Tương quan lực lượng trên bán đảo Triều Tiên
So sánh tương quan lực lượng quân sự của 3 bên hiện diện trên bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố đã phê chuẩn kế hoạch tấn công hạt nhân các mục tiêu của Mỹ.
Quân đội Hàn Quốc trong một buổi tập luyện gần biên giới với Triều Tiên ngày 4/4.
Con số được lấy từ báo cáo “Tương quan quân sự” năm 2011 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế có trụ sở ở London.
Chi tiêu cho quốc phòng hàng năm của Triều Tiên năm 2008 ước tính vào khoảng 8,2 tỷ USD, hay 22-24%GDP, trong khi của Hàn Quốc năm 2012 là 30,8 tỷ USD hay 2,7%.
Hàn Quốc được “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ bảo vệ trong khi Triều Tiên, quốc gia đã tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2 vừa qua, tuyên bố là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tầm xa của các tên lửa, khả năng sản xuất và gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa Triều Tiên là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng Triều Tiên chưa thể gắn được thiết bị hạt nhân lên tên lửa đạn đạo có khả năng nhắm tới các căn cứ hoặc lãnh thổ Mỹ.
Tương quan lực lương (thứ tự Triều Tiên Hàn Quốc ( Mỹ))
Lực lượng mặt đất
Thứ tự Triều Tiên Hàn Quốc ( Mỹ)
Video đang HOT
Binh sỹ chính quy 1,2 triệu 655.000 ( 28,000)
Dự bị/bán quân sự 5-7,7 triệu 3,0 triệu
Xe tăng 4.100 2.400 ( 50)
Xe chở quân bọc thép 2.500 2.600 ( 110)
Khẩu đội pháo 8.500 5.200 ( 16)
Máy phóng tên lửa đa năng 5.100 200 ( 40)
Pháo cối 7.500 6.000
Súng phòng không 11.000 300
Lực lượng không quân
Máy bay chiến đấu 820 (620 có thể triển khai) 460 ( 90)
Trực thăng 300 680 ( 120)
Lực lượng hải quân
Tàu chiến 3 19
Tàu tuần tra và tàu biển 383 111
Tàu ngầm 70 23
Tàu đệm khí 135 5
Tàu đổ bộ 130 41
Theo Dantri
Bán đảo Triều Tiên: Nga lo "bùng nổ", Trung kêu gọi kiềm chế
Nga hôm nay lên tiếng lo ngại về khả năng tình hình Triều Tiên "bùng nổ" và một sai sót đơn giản cũng có thể khiến cuộc khủng hoảng trượt khỏi kiểm soát. Trong khi đó, Trung Quốc kêu gọi kiềm chế khi Triều Tiên chặn người Hàn Quốc vào khu công nghiệp chung.
Bích kích pháo K-55 của Hàn Quốc trong một cuộc tập huấn ở sát biên giới với Triều Tiên ngày 3/4.
"Nga không khỏi lo ngại bởi chúng ta đang nói về tình hình bùng nổ ở ngay sát biên giới Viễn Đông của chúng ta", thứ trưởng Ngoại giao Igor Morgulov cho biết trên hãng thông tấn Nga Interfax.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao khi Bình Nhưỡng đe dọa tấn công tên lửa và hạt nhân Mỹ cùng đồng minh Hàn Quốc, nhằm phản ứng với lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với nước này và cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.
"Trong bầu không khí căng thẳng hiện nay, chỉ một sơ xuất sơ đẳng của con người hay lỗi kỹ thuật cũng có thể khiến tình hình vượt ra ngoài vòng kiểm soát và rơi xuống vực nguy hiểm", ông Morgulov cho biết thêm.
Nga có chung biên giới ngắn với Triều Tiên ở nam Vladivostok, thuộc vùng Viễn Đông, song trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Nga đang cho thấy rõ là họ lái chỉ trích ra khỏi nước láng giềng. "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế bình luận hay hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình", ông Morgulov cho hay.
Trong động thái leo thang mới nhất vào hôm nay, Triều Tiên đã cản người Hàn Quốc vào khu công nghiệp chung Kaesong của hai nước. Đây là nơi cung cấp nguồn tiền đáng kể cho Triều Tiên.
Trung Quốc kêu gọi kiềm chế
Ngay lập tức, Trung Quốc cũng kêu gọi các bên trên bán đảo Triều Tiên "bình tĩnh và kiềm chế".
"Theo tình hình hiện nay, Trung Quốc tin rằng tất cả các bên cần phải bình tĩnh và kiềm chế", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ, nhắc lại quan điểm thường thấy của Bắc Kinh.
Ông Hồng Lỗi cũng cho biết thêm, hôm qua, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zhang Yesui đã gặp đại sứ Triều Tiên ở Bắc Kinh, cũng như gặp đại sứ của các nước Mỹ, Hàn Quốc, để bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng về tình hình trên bán đảo" Triều Tiên.
Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên "không có hành động khiêu khích và không được có những hành động làm xấu thêm tình hình", ông Hồng Lỗi cho hay.
Bắc Kinh là đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng nhiều thập niên qua và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho đất nước nghèo khó này.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bị đẩy tăng cao trong 1 tuần qua, với Bình Nhưỡng tuyên bố tái khởi động lò phản ứng hạt nhân để phục vụ cho chương trình vũ khí hạt nhân của nước này. Hôm thứ sáu vừa qua, Bình Nhưỡng đã yêu cầu tên lửa sẵn sàng khai hỏa, vài giờ sau khi máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ, máy bay có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tới tham gia tập trận chung cùng với Hàn Quốc.
Bất kỳ động thái nào đối với khu công nghiệp Kaesong, được thành lập năm 2004, đều có sức nặng và có khả năng đẩy căng thẳng lên cao hơn nữa.
Trước đây cả hai miền Triều Tiên đều không cho phép căng thẳng giữa hai nước ảnh hưởng đến Kaesong, nơi duy nhất tồn tại hợp tác thực sự giữa hai miền Triều Tiên và được cho là ngọn đèn thắp cho sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Dantri
CHDCND Triều Tiên cấm công nhân Hàn Quốc nhập cảnh vào KCN Kaesong Sáng nay 3/4, CHDCND Triều Tiên lại tiếp tục hành động đầy khiêu khích khi từ chối cho công nhân Hàn Quốc nhập cảnh vào khu công nghiệp phức hợp Kaesong. Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã khẳng định CHDCND Triều Tiên cho phép công nhân rời khỏi khu công nghiệp chung của 2 nước (KCN) Kaesong nhưng không chấp nhận cho họ...