Tuyên bố ASEAN không nhắc đến nội dung vụ kiện Biển Đông
ASEAN không trực tiếp đề cập tới Trung Quốc hay nhắc tới nội dung phán quyết của tòa quốc tế trong tuyên bố chung đầu tiên sau vụ kiện lịch sử, nhưng bày tỏ quan ngại về vấn đề quân sự hóa và bồi lấp trái phép đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Tuyên bố chung từ Hiệp hội ASEAN đã không đề cập trực tiếp tới phán quyết vụ kiện Biển Đông.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã lần đầu tiên bình luận chính thức về tranh chấp Biển Đông sau khi phán quyết được tòa án quốc tế đưa ra hôm 13.7. Theo phán quyết này, cái gọi là “quyền lịch sử” về đường 9 đoạn của Trung Quốc không có giá trị pháp lý.
Tuyên bố đưa ra ngày hôm nay 25.7 bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có một phần tập trung vào tranh chấp tại Biển Đông. ASEAN bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về vấn đề bồi lấp trái phép đảo nhân tạo và “sự leo thang các hoạt động lấn chiếm trong khu vực”. Tuy nhiên, ASEAN không trực tiếp đề cập tới Trung Quốc hay nhắc tới nội dung phán quyết của tòa quốc tế.
Tuyên bố viết các hành động trái phép trong khu vực “bào mòn niềm tin và gia tăng căng thẳng, đồng thời ảnh hưởng hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực”. Thông báo được đưa ra tại phiên họp của ASEAN đang diễn ra ở Lào.
Video đang HOT
Trong ASEAN, Philippines là nước đã khởi kiện Trung Quốc Đông ra tòa án quốc tế The Hague, Hà Lan với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông từ năm 2013.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra ở Lào.
Tuyên bố của ASEAN cũng kêu gọi phi quân sự hóa và kiềm chế trong việc bồi lấp trái phép đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của tự do hàng hải tại Biển Đông.
ASEAN kêu gọi nhiều cuộc gặp hơn nữa giữa tổ chức này và Trung Quốc nhằm thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, một đường dây nóng giải quyết các tình thế cấp bách trên biển và tuyên bố chung nhằm xử lý các tình huống không lường trước để hạn chế rủi ro trên biển.
Tuyên bố chính thức đầu tiên của ASEAN sau phán quyết vụ kiện Biển Đông đưa ra khi ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ đại diện các nước ASEAN.
Một số nhà ngoại giao tham dự buổi họp cho biết ban đầu tuyên bố được hoãn tới ngày 26.7 do Campuchia phản đối việc nhắc tới vấn đề Biển Đông.
Theo Danviet
Trung Quốc- Campuchia bàn riêng những gì về Biển Đông?
Trong khi những nỗ lực chỉ trích hành động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông được cho là bị ngăn cản bởi Lào và Campuchia, thì một cuộc họp song phương, Bắc Kinh đã công khai ca ngợi sự ủng hộ của Phnom Penh dành cho mình trong vấn đề Biển Đông.
Sau các cuộc thảo luận đầy bế tắc giữa 10 nước thành viên ASEAN, tuyên bố chung của ASEAN đã bày tỏ quan ngại trước những hoạt động của Trung Quốc, song không làm nổi bật vấn đề này như từng tuyên bố trước đó.
Những chỉ trích về hành động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông được cho là đã bị hạn chế bởi Lào và Campuchia, theo Reuters.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong một cuộc gặp hồi tháng 4.
Tuy vậy, trong cuộc hội đàm với Người đồng cấp Campuchia Prak Sokhonn bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Lào, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng "vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực và hợp tác Trung Quốc-ASEAN là hòa bình và ổn định ở khu vực". Trung Quốc cũng bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện đơn phương của Philippines và khẳng định phán quyết đó "không có hiệu lực".
Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Campuchia và các quốc gia ASEAN khác để thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Ông Prak Sokhonn tuyên bố những tranh chấp chủ quyền biển ở Biển Đông không phải là một vấn đề giữa ASEAN với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng vụ kiện về Biển Đông đã phương hại tới sự ổn định của khu vực.
Tờ Campuchia Daily cũng cho biết, Campuchia đã ngăn cản việc ra một tuyên bố chung chỉ trích những hành động sai trái của Bắc Kinh trên Biển Đông cũng như ủng hộ phán quyết tòa án Liên Hợp Quốc về vụ kiện Biển Đông.
Một phát ngôn viên chính phủ Campuchia, người cho biết Trung Quốc tuần trước hứa hẹn sẽ bơm cho Campuchia hơn nửa tỷ USD tiền viện trợ, cho biết họ không muốn can thiệp vào tranh chấp nước ngoài về chủ quyền, nhưng một quan sát viên cho biết Campuchia tuyên bố không can thiệp nhưng lại không muốn đứng ngoài, ngược lại gây áp lực ngăn cản để tạo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Trong khi đó, trong một tuyên bố chung được công bố ngày 25.7, các Ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chỉ trích Trung Quốc bằng những ngôn từ có tính chất xoa dịu liên quan tới việc nước này bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông.Tuyên bố chung cũng không đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài hôm 12.7 về vụ kiện giữa Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuyên bố có đoạn viết: Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do đi lại trên biển và trên không ở Biển Đông".
Theo Danviet
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN bế tắc về vấn đề Biển Đông ASEAN hôm qua không đạt được đồng thuận về cách đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, dù đã trải qua các vòng đàm phán chính thức và không chính thức. Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith (trung tâm) phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN. Ảnh: AFP Các ngoại trưởng của 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông...