Tuyên dương 145 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu
Tối 29/12, tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2020.
Tham dự Lễ Tuyên dương có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; các thầy cô giáo và 145 em học sinh, sinh viên, dân tộc thiểu số được tuyên dương.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ tuyên dương.
Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học, hăng say lao động sản xuất phát triển kinh tế, xã hội của dân tộc Việt Nam nói chung và của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng.
Đồng thời, đây cũng là dịp để biểu dương, khích lệ tinh thần nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn để đạt được thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xã hội của học sinh, sinh viên và thanh niên người dân tộc tiểu số.
Năm 2020, tiêu chí lựa chọn học sinh, sinh viên thanh niên dân tộc thiểu số được tuyên dương tiếp tục cao hơn các năm. Lễ Tuyên dương năm nay đã có đã có 145 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số đại diện 50 dân tộc ở 47 địa phương được tuyên dương. Đặc biệt trong 16 dân tộc thiểu số ít người có 18 học sinh, sinh viên, thanh niên thuộc 15 dân tộc ít người được tuyên dương. Trong đó 5 dân tộc rất ít người là Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La đều có học sinh, sinh viên, thanh niên được tuyên dương.
Video đang HOT
Bên cạnh các đối tượng tuyên dương là học sinh, sinh viên, năm 2020 là năm thứ hai Ban Tổ chức mở rộng đối tượng được tuyên dương là thanh niên người dân tộc thiểu số đáp ứng được các tiêu chí chung và đạt được những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình trao tặng học bổng cho các em học sinh, sinh viên xuất sắc.
Phát biểu tại buổi lễ tuyên dương, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình khẳng định, hoạt động thường niên này đã tạo ra sức lan tỏa sâu rộng, động viên khích lệ thế hệ trẻ cả nước, đặc biệt là thế hệ trẻ dân tộc thiểu số nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện, sáng tạo, lao động sản xuất, tạo dựng hành trang cần thiết trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự chăm lo của gia đình, cộng đồng, xã hội, tâm huyết, trách nhiệm của các thầy, cô giáo và sự nỗ lực của chính bản thân các em, giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu quan trọng. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 với nhiều mục tiêu phù hợp với vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã thu được kết quả tốt đẹp sau 10 năm thực hiện.
“Các học sinh, sinh viên, thanh niên được tuyên dương là đại diện cho hàng triệu học sinh, sinh viên đã hội tụ tại đây, các em thực sự là niềm tự hào của gia đình, dòng họ, bản làng, địa phương. Thành tích học tập nghiên cứu khoa học góp phần làm bừng sáng bản làng, tạo khí thế mới trong các chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự, đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Từ ý nghĩa đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng nhắn nhủ các em học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương trong các kỳ trước và hôm nay là những tấm gương điển hình, tạo động lực, niềm tin, khát vọng vươn lên cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số trong cả nước. Các em hãy tự tin, đoàn kết, tiếp tục phấn đấu, không ngừng vươn lên, phát huy năng lực sáng tạo, chuẩn bị tốt tâm thế, lập thân, lập nghiệp, trở thành những công dân có ích, cống hiến ngày càng nhiều cho quê hương đất nước.
Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh trao tặng bằng khen cho các em học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập.
Các học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc, nổi bật được tuyên dương tại buổi lễ.
Những "mốc son" đáng nhớ
Kể từ năm 1945 đến nay, nước ta đã nhiều lần tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) mỗi kỳ đại hội đều thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng các DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam năm 1946. Ảnh: Tư liệu
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta chưa được hưởng những thành quả của độc lập, tự do thì thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lúc này, Trung ương Đảng và Chính phủ đứng trước muôn vàn nhiệm vụ phải giải quyết, nhưng với tầm nhìn và trí tuệ uyên bác của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề đoàn kết dân tộc lên hàng đầu để lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, ác liệt.
Ngày 3-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo triệu tập Hội nghị đại biểu các DTTS toàn quốc. Diễn văn khai mạc của đại hội đã khẳng định: "Nhờ sức đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các DTTS được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói nữa. Trước kia để giành độc lập, các dân tộc phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng phải đoàn kết hơn nữa" (Báo Cứu quốc, số 108, 1945). Với những chính sách dân tộc được khẳng định, đại hội đã cổ vũ và phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cộng đồng các DTTS trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nền độc lập và chính quyền còn non trẻ.
Ngày 19-4-1946, Đại hội các DTTS miền Nam đã được tiến hành tại tỉnh Pleiku, trong bối cảnh Nam Trung bộ nói chung, Tây Nguyên nói riêng là địa bàn có nhiều thành phần dân tộc cư trú. Thực dân Pháp và bọn tay sai dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới đại hội, trong thư Bác viết: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia, chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai là có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta. Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có "Nha DTTS" để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ của chúng ta, vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non, để ủng hộ Chính phủ ta" (Hồ Chí Minh toàn tập, 1958).
Ngay sau đại hội, các đại biểu đã tỏa về các buôn, làng vận động quần chúng, bày tỏ niềm tin tuyệt đối của đồng bào vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ, quyết tâm thực hiện đoàn kết các dân tộc, sát cánh cùng nhau chiến đấu chống thực dân Pháp.
Có thể thấy, việc tổ chức thành công đại hội đã góp phần tăng cường tình đoàn kết các DTTS ở Tây Nguyên; ghi dấu ấn quan trọng về tinh thần đoàn kết kháng chiến giữa các DTTS và các DTTS với đồng bào và cán bộ người Kinh trong sự nghiệp cứu nước. Đại hội thể hiện mối quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các DTTS miền Nam và Tây Nguyên. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Tây Nguyên đã trở thành một trong những căn cứ địa của cách mạng miền Nam. Hàng vạn đồng bào các dân tộc đã sát cánh cùng Đảng và Nhà nước chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc.
Trong giai đoạn đất nước hòa bình, sự quan tâm đặc biệt đối với đồng bào DTTS tiếp tục được Đảng và Nhà nước thể hiện bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, trong đó có việc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, năm 2010. Đại hội vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam và 1.683/1.702 đại biểu được chọn cử từ Đại hội đại biểu các DTTS các cấp, đại diện cho hơn 12 triệu đồng bào các DTTS về dự đại hội. Báo cáo chính trị với chủ đề "Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển" đã tổng kết, đánh giá công tác dân tộc trong suốt chặng đường dài của cách mạng Việt Nam, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.
Việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất cho sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc, từ đó làm cho đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng, gắn bó, đoàn kết chặt chẽ hơn dưới ngọn cờ của Đảng... Các cấp, các ngành và các địa phương cũng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện chính sách dân tộc. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách dân tộc, góp phần đưa vùng DTTS và miền núi phát triển mạnh mẽ, bền vững trong thời kỳ mới.
Có thể thấy, thành công của các lần tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam là những "mốc son" đáng nhớ trong chặng đường phát triển các dân tộc Việt Nam. Những thông điệp được gửi gắm qua các kỳ đại hội thể hiện đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; khẳng định, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp to lớn của các DTTS với thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau 10 năm, Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định, ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế; đồng thời đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2009-2019; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện chính sách dân tộc định hướng đến năm 2030.
Bộ trưởng Tô Lâm: Có hàng trăm người xuất nhập cảnh trái phép mỗi ngày Đó là thực trạng được Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ ra tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Trung bình mỗi ngày có hàng trăm người xuất nhập cảnh trái phép ở Việt Nam. Đây là thông tin được Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết tại hội nghị trực tuyến Chính...