Tưởng ung thư vì đau dưới xương ức, bất ngờ nguyên nhân từ một bữa ăn
Một người đàn ông nhập viện vì tưởng mắc ung thư do liên tục đau vùng dưới xương ức, bác sĩ tìm ra nguyên nhân bất ngờ từ một bữa ăn.
Mảnh xương cá sắc nhọn mắc ngang thực quản được gắp ra
Mới đây, bệnh nhân N.T.X, 53 tuổi, ở Hưng Yên bị đau vùng dưới xương ức đến bệnh viện khám, trong tâm lý vô cùng lo lắng vì tiền sử gia đình có bố mẹ bị ung thư.
Theo ông X, ông bị cơn đau vùng mũi ức âm ỉ liên tục, đau đâm xuyên ra sau lưng, đau tăng khi thay đổi tư thế, nhưng không khó thở, không sốt, không nôn và đại tiểu tiện bình thường.
Tại BV ĐK Medlatec, ông X được chỉ định làm các xét nghiệm, siêu âm và chụp X-quang tim phổi có gai xương thoái hóa đốt sống ngực.
Khi nội soi thực quản – dạ dày, ngoài phát hiện viêm dạ dày, các bác sỹ phát hiện có xương cá sắc nhọn mắc ngang thực quản, chiều dài xương khoảng 3 cm.
Video đang HOT
BS Lê Văn Khoa, Chuyên khoa Tiêu hóa của bệnh viện cơ sở 2 trực tiếp thăm khám bệnh nhân đã dùng kìm chuyên dụng để gắp dị vật. Ngay sau đó, bệnh nhân được kê đơn điều trị nội khoa.
Sau 3 ngày gắp dị vật, sức khỏe của bệnh nhân ổn định, không còn đau tức, ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Theo khuyến cáo của BS. Khoa, tại đây hay gặp các trường hợp mắc dị vật ở thực quản, dạ dày, tá tràng,… Nếu được phát hiện sớm, thì việc xử trí gắp dị vật không có gì khó khăn, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gây u hạt, áp- xe, gây tắc môn vị và hành tá tràng,
Để phát hiện sớm, tránh biến chứng nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân, chuyên khoa Tiêu hóa khuyến cáo người dân cần đi khám ngay nếu xuất xuất hiện một số những dấu hiệu bất thường như sau: Có cảm giác nuốt vướng, đau khi nuốt; Không ăn, uống được; Xuất hiện triệu chứng nôn hoặc buồn nôn khi ăn uống; Khó thở, tức ngực, đau rát sau xương ức.
BS Khoa cho biết thêm, các dị vật vào dạ dày, đại tràng, khoảng 80-90% chúng tự thoát ra khỏi đường tiêu hóa, tuy nhiên, có 10-20% cần can thiệp qua phẫu thuật hoặc lấy dị vật.
Trong đó, dị vật thực quản là một cấp cứu rất thường gặp khi ăn uống. Bệnh chủ yếu gặp ở người cao tuổi, trẻ lớn. Nếu không được phát hiện sớm, xử trí kịp thời, bệnh có thể gây đau xương ức, đau xuyên ra sau lưng, lan lên bả vài, nghiêm trọng hơn là gây áp xe thực quản, thủng thành thực quản, thủng mạch máu lớn,…
Vì vậy, để phòng ngừa hóc dị vật, người dân mọi lứa tuổi nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh như sau: Khi ăn nên nhai kỹ, uống từ từ, không cười đùa. Nếu gia đình có người già và trẻ em, cần loại bỏ xương trước khi ăn. Người lớn nên bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn hoặc trẻ có thói quen ngậm hột, hạt, đồ chơi; Người già cũng cần cần trọng khi sử dụng răng giả….
5 vật dụng tiềm ẩn những nguy hiểm cho sức khỏe trong nhà bếp, các bà nội trợ nhất định phải nhớ
Những đồ dùng nhà bếp cực kì nhanh bẩn, chứa đầy vi khuẩn có hại cho sức khỏe mà bạn không để ý đến.
Có những vật dụng quen thuộc trong căn bếp, tưởng chừng như chúng hoàn toàn vô hại nhưng sự thực lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Vì vậy, hãy trang bị đầy đủ kiến thức để không vô tình rước họa vào nhà. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê ra những vật dụng nguy hiểm rình rập trong căn bếp có thể bạn chưa biết.
Chảo chống dính
Trên chảo chống dính có lớp Teflon. Chảo khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao đến độ sôi của dầu mỡ, sẽ khiến cho lớp Teflon tự phân hủy và giải phóng ra chất độc axit perflurooctanoic có khả năng gây ung thư và sảy thai. Mặt khác, các loại chảo chống dính có chất lượng tràn lan trên thị trường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc hơn. Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại xoong, chảo truyền thống bằng gang.
Khăn lau bếp
Khăn lau ở môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành ổ của vi khuẩn, từ đó các mầm bệnh gây hại phát sinh. Trong quá trình nấu ăn, lau dọn chắc chắn bạn sẽ phải ít nhiều sử dụng đến chúng. Vì thế tránh để vi khuẩn, chất bẩn tích tụ gây hạn, bạn nên thay khăn lau bếp mỗi tháng một lần.
Nồi nhôm
Những chiếc nồi nhôm có ưu thế là dẫn nhiệt tốt và giá thành rẻ, được rất nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sử dụng nồi nhôm có thể gây hại vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm gây độc cho cơ thể người. Một khi cơ thể bị nhiễm nhôm cao sẽ gây giảm hồng cầu trong máu, làm mất canxi và photpho trong xương nên tốt nhất chúng ta không nên dùng nồi nhôm nấu ăn trong khoảng thời gian dài.
Bồn rửa bát
Bồn rửa chén bát thực sự là một nơi "vô cùng kém vệ sinh". Nơi này hội tụ nhiều yếu tố để vi khuẩn sinh sôi như vụn thực phẩm, môi trường ẩm ướt. Chúng ta cần chú ý vệ sinh bồn rửa bát thật kỹ càng và tránh ngâm bát đũa lâu trong bồn.
Thớt
Theo một nghiên cứu đến từ trường Đại học Arizona, Mỹ, số vi khuẩn ở bề mặt thớt là 4.000 vi khuẩn/1cm2, nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu. Thớt được dùng để thái đồ sống lưu lại rất nhiều vi khuẩn gây ngộ độc, tiêu chảy như salmonella và campylobacter. Đặc biệt là những vết xước trên bề mặt thớt có rất nhiều vụn gỗ, nhựa. Chắc chắn bạn sẽ không muốn những vụn này có trong thực phẩm hoặc cơ thể mình đúng không?
Hình ảnh: Minh họa
Bệnh không lây nhiễm và những thách thức Các bệnh không lây nhiễm (BKLN) như bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... đang gia tăng nhanh chóng, trở nên phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong, tàn tật hàng đầu, ảnh hưởng thiệt hại kinh tế, tạo nên những thách thức lớn đối với nền y tế. Hội nghị cấp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dị ứng và đau đầu do xoang

Đối đầu với mệt mỏi do đa xơ cứng

5 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ rau diếp

Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser

Cấp cứu thành công chuyên gia nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp

Loại quả Việt Nam xuất khẩu tỷ USD: Ngừa ung thư, tốt cho não

6 loại thực phẩm gây hại hệ tiêu hóa

6 tác dụng của nước vối với sức khỏe

Rối loạn mỡ máu đến mức nào thì cần dùng thuốc?

Bất ngờ với 8 lợi ích sức khỏe khi đứng làm việc

Phát triển kỹ thuật phục hồi chức năng chuyên sâu

Anti vắc-xin: Từ niềm tin mù quáng đến thảm họa sức khỏe
Có thể bạn quan tâm

Xử lý 2 tài xế xe ôm đánh nhau loạn xạ trên đường ở Hóc Môn
Pháp luật
00:27:07 30/03/2025
Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong
Tin nổi bật
00:11:45 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Cẩm Ly sang Mỹ phẫu thuật: Òa khóc trước khi lên bàn mổ, Minh Tuyết nói một câu
Tv show
23:13:08 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chính thức đóng cửa USAID
Thế giới
22:12:40 29/03/2025