Tuyên bố chấn động của NASA về Sao Kim
Trước đây, có thể Sao Kim có khí hậu ổn định, có nước trong hàng tỉ năm trước khi bề mặt hành tinh này trở nên “bỏng rát”.
Mới đây, Viện Khoa học Vũ trụ Goddard của NASA (GISS) đã tạo ra một loạt năm mô phỏng để xem liệu sao Kim có thể có khí hậu ổn định và nước hay không.
Ba trong số năm kịch bản giả định địa hình của Sao Kim có một đại dương sâu trung bình 310 mét, một lớp nước nông trung bình 10 mét và một lượng nước nhỏ bị khóa trong đất.
Các nhà nghiên cứu cũng điều chỉnh mô hình lưu thông chung 3D để mô phỏng các điều kiện môi trường ở mức 4.2 tỷ năm trước, 715 triệu năm trước và ngày nay.
Từ những kịch bản, họ phát hiện ra rằng Sao Kim có thể duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng tối đa khoảng 50 độ C và tối thiểu khoảng 20 độ C trong khoảng ba tỷ năm. Sao Kim có thể từng là một hành tinh ôn đới, lưu trữ nước lỏng trong hàng tỷ năm trước khi một sự biến đổi mạnh mẽ.
Video đang HOT
Khí hậu ôn hòa thậm chí có thể được duy trì trên Sao Kim ngày nay khoảng 700 – 750 triệu năm trước. Tiến sĩ Michael Way từ NASA GISS cho biết: “Giả thuyết của chúng tôi là sao Kim có thể có khí hậu ổn định trong hàng tỷ năm”.
Vậy điều gì đã gây ra sự bùng nổ dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ của sao Kim? Khả năng là một lượng lớn magma sủi bọt từ bên dưới bề mặt hành tinh, giải phóng carbon dioxide từ đá nóng chảy vào khí quyển.
Magma đông cứng trước khi chạm tới bề mặt và điều này tạo ra một rào cản của việc trao đổi khí. Sự hiện diện của một lượng lớn carbon dioxide đã gây ra hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiệt độ trung bình của Sao Kim tăng lên 462 độ như ngày nay.
Các nhà khoa học của NASA cho hay: “Các mô hình của chúng tôi cho thấy có khả năng thực sự rằng Sao Kim có thể ở được và khác hoàn toàn so với Sao Kim mà chúng ta thấy ngày nay. Điều này cho thấy, các hành tinh hoàn toàn có thể trở nên nóng rát và không có sự sống như Sao Kim mặc dù nó là nơi có thể chứa nước lỏng và khí hậu ôn đới”.
Theo VietQ
Màng graphene có thể biến khí mêtan thành nguồn năng lượng
Thế giới đang lo ngại về các báo cáo liên quan đến khí mêtan phun trào từ đáy Bắc Băng Dương, nhưng thực tế cho đến nay số lượng khí mêtan này vẫn nhỏ hơn đáng kể so với lượng rác thải do con người thải ra. Một số trong số này được thu và đốt để lấy điện sạch.
Việc làm này đương nhiên sẽ để lại hậu quả ô nhiễm không khí, nhưng bây giờ graphene - vật liệu kỳ diệu được cho thể sắp được phổ biến rộng rãi hơn nhiều sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm.
Siêu vật liệu graphene được cho có khả năng giải quyết vấn đề ô nhiễm liên quan đến khí mêtan.
Khí mêtan là loại khí nhà kính ô nhiễm hơn nhiều so với carbon dioxide. Tuy nhiên, nếu tạo ra được năng lượng từ mêtan thì nó có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Tiến sĩ Rakesh Joshi của Đại học New South Wales mới đây đã chứng minh rằng màng graphene có thể tách khí mêtan khỏi các khí khác hiệu quả hơn các hệ thống hiện có.
Trước đó, Joshi đã không nghiên cứu công nghệ này với khí mêtan. Thay vào đó, ông đã cố gắng sử dụng graphene để giúp cải thiện quy trình lọc nước nhằm loại bỏ vật liệu hữu cơ khỏi nước thải và làm cho nó có thể uống được. Kết quả Joshi đã chứng minh khả năng của graphene có thể loại bỏ 99% tạp chất mà các kỹ thuật xử lý nước khác để lại.
Trong quá trình đó, Joshi nhận ra Sydney Water là đơn vị tổ chức nghiên cứu, cũng đang lọc khí sinh học để cung cấp năng lượng cho hoạt động của chính mình. Joshi đặt dấu hỏi về việc liệu graphene có thể làm tốt hơn bằng cách điều chỉnh kích thước của các lỗ trong cấu trúc tổ ong của graphene và đã có câu trả lời đó là siêu vật liệu có thể xử lý mêtan, làm cho nó trở thành một nguồn năng lượng trung tính nhà kính có thể cân bằng các lưới điện tái tạo trong thời kỳ nắng và gió thấp.
Cho đến nay, hiệu quả của kỹ thuật này mới chỉ được chứng minh ở quy mô phòng thí nghiệm, nhưng tiến sĩ Heri Bustamante của Sydney Water rất hy vọng việc sử dụng graphene sẽ cho phép tăng lượng khí mêtan để mở rộng sử dụng vượt quá yêu cầu của Sydney Water.
Heri Bustamante kì vọng việc sản xuất khí mêtan để làm nhiên liệu cho xe bus có thể là một ứng dụng tiềm năng trong tương lai.
Khôi Nguyên
Theo IFL Science
Ký ức đội dân quân tự vệ Một lực lượng quan trọng đóng góp lớn vào các chiến thắng lừng lẫy, một lực lượng được mệnh danh là "Bức tường sắt trong cuộc chiến giải phóng và bảo vệ Tổ quốc". Theo VTV24