Tuyên án vụ dùng nhục hình ở Sóc Trăng
Hai cựu cảnh sát và một nguyên kiểm sát viên đã phải nhận án tù, dù họ một mực kêu oan trong những ngày diễn ra phiên tòa xét xử vụ dùng nhục hình ở Sóc Trăng.
Sáng nay (7.10), TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên án sơ thẩm vụ án “dùng nhục hình” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khiến 7 thanh niên Sóc Trăng bị oan sai.
Các bị cáo gồm: Nguyễn Hoàng Quân (38 tuổi, nguyên điều tra viên, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – PC45, Công an Sóc Trăng), Triệu Tuấn Hưng (34 tuổi, nguyên điều tra viên, Phòng PC45, Công an Sóc Trăng), cùng bị truy tố hành vi “dùng nhục hình”; Phạm Văn Núi (57 tuổi, nguyên kiểm sát viên tỉnh Sóc Trăng) bị truy tố về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Nguyên điều tra viên Triệu Tuấn Hưng không thừa nhận tội, nhưng cũng xin lỗi bị hại vì thấu hiểu nổi đau khi bị oan.
Sau khi nghị án, HĐXX tuyên mức án 1 năm 6 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Hoàng Quân (tính từ ngày 25.9.2014); bị cáo Triệu Tuấn Hưng nhận mức án 2 năm tù giam (tính từ ngày 8.8.2014). Riêng bị cáo Phạm Văn Núi bị tuyên án 1 năm cải tạo không giam giữ (tính từ ngày 7.10.2015).
Ngoài ra, HĐXX TAND tỉnh Sóc Trăng cũng tuyên cấm 2 bị cáo Quân và Hưng đảm nhiệm chức vụ có liên quan đến hoạt động điều tra trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt. Bị cáo Núi được giao cho Viện KSND Sóc Trăng phối hợp cùng tham gia giám sát, giáo dục trong thời gian cải tạo, đồng thời cấm bị cáo này đảm nhiệm chức vụ có liên quan đến các hoạt động kiểm sát điều tra trong thời gian 1 năm kể từ ngày chấp hành xong án phạt.
Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Quân phải bồi thường cho bị hại Khâu Sóc 11,5 triệu đồng; bị cáo Hưng phải bồi thường cho bị hại Thạch Sô Phách 11,5 triệu đồng.
Bị cáo Phạm Văn Núi cho rằng vì mình sơ suất đã khiến 7 người bị oan, gây ảnh hưởng xấu đến ngành tư pháp.
Trước đó, khi được nói lời sau cùng, 3 bị cáo đã đồng loạt nói xin lỗi 7 người bị bắt oan.
Tuy hai cựu cảnh sát Quân và Hưng không thừa nhận tội “dùng nhục hình”, nhưng nói họ nhận thấy vụ án oan sai có một phần trách nhiệm của mình nên đã xin lỗi các bị hại. Còn ông Núi nói rằng mình đã gây ảnh hưởng xấu đến ngành tư pháp, khiến gia đình mang tiếng xấu, đặc biệt là khiến 7 con người bị bắt oan, dù họ không có tội.
Video đang HOT
Theo hồ sơ tố tụng vụ dùng nhục hình ở Sóc Trăng: Rạng sáng 6.7.2013 tại ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng ông Lý Văn Dũng (43 tuổi, hành nghề chạy xe ôm) được người dân phát hiện đã tử vong, nên trình báo công an. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định xác lập Chuyên án truy xét số 713TĐ, và thành lập Ban chuyên án. Sau đó, Công an tỉnh Sóc Trăng bắt khẩn cấp Khâu Sóc, Thạch Mươi, Thạch Sô Phách, Trần Văn Đở, Trần Cua, Trần Hol về tội “giết người” và chị Nguyễn Thị Bé Diễm về hành vi “không tố giác tội phạm”. Đến ngày 21.11.2013, Lê Mỹ Duyên (15 tuổi, ngụ Kiên Giang) và Phan Thị Kim Xuyến (17 tuổi, ngụ Sóc Trăng) đến cơ quan công an tự thú và khai mình là hung thủ giết chết ông Dũng để cướp tài sản. Ngày 29.11.2013, Công an tỉnh Sóc Trăng khởi tố hai bị can này tội “giết người” và “cướp tài sản”. Ngày 21.5.2014, Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định đình chỉ điều tra đối với các bị can và họ đã có đơn tố bị cán bộ điều tra “dùng nhục hình” và “ép cung”. Sau đó, 2 nguyên cảnh sát Nguyễn Hoàng Quân và Triệu Tuấn Hưng bị cáo buộc “dùng nhục hình” và nguyên kiểm sát viên Phạm Văn Núi bị buộc tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo Danviet
Vụ công an dùng nhục hình: Nguyên điều tra viên chối tội
Ngày 2.10, phiên tòa xét xử vụ công an dùng nhục hình ép 7 bị can nhận tội trong vụ án giết người xảy ra ở tỉnh Sóc Trăng tiếp tục với phần xét hỏi.
Ba bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Hoàng Quân (38 tuổi, nguyên thiếu tá); Triệu Tuấn Hưng (34 tuổi, nguyên đại úy).
Cả Hưng và Quân đều nguyên là công an thuộc Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Sóc Trăng và bị truy tố về cùng tội "Dùng nhục hình".
Bị cáo còn lại là Phạm Văn Núi (57 tuổi, nguyên kiểm sát viên tỉnh Sóc Trăng) bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Sai phạm của 3 bị cáo dẫn đến việc 7 người bị bắt oan trong một vụ án giết người xảy ra tại huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng).
Các bị cáo tại tòa.
Vụ án khiến dư luận quan tâm
Theo cáo trạng, rạng sáng 6.7.2013, tại ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng xảy ra vụ án giết người. Nạn nhân là ông Lý Văn D, hành nghề xe ôm.
Vào cuộc điều tra, ngày 10.7.2013, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng triệu tập Thạch Sô Phách, Trần Hol và Trần Cua (cùng ngụ tại huyện Trần Đề).
Tại cơ quan điều tra, Phách khai ra Hol, Cua và Trần Văn Đỡ, Khâu Sóc, Thạch Mươl là đồng phạm gây ra cái chết cho ông D.
Ngày 13.7.2013, cơ quan điều tra triệu tập Đỡ và bạn gái là Nguyễn Thị Bé Diễm lên làm việc. Tại đây, Diễm cũng khai nhận có chứng kiến Đỡ, Phách, Hol, Cua, Sóc và Mươl đánh, đâm ông Dũng.
Dựa trên những lời khai này, PC45 Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phách, Mươl, Hol, Sóc, Cua, Đỡ để điều tra về tội "Giết người"; Diễm cũng bị bắt về tội "Không tố giác tội phạm".
Khi vụ án đang vào gia đoạn kết thúc điều tra thì cuối tháng 11.2013, Lê Thị Mỹ Duyên (SN 2000, ngụ Kiên Giang) và Phan Thị Kim Xuyến (SN 1998, ngụ huyện Trần Đề) ra tự thú và khai nhận cả hai đã giết ông D để cướp tài sản.
Sau đó, Xuyến bị TAND tỉnh Sóc Trăng xử phạt 12 năm tù về tội "Giết người" và "Cướp tài sản". Riêng Duyên bị đưa vào trường giáo dưỡng vì tại thời điểm gây án chưa đủ 14 tuổi.
7 thanh niên bị bắt oan được trả tự do và liền sau đó làm đơn tố giác bị nhiều cán bộ, điều tra viên dùng nhục hình, ép nhận tội giết ông D. Từ đây, Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam bị cáo Quân và Hưng riêng bị cáo Núi được cho tại ngoại.
Cáo trạng VKSND Tối cao xác định, điều tra viên Triệu Tuấn Hưng và Nguyễn Hoàng Quân đã dùng còng treo tay anh Đỡ vào khung cửa sổ, đánh và ép nhận tội giết người. Ngoài ra, Hưng còn lấy nước đá đặt vào bộ phận sinh dục của anh Phách, buộc người này nhận có giết ông D. Không chịu nổi nhục hình, nhóm thanh niên phải nhận gây ra án mạng.
Riêng đối với bị cáo Phạm Văn Núi, Viện KSND Tối cao cho rằng bị cáo được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra ngay từ đầu nhưng đã thiếu sót khi không phát hiện những sai phạm của cán bộ điều tra, không nghiên cứu kỹ hồ sơ nên dù anh Mươl và Sóc không nhận tội, trình ra các chứng cứ ngoại phạm nhưng ông này vẫn đề xuất phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp.
Bị cáo chối tội
Trong ngày đầu xét xử, bị cáo Quân chỉ thừa nhận tát anh Sóc một lần khi anh Sóc không hợp tác và vì mình quá nóng tính. Quân còn cho rằng hành động tát chỉ xảy ra trong buổi tiếp xúc, chứ không phải trong lúc điều tra. Còn bị cáo Hưng bác bỏ việc dùng nhục hình đối với các bị hại. Hưng nói mình không được phân công tham gia điều tra vụ án.
Trong khi đó, bị hại Phách cho rằng mình bị Hưng đánh hai lần. Ngoài việc bị còng tay lên cao, chỉ cho một vài ngón chân chạm đất, Hưng còn dùng tay, chân, dùi cui đánh khắp cơ thể. Ngoài ra, Hưng còn dùng nước đá, quấn vào khăn rồi áp vào hạ bộ Phách để buộc Phách phải nhận tội.
Bị hại Sóc cũng khẳng định vị cáo Quân đã nhiều lần đánh trong quá trình điều tra vụ án. Sóc khai rằng: "Ông Quân túm tóc đập đầu tôi vào tường, dùng gậy cao su đánh nhiều cái vào cơ thể buộc tôi phải nhận tội giết ông D".
Bị hại Trần Văn Đỡ không tham gia phiên tòa nhưng trong đơn và lời khai của Đỡ thể hiện đã bị nhiều cán bộ công an dùng nhục hình trong quá trình bị bắt tạm giam.
Trong phần xét hỏi các bị cáo, tòa cũng thẩm vấn các nhân chứng chứng kiến vụ việc. Hai nhân chứng có mặt ở tòa là Nguyễn Văn Lượng, Hồ Trung Hiếu (đều là công an) đều khẳng định có thấy Hưng và Quân đánh Trần Văn Đỡ như lời khai của bị hại này tại cơ quan điều tra trước đó.
Về 2 nhân chứng là cấp dưới của Quân và Hưng khai nhận với Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao là có chứng kiến Hưng và Quân dùng nhục hình đối với các anh Đở, Phách và Sóc. Bị cáo Quân khai bị hãm hại do Quân, Hưng có mâu thuẫn với một số cán bộ của đội.
Tại phiên tòa xét xử hôm nay (2.10), khi được luật sư thẩm vấn, bị cáo Hưng cho rằng, mình có mâu thuẫn với một điều tra viên của đội tên Tuấn. Trước đó, vì Hưng tố cáo Tuấn nhận tiền của một đương sự trong vụ án liên quan đến việc cho vay nặng lãi do Tuấn thụ lý điều tra. Sau đó, Tuấn bị kỷ luật. Sau khi Tuấn bị kỷ luật, Tuấn có gặp trực tiếp Hưng và nói: "Mày chơi tao chết thì tao chơi mày chết".
Một chi tiết khiến cả khán phòng ồ lên trong ngày thứ 2 xét xử vụ án đó là việc bị hại Phách không biết chữ nhưng chính Phách là người ký đơn gửi các cơ quan chức năng để khiếu nại việc mình bị nhục hình. Tại tòa, Phách cũng thừa nhận không biết lá đơn này.
Ông Thạch Suôl (cha ruột anh Phách) cho HĐXX biết, sau khi con bị bắt oan, bị điều tra viên đánh đập dã man, vì quá thương con, Phách lại không biết chữ nên ông đã nhờ luật sư viết đơn tố cáo Hưng, Quân dùng nhục hình rồi gửi Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao.
Đối với bị cáo Phạm Văn Núi (57 tuổi, nguyên kiểm sát viên Viện KSND tỉnh Sóc Trăng) bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Núi khai tại tòa rằng, việc mình để xảy ra sai sót là do lời khai của các nghi can quá hoàn hảo.
"Lúc đó có 2/7 đối tượng đến Cơ quan CSĐT tự thú và đã khai ra 5 nghi can khác có tham gia giết hại nạn nhân. Đặc biệt theo hồ sơ vụ án, lời khai các nghi can rất hoàn hảo, do đó khi Cơ quan CSĐT ra các quyết định bắt khẩn cấp thì bị cáo đề xuất lãnh đạo Viện KSND phê chuẩn ngay", bị cáo Núi cho biết.
Cũng theo bị cáo Núi, mặc dù trong hồ sơ có nhiều mâu thuẫn nhưng do lần đầu tiên tham gia vụ án đặc biệt nghiêm trọng nhưng bị cáo không phát hiện ra. "Bị cáo chỉ thiếu sót rất ít trong hồ sơ vụ án. Nguyên nhân, hậu quả thuộc về trách nhiệm chung của tập thể PC45, của Ban chuyên án, bởi do chính các điều tra viên dùng nhục hình mới dẫn đến 7 thanh niên bị bắt oan", bị cáo Núi nói.
Kết thúc ngày thứ 2 xét xử vụ công an dùng nhục hình khiến 7 thanh niên Sóc Trăng bị oan sai, HĐXX tuyên bố tạm nghỉ. Phiên tòa sẽ tiếp tục xét xử vào thứ Hai (5.10).
Theo Thép Mới (Người Đưa Tin)
Xử vụ dùng nhục hình: Chủ tọa "nhắc bài" để KSV tranh luận Trước khi kết thúc ngày thứ hai xét xử vụ dùng nhục hình ở Sóc Trăng, chủ tọa lưu ý với kiểm sát viên (KSV) giữ quyền công tố tại tòa cần chuẩn bị các luận cứ để tranh tụng với các luật sư vào ngày xử tiếp theo. Bởi tại ngày tranh tụng đầu tiên, các luật sư, bị cáo đã đưa...