Tuyên bố chung kêu gọi sự đoàn kết toàn cầu vì công bằng vaccine ngừa COVID-19
Khoảng 75 quốc gia trên thế giới ngày 1/10 đã kêu gọi sự đoàn kết toàn cầu vì công bằng vaccine tại Phiên thảo luận chung của Ủy ban thứ 3 thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ).
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kampala, Uganda. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố chung của các nước nêu rõ đại dịch COVID-19 là không có biên giới, do đó giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng này nằm ở sự đoàn kết, thống nhất toàn cầu và hợp tác đa phương. Các đại biểu tham gia phiên thảo luận nhất trí kêu gọi tất cả các quốc gia và các bên liên quan tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế để ngăn chặn, giảm thiểu những ảnh hưởng của đại dịch và khắc phục hậu quả của đại dịch, đảm bảo bảo vệ những người bị tổn thương nghiêm trọng nhất, trong đó bao gồm phụ nữ, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn tuổi và người khuyết tật, đồng thời tìm ra giải pháp chống lại các thông tin sai lệch, kỳ thị, phân biệt chủng tộc và bài ngoại.
Tuyên bố chung nhận định rằng cần thiết phải coi vaccine ngừa COVID-19 như một sản phẩm cộng đồng tốt cho sức khỏe của người dân toàn cầu, đồng thời đánh giá cao những đóng góp của các quốc gia và những nền tảng có liên quan công tác phát triển và điều phối chế phẩm này, như cơ chế Tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT) và trụ cột điều phối vaccine của cơ chế này – sáng kiến COVAX – trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận vaccine và khả năng chi trả thông qua các kênh song phương và đa phương.
Tuy nhiên, thế giới vẫn chưa đạt được công bằng trong tiếp cận vaccine, đồng thời tiến độ triển khai vaccine cũng không đồng đều. Tuyên bố trên nêu rõ nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, vẫn thiếu khả năng tiếp cận đầy đủ với các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện có và với mức giá phải chăng.
Tuyên bố chung kêu gọi tất cả các quốc gia và các bên liên quan tăng cường các nỗ lực phối hợp và đồng bộ để phân phối vaccine một cách công bằng và hợp lý ở các nước đang phát triển. Văn kiện này cũng kêu gọi các nước sản xuất vaccine có năng lực biến các cam kết của họ thành hành động và đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ vaccine cho các nước tiếp nhận.
Tuyên bố chung khuyến khích các nước hỗ trợ cơ chế Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A) và COVAX, đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ việc mua sắm vaccine và tăng cường năng lực sản xuất ở các nước đang phát triển, để hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “về việc ưu tiên tiêm vaccine cho những người có nguy cơ cao nhất trên thế giới, nhưng chưa được tiêm liều đầu tiên”.
Nhìn lại hành trình khó khăn của Singapore khi 'mở cửa sống chung với COVID-19'
Giai đoạn đầu COVID-19 bùng phát hồi cuối tháng 1/2020, Singapore được thế giới đánh giá cao khi kiểm soát tốt lây lan mà không cần áp dụng tới biện pháp đóng cửa.
Video đang HOT
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhưng khi COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, Singapore nhanh chóng áp dụng các biện pháp mạnh tay. Ngày 23/3/2020, Singapore lệnh đóng cửa biên giới đối với mọi cá nhân là khách du lịch, hoặc đối tượng có visa ngắn hạn. Quyết định đó đã gây ra thảm họa kinh tế đối với "Đảo quốc sư tử", bởi sự thịnh vượng và phát triển của Singapore - một trung tâm thương mại, kinh doanh quan trọng nhất tại khu vực, dựa phần lớn vào độ mở của nền kinh tế.
Đơn cử, theo số liệu của Oxford Economics, hoạt động trung chuyển hàng không trực tiếp và gián tiếp tạo ra 375.000 việc làm, tương đương với 10% lực lượng lao động tại Singapore. Lĩnh vực này tạo ra nguồn thu 36 tỉ USD, tức khoảng 12% GDP của Singapore.
Khi đóng cửa biên giới, sân bay nhộn nhịp và hiệu quả bậc nhất thế giới Changi chỉ còn hoạt động ở ngưỡng 3% công suất so với trước đại dịch. Hệ quả cũng đã rõ: Singapore rơi vào suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong lịch sử. Chính phủ đã phải tung ra gói hỗ trợ, kích thích kinh tế trị giá 100 tỉ USD (20% GDP) để vực dậy nền kinh tế.
Singapore đang thay đổi chiến lược. "Đảo quốc sư tử" gần như là quốc gia đầu tiên trên thế giới chuyển mô hình chống dịch từ "không COVID-19" sang "sống chung với COVID-19" trên cơ sở coi đây là bệnh đặc hữu. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Singapore vội vã trong việc đưa nhịp sống trở lại bình thường. Chính quyền của Thủ tướng Lý Hiển Long chọn cách tiếp cận chậm và chắc.
Đầu tiên là đặt ra yêu cầu cao về tiêm chủng. Mở cửa ở Singapore sẽ chỉ được triển khai khi có trên 80% dân số được tiêm đủ hai liều vaccine. Kế đến, khi đã đạt tới ngưỡng này vào đầu tháng 9, Singapore tiếp tục thực hiện mở cửa từng bước một, không ồ ạt như cách làm của Anh và một số nước - dỡ bỏ gần như đồng thời các biện pháp phong tỏa, giãn cách.
Cách tiếp cận thận trọng này dường như cũng phản tác dụng, bởi nó kìm hãm đà phục hồi kinh tế, gây ra tâm lý phản kháng trong dân chúng. Tuy nhiên chiến lược này sẽ có ích trong dài hạn và có thể sẽ là bài học quý cho nhiều nước ở châu Á đang muốn thoát khỏi tình trạng đóng cửa, từ bỏ chính sách "không COVID-19" để chuyển sang thích ứng với sống chung an toàn với COVID-19.
COVID-19 tại Singapore là một câu chuyện về hai đại dịch. Đầu tiên, đó là lây lan COVID-19 xảy ra ở nhóm đối tượng người lao động nhập cư - những người sống trong các khu ký túc xá chật chội, không đảm bảo vệ sinh. Một khi dịch xuất hiện tại đây, sẽ rất khó để ngăn chặn, kiểm soát. Năm ngoái, có khoảng 55.000 lao động nhập cư dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy con số này là trên 150.000 người. Số ca mắc cao, nhưng Singapore rất may mắn, bởi người nhiễm là trẻ tuổi, sức khỏe tốt, nên số ca bệnh nặng ở mức thấp.
Kế đến là câu chuyện liên quan đến người dân nói chung - một đại dịch nhẹ nhàng hơn. Chính quyền áp dụng một loạt biện pháp hà khắc, khoanh vùng, khóa chặt lao động nhập cư tại các khuôn viên ký túc xá, không để lây nhiễm lan ra bên ngoài. Trong gần một năm, số ca nhiễm theo ngày ở Singapore đứng ở mức một con số. Tính đến nay, số ca tử vong tại Singapore cũng chỉ là 78 người.
Với mong muốn khẳng định vị thế trung tâm về kinh doanh, dịch vụ hàng không của thế giới, Chính phủ Singapore dồn nỗ lực quảng bá cho thành công chống dịch. Để ngợi ca "Đảo quốc sư tử" là "thiên đường an toàn", Singapore cho xây dựng khách sạn kinh doanh mới ở sân bay Changi Airport. Khách sạn có tên gọi "Connect@Changi" được thiết kế như là một bong bóng sinh học an toàn, chuyên phục vụ các cuộc gặp gỡ, thảo luận quốc tế trực tiếp.
Singapore cũng cho lập làn xanh về di chuyển hàng không đối với nhân viên ngoại giao, giới lãnh đạo doanh nghiệp. Chính phủ của Thủ tướng Lý Hiển Long thậm chí còn đứng ra đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), một sự kiện thường diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Davos có tiếng tại Thụy Sĩ. Singapore dường như đã sẵn sàng chào đón thế giới.
Hành khách của chuyến bay chở khách đầu tiên từ Đức theo chương trình không phải cách ly hạ cánh tại sân bay Changi của Singapore ngày 8/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Biến thể Delta và hành trình gập ghềnh để mở cửa kinh tế
Đến tháng 5/2021, biến thể Delta làm thay đổi tất cả, giết chết nỗ lực mở cửa của Singapore. WEF bị hủy, Đối thoại Shangri-La - sự kiện thường niên quy tụ giới chức quân sự cấp cao của thế giới, cũng chịu chung số phận. "Diễn biến đại dịch cho chúng ta thấy các biện pháp từng thành công trước biến thể cũ đã không thể phát huy hiệu quả trước biến thể có tốc độ lây lan nhanh hơn. Chúng ta sẽ phải thận trọng hơn, phải đạt độ che phủ vaccine cao hơn trước khi mở cửa trở lại", Giáo sư Hsu Li Yang thuộc Đại học y tế Cộng đồng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, bày tỏ.
Đến ngày 8/9, khách du lịch nước ngoài nhập cảnh vào Singapore không phải cách ly, nhưng quy định này cũng chỉ áp dụng với hai nước có tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 thấp là Brunei và Đức. Cho đến nay, đeo khẩu trang, cài ứng dụng truy vết, hạn chế số lượng người trong môi trường nhà hàng vẫn là những quy định mang tính bắt buộc tại Singapore.
Singapore hiện đạt tới ngưỡng tiêm chủng cần thiết cho mở cửa. Từ đầu tháng bảy, nguồn cung vaccine dồi dào giúp Singapore đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đưa tỉ lệ người tiêm đủ liều từ mức 40% lên 82% dân số. Nhiều sự kiện, diễn đàn quan trọng từng bị hủy đã được lên lịch trở lại trong năm nay. Vaccine không phải là "viên đạn thần" giúp giải thoát dịch bệnh, nhưng là chìa khóa để mở cửa trở lại.
Vaccine là then chốt, nhưng "chất phụ gia" đi kèm là sự cẩn trọng cùng ý thức phòng dịch của người dân. Singapore lần thứ hai đã phải trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại vì diễn biến không thuận của dịch bệnh. Sáu tuần sau khi nới lỏng biện pháp giãn cách, số ca mắc mới theo ngày ở Singapore tăng mạnh. Singapore ngày 26/9 ghi nhận gần 2.000 ca nhiễm mới COVID-19, con số cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.
Một tuần qua, Singapore đều nghi nhận trên 1.000 ca nhiễm/ngày. Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung cho biết chính phủ bị bất ngờ khi số ca nhiễm tăng mạnh (dù đa phần đều ở thể nhẹ) kể từ khi nhiều lệnh hạn chế được dỡ bỏ, trong điều kiện chiến dịch tiêm chủng đạt bước tiến lớn. Ngay lập tức giới chức Singapore đã cho khởi động chương trình điều trị, hồi phục tại nhà, không để người dân tự ý đổ đến bệnh viện, chỉ chấp nhận điều trị tại viện những ca bệnh nặng.
Nhiều biện pháp phòng dịch được áp dụng trở lại. Kể từ ngày 27/9, số người được phép tụ tập trong nhà từ 5 người xuống 2 người, mỗi gia đình được tiếp đón 2 khách/ngày. Làm việc tại nhà là bắt buộc với các vị trí có thể làm việc từ xa, các trường tiểu học chuyển sang học trực tuyến trong 2 tuần. Các hoạt động tập trung vẫn được phép duy trì như trước đối với những người "có thẻ xanh" - tức đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát, đã xuất hiện rạn nứt giữa giới chuyên gia y tế công với các quyết định của chính phủ về mở cửa có phần chập chờn. "Giới y tế công bị chia rẽ với vấn đề này và đây là lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng này. Tôi nghĩ điều này phản ảnh sự phân cực trong giới chuyên gia. Tôi lo ngại chính phủ cũng sẽ mất đi sự ủng hộ của công chúng", giáo sư Jeremy Lim thuộc Đại học y tế Cộng đồng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nhận định.
Phát biểu bên lề phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 (UNGA 76) vừa qua tại New York, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan khẳng định nước này sẽ mở cửa theo hình thức "tuần tự, an toàn và thận trọng". Bởi nhìn ra xung quanh, thế giới vẫn chưa thoát khỏi mối lo về COVID-19.
Nhưng dư luận tại Singapore bắt đầu phản ứng. Theo Giáo sư Lim, đại dịch đã kéo dài 20 tháng và người dân cũng mất dần kiên nhẫn. Singapore đang ở bước đầu tiên của tiến trình chuyển đổi dài hạn và cần có được sự hẫu thuẫn mạnh mẽ của công chúng. Chính phủ phải cân bằng được việc xử lý thách thức dịch bệnh với yếu tố sức khỏe tinh thần của người dân và tác động đối với nền kinh tế. Ưu cho biện pháp siết giãn cách, hạn chế để chống dịch tỉ lệ nghịch với ủng hộ của dân chúng.
Không thể tự nhiên có ngay mở cửa thành công, mà đó phải là một quá trình mà ở đó chính quyền phải chứng minh được khả năng mở cửa bền vững. Đó là bài toán Singapore đang tìm kiếm lời giải và cũng là bài học, kinh nghiệm để các nước đi sau có thể lượng định, tham khảo.
'Sống chung' với COVID-19 - Mô hình mới của nhiều quốc gia trên thế giới Hơn 18 tháng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều nước trên thế giới quyết định đã đến lúc mở cửa và áp dụng mô hình "sống chung với COVID-19". Trong đó, nhiều nước có tỷ lệ tiêm vaccine đáng ngưỡng mộ, số khác lại đưa ra quyết định rằng "cái giá" của việc kéo dài các quy định hạn chế...