sân nhà mình.
Kỹ sư người Pavel Chilin (bên trái), 62 tuổi, đã mất 10 năm để xây dựng một tuyến đường sắt hơi nước khổ hẹp, dài 350m, tại làng Ulyanovka, ngoại ô St.Petersburg, phía Bắc nước Nga.
Đoàn tàu hơi nước thu nhỏ chạy theo tuyến đường sắt chạy vòng trong sân nhà của Pavel Chilin ở làng Ulyanovka.
Ông đã hoàn thành công trình kỳ điệu này với sự giúp đỡ của một vài người có cùng đam mê về đường sắt. Một số người hàng xóm cũng quyên góp cho ông kim loại và các vật liệu cần thiết khác.
Thiết kế tàu hơi nước của Chilin dựa trên một mẫu cổ điển từ đầu thế kỷ XX. Kết cấu tuyến đường ray có nhiều nhánh nhỏ, vòng lặp và thậm chí là 3 cây cầu.
Với Pavel Chilin, công trình thập kỷ này đã hiện thực hóa giấc mơ thời thơ ấu của ông, được sở hữu đường sắt và xe lửa của riêng mình.
Tuyến đường sắt của người kỹ sư 62 tuổi nhanh chóng thu hút cả người lớn và trẻ em, những người háo hức muốn trải nghiệm được chuyến đi chầm chậm trên con tàu này.
Video đang HOT
Thành quả của nhiệt huyết và đam mê của Pavel Chilin thậm chí đã truyền cảm hứng cho nhiều đứa trẻ. Alexei Lebedintsev, một du khách 9 tuổi, chia sẻ ước mơ trở thành kỹ sư sau khi được trải nghiệm con tàu.
Pavel Chilin tận tình giải thích cho những đứa trẻ về cách thức vận hành đầu máy hơi nước của ông. ‘Hãy tạm ngừng máy tính và điện thoại thông minh, ta có thể tập trung vào những điều quan trọng hơn’, Chilin nói với AP.
K hung cảnh làng quê nước Nga như càng nên thơ bởi con tàu hơi nước cổ điển.
Sách ảnh ghi lại những khoảnh khắc tại 'nơi tự do cuối cùng ở nước Mỹ'
Cuốn sách ảnh 'Into the Fire' của Matt Stuart mang đến cho độc giả cơ hội khám phá một địa điểm được người dân gọi là 'nơi tự do cuối cùng tại nước Mỹ'.
Ảnh: Matt Stuart.
Slab City lấy tên theo những tấm bê tông còn sót lại khi doanh trại của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Trại Dunlap đóng cửa năm 1956. Đây là nơi cư ngụ của những cựu quân nhân, người lập dị hay cả những đối tượng ngiện ngập.
Ảnh: Matt Stuart.
Khám phá nơi này từ tháng 2 - tháng 6/2018, Matt Stuart đã truyền tải tất cả những gì ông cảm nhận được tới độc giả trong cuốn Into the Fire, được nhà sách Setanta Books xuất bản.
Trẻ em bán nước chanh tự chế cho du khách ở lối vào. Ảnh: Matt Stuart.
Đây cũng là một nơi đầy sắc thái hoang dại với hình ảnh của một người có sở thích về cướp biển. Ảnh: Matt Stuart.
Ảnh: Matt Stuart.
Người dân trang trí nơi đây bằng dây thép gai, lò xo và đầu búp bê để tránh những kẻ xâm phạm. Dù không phải tuân theo một quy định nào nhưng cư dân phải sống trong điều kiện rất khắc nghiệt, không điện, không nước máy giữa khung cảnh hoang sơ chỉ có cây, cỏ và sức nóng thiêu đốt.
Cư dân sải bước tại Slab City sau khi đi bơi về. Ảnh: Matt Stuart.
Một cô gái nhảy xuống suối nước nóng ở lối vào Slab City, nơi nhiệt độ dòng nước có thể lên tới 50C. Cư dân Slab City thường tắm ở đây. Ảnh: Matt Stuart.
Một người phụ nữ đang trải nghiệm một khẩu súng được khởi động. Ảnh: Matt Stuart.
Một cậu bé ngâm mình trong dòng kênh bên ngoài Slab City. Ảnh: Matt Stuart.
Công viên trượt băng của cư dân Slab City. Ảnh: Matt Stuart.
Một cậu bé mặc đẹp để tham dự đám cưới. Ảnh: Matt Stuart.
Một chiếc xe được trang trí với rất nhiều cô búp bê tắm nắng. Ảnh: Matt Stuart.
Ảnh: Matt Stuart.
Bên trong phòng ngủ của cư dân trên một chiếc xe. Vào hè, khi thời tiết khắc nghiệt nhất, có khoảng 150 cư dân bám trụ tại đây trong các phòng ở di động trang bị các tấm năng lượng mặt trời tự chế. Vào mùa đông, nơi đây có thể đông đúc hơn, với số người lên tới 500 người.
Đàn cò tụ về cuối đất phương Nam Du khách tìm đến Vườn cò Thanh Kiều rộng 22 ha ở xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang để được xem những cánh cò bay rợp trời. Hình ảnh đàn cò, được nhìn từ Quốc lộ 80. Mỗi dịp cuối tuần, du khách từ TPHCM và các tỉnh phía Nam rủ nhau kéo về Vườn cò Thanh Kiều để được...