Tướng Thủy quân lục chiến Mỹ tiết lộ rủi ro lớn nhất đối với lực lượng của mình
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) sẽ không có vũ khí cần thiết để chiến đấu, trừ khi Quốc hội và Lầu Năm Góc tài trợ, chỉ huy của lực lượng này cảnh báo.
Thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc tập trận chung Cobra Gold ở tỉnh Rayong, ven biển Thái Lan, vào ngày 28/2/2020. Ảnh: AFP
Tướng David Berger cảnh báo rằng, nếu Quốc hội và Lầu Năm Góc không “sẵn sàng hỗ trợ” lực lượng của ông, USMC có thể sẽ “gặp phải tình huống tồi tệ” sau khi bỏ “những phương tiện cũ” như xe tăng và pháo binh mà không nhận được những thiết bị mới với khả năng tiên tiến để thay thế.
Người đàn ông đã đưa Taliban vào thủ đô Kabul bất ngờ lên tiếng
Video đang HOT
Ông cho biết tại một sự kiện trực tuyến do Trung tâm An ninh của Mỹ tổ chức rằng: “Chúng tôi đang ở trong một tình huống khó khăn, cần có những thay đổi nhanh chóng”.
Vị tướng này cũng nhắc đến chiến lược mới của Thủy quân lục chiến được gọi là Thiết kế Lực lượng USMC 2030. Trong vài năm qua, USMC đã loại bỏ những gì họ coi là phần cứng lỗi thời, được cho là không phù hợp với vai trò, mục đích mới của lực lượng này.
Ngoài xe tăng, pháo binh và các đại đội bắc cầu, Thủy quân lục chiến cũng loại bỏ trực thăng hạng nặng để chuẩn bị các phương tiện tiên tiến mới, “đủ khả năng đáp ứng cho tương lai”, như USMC đưa ra hồi tháng 5/2021
Năm 2023, Berger hy vọng Thủy quân lục chiến sẽ được trang bị các bệ phóng tên lửa chống hạm NMESIS kết hợp với tàu sân bay chở đạn bằng máy bay không người lái cũng như Phương tiện chiến thuật hạng nhẹ (JLTV) để có sức cơ động và hỏa lực cao hơn. Ông cũng muốn có thêm nhiều radar và máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Tuy nhiên, hiện tại, ưu tiên cấp bách nhất của ông là mua tàu chiến đổ bộ hạng nhẹ (LAW) để lực lượng của mình được cơ động hơn.
Những con tàu này vốn được đưa vào danh sách mua sắm cho năm tài chính 2022 nhưng đã bị Hải quân loại bỏ do vấn đề về ngân sách. Berger hy vọng chúng sẽ nằm trong ngân sách chi tiêu của năm tài chính 2023.
Nhật-Mỹ lên kế hoạch cho tình huống bất ngờ tại Đài Loan
Nhật Bản và Mỹ được cho là đang lên kế hoạch thiết lập một căn cứ để làm nơi tổ chức tấn công trong trường hợp trường hợp khẩn cấp xảy ra tại Đài Loan.
Kyodo News ngày 23.12 dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản tiết lộ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) và quân đội Mỹ đang vạch kế hoạch hành động chung để ứng phó trường hợp bất ngờ tại Đài Loan.
Theo kế hoạch, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ thiết lập một căn cứ tạm thời để tổ chức tấn công tại một đảo nào đó trong chuỗi đảo Nansei - khoảng 200 đảo nằm trải dài từ phía tây nam Nhật Bản đến Đài Loan, gồm đảo có người ở lẫn không có người.
Quân đội Mỹ sẽ được JSDF hỗ trợ đưa binh sĩ đến các đảo khi tình huống bất ngờ tại Đài Loan sắp xảy ra. Nguồn tin cho hay có khoảng 40 địa điểm đang được cân nhắc.
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ tập trận tại đảo Okinawa, Nhật Bản. ẢNH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ
Việc triển khai lực lượng nhiều khả năng sẽ biến các đảo thành mục tiêu bị tấn công, gây nguy hiểm cho người dân. Do đó, Nhật Bản được cho là sẽ cần những sửa đổi về pháp lý để hiện thực hóa kế hoạch.
Theo nguồn tin, Nhật Bản và Mỹ có thể sẽ bắt đầu hợp thức hóa kế hoạch hành động này tại cuộc họp 2 2 giữa bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước vào đầu tháng 1.2022.
Việc phát triển kế hoạch này có thể sẽ khiến Trung Quốc phản ứng vì nước này coi Đài Loan là vùng lãnh thổ và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để tái kiểm soát.
Trung Quốc gần đây triệu tập đại sứ Nhật Bản để phản đối về những phát biểu của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về Đài Loan.
Phát biểu tại một sự kiện vào đầu tháng, ông Abe nhấn mạnh rằng bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào về an ninh xảy đến với Đài Loan cũng sẽ là trường hợp khẩn cấp đối với Nhật Bản và đối với liên minh an ninh Nhật-Mỹ.
Tại một hội nghị hôm 14.12, ông Abe cũng cảnh báo Trung Quốc có thể chuốc lấy đòn tự sát nếu thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự đối với Đài Loan.
Tiêm kích Mỹ lần đầu hạ cánh thẳng đứng trên chiến hạm Nhật F-35B Mỹ hạ cánh thẳng đứng trên tàu JS Izumo, đánh dấu lần đầu tiêm kích vận hành trên chiến hạm Nhật từ sau Thế chiến II. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua thông báo tiêm kích tàng hình F-35B thủy quân lục chiến Mỹ đã lần đầu đáp xuống tàu sân bay trực thăng JS Izumo trong cuộc thử nghiệm diễn...