Tuyên án các đối tượng sản xuất, tiêu thụ hàng giả Nón Sơn
Ngày 29/8, TAND TP Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm 6 bị cáo có hành vi phạm tội sản xuất, mua bán nón kết vải giả nhãn hiệu Nón Sơn của Công ty TNHH thời trang Nón Sơn.
HĐXX tuyên phạt các bị cáo: Đinh Ngọc Minh (SN 1957) 5 năm tù, Đinh Đức Trọng (SN 1992), Trần Quang Chính (SN 1989) cùng 6 năm tù về tội “sản xuất hàng giả”; Đoàn Duy Công (SN 1987), Vũ Hải Lý (SN 1994) cùng 4 năm tù, Trương Công Diện (SN 1963) 3 năm 6 tháng tù, cùng tội “buôn bán hàng giả”. Đồng thời, HĐXX cũng buộc các bị cáo nộp lại số tiền đã thu lợi bất chính.
6 bị cáo nghe tuyên án.
Trước đó, ngày 5 và 6/1/2022, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Công an phường Tân Thới Hiệp, quận 12, tiến hành kiểm tra đã phát hiện và lập biên bản thu giữ số lượng lớn nón vải nhãn hiệu “Nón Sơn”. Trong đó, thu giữ của Trần Quang Chính 2.100 cái, thu giữ của Đinh Đức Trọng 10.000 cái, của Đinh Ngọc Minh 2.683 cái, Vũ Hải Lý 2.950 cái.
Số hàng này đang chứa tại một số căn nhà ở phường Tân Thới Hiệp, quận 12. Cơ quan Công an cũng thu giữ của Đoàn Duy Công 5.000 cái khi Công đang cùng Trần Minh Tâm sử dụng xe ô tô tải để vận chuyển số hàng trên (trong đó có 4.130 cái nón mua của Đinh Đức Trọng) đưa đi tiêu thụ. Thu giữ của Trương Công Diện 4.030 cái tại cửa hàng Diện Vui (phường Tân Thới Hiệp, quận 12) và 5.221 cái tại hộ kinh doanh ở phường Hưng Thuận Đông, quận 12.
Theo cáo trạng, mặc dù không được sự ủy quyền của Công ty TNHH thời trang Nón Sơn, nhưng Đinh Đức Trọng, Trần Quang Chính và Đinh Ngọc Minh đã tự ý tìm mua vải, kết nhựa lưỡi trai, nút nón, simili, tem nhãn hiệu Nón Sơn từ nhiều đối tượng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sau đó thuê người khác hoặc tự gia công nón kết vải giả nhãn hiệu Nón Sơn rồi bán cho nhiều cá nhân, cửa hàng nón trên địa bàn quận 12, TP Hồ Chí Minh, nhằm thu lợi bất chính. Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT thu giữ Nón Sơn hàng giả của Đinh Đức Trọng tương đương hàng thật là hơn 14,3 tỉ đồng, của Trần Quang Chính là hơn 3,4 tỉ đồng, của Đinh Ngọc Minh là hơn 5,7 tỉ đồng.
Đối với các bị cáo Đoàn Duy Công, Vũ Hải Ly, Trương Công Diện mặc dù biết nón kết vải nhãn hiệu Nón Sơn do Trọng, Chính, Minh sản xuất, buôn bán không phải là sản phẩm chính hãng, nhưng vẫn mua về để bán tại các cửa hàng tại quận 12 nhằm hưởng chênh lệch. Giá trị hàng giả tương đương hàng thật nón kết vải Nón Sơn thu giữ của Công là hơn 9,2 tỉ đồng, Diện là hơn 7 tỉ đồng, Lý là hơn 3,2 tỉ đồng.
Video đang HOT
Tại tòa, các bị cáo trình bày do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên đã làm giả Nón Sơn để bán kiếm lời. Hàng giả của các bị cáo sản xuất bán ra với giá thấp hơn rất nhiều lần so với hàng thật trên thị trường.
Hôm nay tuyên án cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Chiều nay, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án đối với ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội và 14 bị cáo khác trong vụ án nâng khống giá cây xanh.
Sau 4 ngày xét xử và nghị án, chiều nay (28/8), Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ tuyên án ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội và 14 bị cáo khác trong vụ án nâng khống giá cây xanh gây thiệt hại Nhà nước hơn 34 tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch Hà Nội bị xét xử về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
14 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về 4 tội: Buôn lậu; Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại phần thẩm vấn và tự bào chữa, ông Chung một mực khẳng định chương trình trồng cây xanh là chủ trương tốt đẹp, mang nhiều ý nghĩa nhưng kết quả lại ở phiên tòa.
Ông Chung khẳng định, trong quá trình trồng cây đều nhắc nhở mọi người việc làm này hết sức ý nghĩa, giá trị nên cần phải tiết kiệm.
Do đó, cựu Chủ tịch Hà Nội không thể tin được việc cấp dưới lại bắt tay nhau nâng khống giá cây xanh, điều này là rất đáng buồn.
Với cương vị là người đứng đầu thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội, ông Chung nhận trách nhiệm trong vụ án trên.
Ông Nguyễn Đức Chung cùng 14 bị cáo khác trong phiên xét xử (Ảnh: Nguyễn Hải).
Ông Chung bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 2-3 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngoài ra, bị cáo Vũ Kiên Trung, cựu Chủ tịch Công ty Cây xanh bị Viện kiểm sát đề nghị án mức án 7-8 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Bị cáo Nguyễn Xuân Hanh, cựu Tổng giám đốc Công ty Cây xanh bị Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 6 năm 6 tháng tù đến 7 năm 7 tháng tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Bị cáo Bùi Văn Mận, cựu Giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 8-9 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Các bị cáo còn lại bị Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 6 năm tù giam.
Cáo trạng thể hiện trước năm 2016, công tác trồng mới, thay thế cây xanh ở Hà Nội được thực hiện theo hình thức đấu thầu.
Đến tháng 12/2015, khi được bổ nhiệm Chủ tịch UBND Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã trực tiếp can thiệp, chỉ đạo việc trồng mới, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh.
Từ chỉ đạo của ông Chung, toàn thành phố tạm dừng toàn bộ việc đấu thầu, chuyển sang đặt hàng từng quý.
Tại các cuộc họp với sở ngành liên quan, ông Chung chỉ đạo miệng áp đặt cho Giám đốc Sở Xây dựng phải đặt hàng trực tiếp của Công ty Sinh Thái Xanh.
Công ty này ra đời từ năm 2016, khi Bùi Văn Mận đang trốn nợ ở Lâm Đồng thì được ông Chung gọi về làm dự án trồng cây.
Cơ quan điều tra xác định 16 hợp đồng với Công ty Cây Xanh và Công ty Sinh Thái Xanh đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 34 tỷ đồng.
Ba bị cáo trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia lãnh án tử hình Ngày 18/8, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt Lê Văn Vũ Linh (SN 1995, ngụ tại Bến Tre), Vương Quang Phước (SN 1998, ngụ tại quận 10), Nguyễn Vũ Huy (SN 1991, ngụ tại quận 3) cùng mức án tử hình; Nguyễn Hoàng Đăng Khoa (SN 1997, ngụ tại quận 1) 20 năm tù về tội...