Tuyến đường sắt giúp Iran thoát khỏi sự cô lập trong thương mại toàn cầu
Sự xuất hiện của một hành lang vận tải như tuyến đường sắt Rasht-Caspian được cho là sẽ củng cố hệ thống an ninh khu vực.
Tàu hoả chạy trên tuyến đường sắt Rasht-Caspian mới khánh thành. Ảnh: APA
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Sputnik, ông Stanislav Tarasov, nhà khoa học chính trị và chuyên gia về Trung Đông cho biết tuyến đường sắt Rasht-Caspian, mới được khánh thành ở Iran, là một dự án quan trọng đối với nươcs này, đặc biệt là về ý nghĩa kinh tế của nó.
Hiện tại, dự án Rasht-Caspian là tuyến đường chính của Hành lang vận tải Bắc-Nam quốc tế nối Vịnh Ba Tư với Biển Caspian.
Theo ông Tarasov, dự án này là tuyến đường sắt hiệu quả nhất có kết nối trực tiếp với Nga, có thể làm tăng đáng kể kim ngạch thương mại giữa Tehran và Moskva.
Vị chuyên gia đánh giá các nước có thể coi dự án Rasht-Caspian như một tuyến đường vận chuyển quốc tế và có thể được một số quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ quan tâm.
“Sự xuất hiện của một hành lang vận tải như vậy sẽ củng cố hệ thống an ninh khu vực. Về khía cạnh địa chính trị, Iran đang hoàn toàn thoát khỏi sự cô lập thương mại quốc tế”, ông Tarasov kết luận.
Tuyến đường sắt dài 37 km nối thành phố Rascht của Iran với Biển Caspian và Vịnh Ba Tư được khánh thành ở miền Bắc Iran vào ngày 20/6.
Bộ trưởng Giao thông Iran Mehrdad Bazrpash ca ngợi việc mở tuyến đường sắt Rasht-Caspian như một bước phát triển mang tính lịch sử. Tuyến đường sẽ thúc đẩy đáng kể năng lực vận chuyển hàng hóa của đất nước.
Nằm ở tỉnh Gilan của Iran gần bờ biển phía Nam của Biển Caspian, tuyến đường sắt này là một phần của Hành lang Vận tải Bắc-Nam Quốc tế (NSTC), mạng lưới giao thông dài 7.200 km kết nối các tuyến đường thủy, đường sắt và đường bộ để vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và châu Âu.
Vào tháng 5/2023, Nga và Iran đã ký văn bản hoàn thành đoạn cuối của tuyến đường sắt với tuyến phía Tây của NSTC kéo dài từ Rasht đến Astara trị giá 1,7 tỷ USD.
Lufthansa ngừng bay đến Tehran, Trung Đông cảnh giác trước khả năng Iran tấn công
Hãng hàng không Lufthansa của Đức cho biết họ đã đình chỉ các chuyến bay đến Tehran vì tình hình ở Trung Đông, làm gia tăng lo lắng về khả năng Iran tấn công trả đũa Israel.
Lufthansa hôm 10.4 cho biết họ đã đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ thủ đô Tehran của Iran từ ngày 6.4 và có thể kéo dài đến ngày 11.4. "Chúng tôi liên tục theo dõi tình hình ở Trung Đông và liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng. An toàn của hành khách và thành viên phi hành đoàn là ưu tiên hàng đầu của Lufthansa", Reuters trích dẫn tuyên bố của hãng bay.
Máy bay của Lufthansa. Ảnh REUTERS
Một hãng thông tấn của Iran đã nhanh chóng làm tăng thêm căng thẳng khi đăng bài viết bằng tiếng Ả Rập trên mạng xã hội X, nói rằng toàn bộ không phận Tehran đã bị phong tỏa để tập trận quân sự. Hãng tin sau đó đã gỡ bài đăng và phủ nhận việc đưa ra những tin tức như vậy.
Các nước tại khu vực và Mỹ đã ở trong tình trạng cảnh giác cao độ và chuẩn bị cho một cuộc tấn công mà Iran có thể tiến hành kể từ ngày 1.4, khi Israel bị cáo buộc ném bom một tòa nhà thuộc Đại sứ quán Iran ở thủ đô Damascus của Syria. 7 thành viên của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thiệt mạng trong sự kiện, bao gồm 2 tướng.
Iran cảnh báo mọi đại sứ quán Israel đều không an toàn
Giới chức ở Tehran, bao gồm Lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, đã cảnh báo họ sẽ có hành động đáp trả thích đáng, nói rằng Israel "phải bị trừng phạt" vì vụ tấn công. Tehran cũng đã đe dọa phong tỏa eo biển chiến lược Hormuz, cầu nối giữa vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương, huyết mạch cho hoạt động vận chuyển dầu toàn cầu.
Israel không thừa nhận họ đứng sau vụ tấn công ở Damascus, nhưng Lầu Năm Góc nói Israel có liên quan.
Trong tuyên bố dường như là phản ứng trước những lời lẽ của ông Khamenei, Ngoại trưởng Israel Katz của Israel hôm 10.4 cho biết nước này sẽ đáp trả nếu Iran tấn công Israel từ chính lãnh thổ của họ.
Bloomberg tối 10.4 dẫn các nguồn tin an ninh của Mỹ và Israel cho hay Washington và các đồng minh tin rằng Iran hoặc các lực lượng ủy nhiệm của nước này sắp sửa tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc máy bay không người lái quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu quân đội và chính phủ ở Israel.
IRGC từng bắn hạ một máy bay chở khách của hãng hàng không Quốc tế Ukraine (UIA) vào ngày 8.1.2020 ngay sau khi máy bay cất cánh từ sân bay Tehran. Vào thời điểm đó, căng thẳng giữa Tehran và Washington đã tăng cao sau vụ Mỹ ám sát tướng Qasem Soleimani, tư lệnh lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc IRGC, tại sân bay Baghdad ở Iraq.
Sau đó, Tehran nói rằng vụ bắn rơi máy bay Ukraine là một "sai lầm tai hại" của các lực lượng đang trong tình trạng cảnh giác cao độ.
Điểm xung đột: Ông Biden vạch 'sai lầm' của Israel; Nga phá hệ thống điện Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 10.4 đã nhấn mạnh sự ủng hộ đối với Israel trước những mối đe dọa từ Iran, bất chấp rạn nứt giữa nhà lãnh đạo và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vì chiến sự ở Gaza.
"Như tôi đã nói với Thủ tướng Netanyahu, cam kết của chúng tôi đối với an ninh của Israel trước những mối đe dọa như vậy từ Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này vẫn vững như bàn thạch", AFP dẫn lời ông Biden.
"Hãy để tôi nói lại lần nữa - vững như bàn thạch. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ an ninh của Israel", nhà lãnh đạo cho biết.
Căng thẳng Trung Đông lan đến eo biển Hormuz Iran dọa phong tỏa eo biển Hormuz và trả đũa các động thái của Israel trong khu vực, trong khi Israel đưa ra tuyên bố cứng rắn. Eo biển chiến lược Tư lệnh hải quân Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Alireza Tangsiri mới đây tuyên bố Iran có thể phong tỏa eo biển Hormuz nếu cần, đồng thời...