Tuyên án 29 bị cáo vụ Đồng Tâm
Trong số 29 bị cáo liên quan vụ án, 2 người bị VKSND đề nghị tử hình, 1 trường hợp bị đề nghị án tù chung thân.
Chiều 14/9, TAND Hà Nội sẽ đưa ra phán quyết đối với 29 bị cáo liên quan vụ chống đối lực lượng chức năng hồi tháng 1 ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Trước đó, đại diện VKSND đề nghị tử hình 2 bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, đề nghị phạt tù chung thân đối với Lê Đình Doanh.
Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến bị đề nghị 16-18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyển 14-16 năm tù cùng về tội Giết người.
Đối với 23 bị cáo còn lại, VKS đề nghị mức án từ 15 tháng tù treo đến 7 năm tù về tội Chống người thi hành công vụ.
Lê Đình Công bị cáo buộc chủ mưu. Ảnh: TTXVN.
Phiên tòa sơ thẩm khai mạc vào sáng 7/9. Quá trình xét xử, 29 bị cáo đều thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Khi tranh tụng, 19 người được VKSND Hà Nội thay đổi tội danh truy tố từ Giết người sang tội Chống người thi hành công vụ.
Theo VKS, hành vi của các bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, bất chấp pháp luật, vì lòng tham mà gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.
VKS đánh giá trong vụ án, các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và Nguyễn Quốc Tiến có vai trò chủ mưu, cầm đầu với mục đích giết người.
Hành vi của nhóm bị cáo cầm đầu làm ảnh hưởng đến các hoạt động đúng đắn của Nhà nước, gây bất bình trong dư luận. Hậu quả, 3 cảnh sát hy sinh.
Video đang HOT
29 bị cáo đều thừa nhận cáo buộc. Ảnh: N.H.
Với 23 bị cáo còn lại, công tố viên cho rằng họ là nông dân. Quá trình tham gia vụ việc, các bị cáo thiếu hiểu biết về pháp luật nên làm theo chỉ đạo của nhóm cầm đầu.
Nói lời sau cùng, 29 bị cáo đều thể hiện sự ăn năn, hối cải và mong tòa xem xét lượng hình, tuyên mức án nhẹ. Với cáo buộc chủ mưu, bị cáo Lê Đình Chức gửi lời xin lỗi đến gia đình các nạn nhân và mong tòa cho bị cáo có cơ hội được sống.
Anh trai của ông Chức là Lê Đình Công trình bày sau khi biết có 3 cán bộ hy sinh, bị cáo rất hối hận. Nhận thức được sai phạm, ông Công mong HĐXX xem xét chuyển tội danh cho bị cáo, từ Giết người sang Chống người thi hành công vụ.
Theo cáo buộc, đất đồng Sênh ở xã Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng từ năm 2013, các bị cáo trong vụ án thành lập “Tổ đồng thuận” với mục đích chiếm lại mảnh đất trên để chia nhau.
Từ năm 2017 và đầu năm nay, “Tổ đồng thuận” và nhiều người khác đã gây ra những vụ mất trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật hay cố ý làm hư hỏng tài sản ở địa phương.
Rạng sáng 9/1, khi lực lượng chức năng đến chốt cổng làng thôn Hoành (cách nhà ông Kình khoảng 50 m), các bị can đánh kẻng báo động. Sau đó, họ dùng lựu đạn, bom xăng, gạch đá tấn công lực lượng chức năng. Trong đó, hành vi nhiều lần đổ xăng xuống hố và châm lửa đốt là nguyên nhân trực tiếp khiến 3 cảnh sát hy sinh.
Lời nói sau cùng của 29 bị cáo vụ Đồng Tâm
Nói lời sau cùng, bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức nhận tội, xin tòa giảm nhẹ hình phạt.
Chiều 10/9, sau 4 ngày tranh tụng, 29 bị cáo liên quan vụ chống đối lực lượng chức năng hồi tháng 1 ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) nói lời sau cùng.
Bị cáo Lê Đình Chức gửi lời xin lỗi đến gia đình các nạn nhân. Với cáo buộc chủ mưu, ông Chức thừa nhận hành vi của các bị cáo trong vụ án đã khiến 3 cán bộ công an hy sinh.
"Biết tội của mình rất khó tha thứ nhưng bị cáo kính mong tòa cho bị cáo có cơ hội được sống", Lê Đình Chức bày tỏ.
Nói lời sau cùng, Lê Đình Công cho rằng khi xảy ra vụ án, bị cáo không bàn bạc hay chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho người khác. Sau khi biết có 3 cán bộ hy sinh, bị cáo rất hối hận.
Nhận thức được sai phạm, ông Công mong HĐXX xem xét chuyển tội danh cho bị cáo, từ Giết người sang Chống người thi hành công vụ.
"Bị cáo cũng xin gửi lời chia buồn đến gia đình 3 nạn nhân, mong các gia đình tha thứ", Lê Đình Công nói.
Bị cáo Lê Đình Công. Ảnh: TTXVN.
Tiếp đó, bị cáo Bùi Viết Hiểu thừa nhận các hành vi như cáo trạng truy tố. Ông Hiểu đưa ra một số tình tiết như có anh trai hy sinh năm 1968, em trai qua đời 10 năm trước do ảnh hưởng của dioxin, để mong tòa cho hưởng khoan hồng.
Chủ tọa Trương Việt Toàn cho biết HĐXX sẽ nghị án và đưa ra phán quyết vào chiều 14/9.
Ngoài ra, bị cáo nói bản thân có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mỹ, tuổi đã cao nên sức khỏe yếu. Ông Hiểu mong HĐXX "cho hưởng ân huệ cuối cùng".
Cũng trong lời nói sau cùng, nhiều bị cáo cám ơn đại diện VKSND đã chuyển tội danh truy tố cho 19 người.
Trong đó, bị cáo Trần Thị Phượng thừa nhận hành vi như cáo buộc. Đứng trước tòa, bà Phượng mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bà và chồng là bị cáo Bùi Văn Tiến.
Bị cáo Mai Thị Phần cũng nhận thức được sai phạm, bày tỏ sự ăn năn và cho rằng bản thân thành khẩn khai báo. Bà Phần xin tòa cho bị cáo hưởng án treo.
Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến xin lỗi và mong đại diện các gia đình nạn nhân tha thứ. Bị cáo xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.
VKSND đề nghị mức án 6 bị cáo bị truy tố tội Giết người:
- Lê Đình Công và Lê Đình Chức cùng tử hình.
- Lê Đình Doanh chung thân. Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến 16-18 năm tù. Nguyễn Văn Tuyển 14-16 năm tù.
VKSND đề nghị mức án 23 bị cáo bị truy tố tội Chống người thi hành công vụ:
- Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy và Lê Đình Quang 6-7 năm tù. Bùi Văn Tiến 5-6 năm tù. Bùi Thị Nối, Lê Đình Quân và Trịnh Văn Hải 4-5 năm tù.
- Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Trần Thị La, Nguyễn Văn Duệ, Bùi Văn Tuấn và Nguyễn Xuân Điều 3-4 năm tù.
- Bùi Văn Niên, Đào Thị Kim và Mai Thị Phần từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù. Nguyễn Thị Lụa và Lê Thị Loan từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù treo.
- Nguyễn Văn Trung từ 18 tháng đến 24 tháng tù treo. Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng từ 15 tháng đến 18 tháng tù treo.
Bị cáo khai bị kích động trong vụ án Đồng Tâm Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến, 40 tuổi, khai không hiểu nguồn gốc khu cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm nhưng bị kích động bởi lời kêu gọi của "tổ đồng thuận". Tự bào chữa chiều 9/9 tại TAND Hà Nội, bị cáo Tiến thừa nhận do thường xuyên xem video về việc ông Lê Đình Kình (đã chết) và các thành viên...