Tương quan uy lực hạt nhân của các lực lượng quân sự thế giới
Mặc dù kho vũ khí hạt nhân toàn cầu đã giảm đi đáng kể từ sau Chiến tranh Lạnh, song ước tính hiện vẫn còn khoảng 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, trong đó Mỹ và Nga là hai nước sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất.
Từ năm 1970, 190 quốc gia đã gia nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). NPT công nhận 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới là Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc. Cả 5 nước này từng thử nghiệm vũ khí hạt nhân trước khi NPT có hiệu lực. Theo con số thống kê vào tháng 12/2017 của Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ, kho vũ khí của Nga gồm 6.800 đầu đạn hạt nhân, trong đó có 1.710 đầu đạn đã được triển khai.
Các đầu đạn hạt nhân có thể được đem ra sử dụng hoặc lưu trữ trong kho và nếu được triển khai, chúng sẽ được gắn trên các tên lửa hoặc đặt tại các căn cứ không quân. Tương tự Nga, Mỹ cũng đang tiến hành cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân và ước tính chỉ còn khoảng 6.600 đầu đạn hạt nhân, trong đó có 1,650 đầu đạn được triển khai.
Ngoài 2 nước sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất thế giới là Nga và Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc đều đã gia nhập hiệp ước NPT và các nước thành viên của NPT đều cam kết không duy trì kho vũ khí hạt nhân vĩnh viễn. Pháp hiện vẫn duy trì ổn định số lượng đầu đạn hạt nhân khoảng 300 đầu đạn, trong đó có 280 đầu đạn được triển khai.
Video đang HOT
Trung Quốc được cho là đang tăng cường dự trữ đầu đạn, trong đó có khoảng 270 đầu đạn hạt nhân chiến lược. Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ nhận định các đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc dường như chưa được triển khai, thay vào đó vẫn đang được lưu trữ trong kho dưới sự kiểm soát tập trung.
Kho vũ khí của Anh hiện có khoảng 250 đầu đạn hạt nhân và nước này đang lên kế hoạch cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân xuống còn “chưa đầy 180″ đầu đạn vào giữa những năm 2020. Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ ước tính số lượng đầu đạn hạt nhân trên mỗi tàu ngầm của Anh đã giảm từ 48 xuống còn 40 đầu đạn.
Mặc dù chưa từng ký hiệp ước NPT song Pakistan được cho là sở hữu kho vũ khí hạt nhân gồm 130-140 đầu đạn. Tuy vậy, Pakistan dường như chưa triển khai bất kỳ đầu đạn nào mà vẫn lưu trữ ở khu vực phía nam. Trong khi kho vũ khí hạt nhân của một số nước như Pháp gần như không thay đổi, Pakistan được cho là đã chế tạo thêm đầu đạn hạt nhân.
Tương tự Pakistan, Ấn Độ cũng chưa ký hiệp ước NPT và hiện sở hữu tổng cộng 120-130 đầu đạn hạt nhân. Mặc dù chưa triển khai các đầu đạn này, song Ấn Độ vẫn tiếp tục chế tạo thêm để gia tăng số lượng đầu đạn hạt nhân.
Theo các chuyên gia, mặc dù có thể không mở rộng thêm nhưng tất cả các nước sở hữu vũ khí hạt nhân đều đang có kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí này, bất chấp quy định của hiệp ước NPT. Mặc dù chưa được triển khai song Israel hiện vẫn có khoảng 80 đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí. Nước này được cho là có đủ lượng plutonium để sản xuất từ 100-200 đầu đạn hạt nhân.
Được xem là “điểm nóng” hạt nhân ở châu Á, Triều Tiên từng ký NPT song đã rời khỏi hiệp ước này vào năm 2003. Từ năm 2006 đến nay, Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân, trong đó vụ thử gần nhất và cũng là vụ thử mạnh nhất được tiến hành vào tháng 9/2017. Bình Nhưỡng được cho là sở hữu từ 10-20 đầu đạn hạt nhân, song hiện chưa rõ các đầu đạn này đã được triển khai lên các tên lửa hay chưa. Cộng đồng quốc tế vẫn để ngỏ khả năng Triều Tiên đạt được công nghệ gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa đạn đạo tầm xa.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Mỹ phát triển tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân
Mẫu tên lửa hành trình mới sẽ giúp Mỹ tăng cường khả năng răn đe hạt nhân và mở rộng năng lực tác chiến của không quân.
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Ảnh: US Navy.
Quân đội Mỹ mới đây trao cho hai tập đoàn vũ khí Lockheed Martin và Raytheon hợp đồng trị giá 900 triệu USD nhằm chế tạo một tên lửa hành trình mới mang đầu đạn hạt nhân dành cho các oanh tạc cơ tầm xa, Sputnik hôm qua đưa tin.
Theo không quân Mỹ, hợp đồng được thực hiện trong thời hạn 54 tháng. Sau khi thử nghiệm các nguyên mẫu, chỉ một trong hai nhà thầu này được lựa chọn để sản xuất 1.000 tên lửa. Tuy nhiên không phải tất cả tên lửa này đều được trang bị đầu đạn hạt nhân.
"Vũ khí này sẽ cho phép tăng cường khả năng răn đe của bộ phận trên không thuộc bộ ba hạt nhân của Mỹ đồng thời mở rộng khả năng tác chiến của lực lượng không quân Mỹ", Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson cho biết.
Theo các nguồn tin, tập đoàn Boeing cũng tham gia mời thầu việc phát triển loại tên lửa mới này nhưng không lọt vào danh sách lựa chọn cuối cùng.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Chuyên gia đánh giá điểm yếu của tên lửa Triều Tiên Giới chuyên gia cho rằng Triều Tiên hiện vẫn chưa đạt được thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân cũng như hoàn thiện công nghệ hồi quyển cho tên lửa, dù Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa nước này có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ. Chuyên gia Hàn Quốc phân tích sóng địa chấn...