Tướng quân đội lên làm Thủ tướng: Điều gì chờ đợi Thái Lan?
Giới phân tích cho rằng mặc dù việc bổ nhiệm Tướng Prayuth mở đường cho việc thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay của Hội đồng tư vấn quân sự, cơ quan mà theo hiến pháp mới có quyền kiểm soát chính phủ lâm thời, nhất là trong vấn đề an ninh.
Tướng Prayuth
Tướng Prayuth đã cho biết ông có kế hoạch thúc đẩy một năm cải cách chính trị trước khi diễn ra cuộc bầu cử mới, dự kiến diễn ra vào cuối năm 2015.
Gothom Arya, giảng viên về nghiên cứu nhân quyền ở đại học Mahidol, trường đại học danh tiếng của Thái Lan, cho rằng, cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng là nhằm trao cho Tướng Prayuth “quyền lực để điều hành đất nước theo đúng luật”, “cho ông quyền hợp pháp trong hệ thống cầm quyền của Thái Lan”.
Việc đề cử và bỏ phiếu, theo giới phân tích, không có gì gây ngạc nhiên.
Theo phóng viên Jonathan Head của hãng tin Anh BBC ở Bangkok, cuộc bỏ phiếu bầu Thủ tướng thứ 29 của Thái Lan diễn ra khá hình thức và chóng vánh, chỉ kéo dài có 15 phút. 191 trên tổng số 194 thành viên quốc hội đã bỏ phiếu ủng hộ Tướng Prayuth, ứng viên duy nhất của cuộc bỏ phiếu. Và các thành viên của cơ quan lập pháp phần đa là người trong giới nhà binh và cảnh sát.
Tướng Prayuth sẽ từ chức là lãnh đạo quân đội vào tháng 9 tới nhưng sẽ vẫn là người đứng đầu Hội đồng cố vấn, được gọi là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia.
Nhiệm vụ tiếp theo của Tướng Prayuth là bổ nhiệm nội các 35 thành viên và giám sát việc thiết lập hội đồng cải cách gồm 250 thành viên, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một cuộc cải cách chính trị và chính phủ từ gốc đến ngọn. Giới phân tích nhận định đây là một chương trình nghị sự vô cùng tham vọng.
Một số nhà phân tích nhận định Tướng Prayuth sẽ thành công đến đâu trong tham vọng trên phụ thuộc vào việc ông sử dụng “bàn tay quyền lực” của mình khéo léo như thế nào. Giới phê bình cho rằng ông là người quá thẳng thắn và thiếu kiên nhẫn, lại có cái nhìn khá bảo thủ. Trong khi đó, những người ủng hộ ông đánh giá ông là người quyết đoán, biết lắng nghe.
Dựa vào cuộc đảo chính không tiếng súng mà ông tiến hành hồi tháng 5, cho đến nay có vẻ như có ít sự phản kháng. Song giới phân tích cảnh báo điều này có thể thay đổi khi đối mặt với những vấn đề khó khăn hơn.
Video đang HOT
Tướng Prayuth đã không có mặt trong cuộc bỏ phiếu ở quốc hội vào ngày hôm nay. Trước đó, ông cho biết sẽ trao lại quyền lực cho chính quyền dân sự khi lộ trình hòa giải 3 bước, trong đó có chính phủ lâm thời giám sát các cải cách và bầu cử, được hoàn tất.
Ngay sau khi được quốc hội bỏ phiếu bổ nhiệm làm thủ tướng, Tướng Prayuth, đang thị sát một đơn vị quân đội ở bên ngoài Bangkok, đã được phóng viên hỏi về thông tin. Ông cho biết “Tôi không biết là tôi đã được yêu cầu gia nhập” và lắc đầu cho biết thêm: “Trước hết, tôi muốn đất nước tiến lên”.
Cải cách từ “gốc đến ngọn”
Mặc dù chỉ là thủ tướng lâm thời trong giai đoạn quân đội lên kế hoạch tổ chức một cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm 2015, nhưng ông Prayuth được cho là vẫn nắm giữ nhiều quyền lực, bởi ông vẫn là người đứng đầu Hội đồng tư vấn được gọi là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia, được thành lập sau cuộc đảo chính hồi tháng 5.
Song ông Prayuth đã cam kết sẽ tiến hành một cuộc cải cách “từ gốc tới ngọn” nhằm ngăn Thái Lan quay trở lại những năm bất ổn như vài năm qua và có thể phục hồi nền dân chủ trong năm tới.
Trong khi đó, có nhiều lo ngại về khả năng quân đội Thái Lan đang củng cố kiểm soát của mình ở đất nước Đông Nam Á này. Bên cạnh lựa chọn các thành viên quốc hội, Hội đồng tư vấn quân sự đã ra một hiến pháp lâm thời hồi tháng 7 vừa qua, trao cho quân đội nhiều quyền lực. Theo bản hiến pháp mới này, Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia được quyền kiểm soát chính phủ lâm thời đặc biệt trong các vấn đề liên quan tới an ninh.
Hội đồng tư vấn quân sự cũng bổ nhiệm Hội đồng cải cách quốc gia, sẽ giúp đưa ra một hiến pháp lâu dài dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2015.
Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc giữa những người ủng hộ bà Yingluck, anh trai Thaksin của bà, tỷ phú truyền thông chuyển sang làm chính trị bị lật đổ trong một cuộc đảo chính vào năm 2006, và phe bảo hoàng ở thủ đô và miền nam.
Giới phân tích cho rằng kế hoạch cải cách của Tướng Prayuth phản ánh yêu cầu của phe biểu tình chống chính phủ của bà Yingluck, những người đã có “đóng góp lớn” khiến bà Yingluck phải từ chức. Họ muốn một hệ thống bầu cử có thể loại bỏ được ảnh hưởng của ông Thaksin
Kể từ khi lên nắm quyền, Hội đồng tư vấn đã “loại” nhiều quan chức có liên quan đến ông Thakisn trong các cơ quan dân sự và lực lượng cảnh sát.
Tuy nhiên Tướng Prayuth và các quan chức trong Hội đồng tư vấn đã khẳng định nhờ có sự kiểm soát của quân đội mà Thái Lan đã ổn định trở lại sau nhiều tháng biểu tình bạo lực.
Là một lãnh đạo thẳng tính, ông Prayuth lên làm tư lệnh quân khu thứ nhất, giám sát Bangkok và miền trung, năm 2006 và trở thành tổng tư lệnh quân đội năm 2010.
Một giảng viên Đại học Mahidol khác cho rằng rất khó có thể biết điều gì diễn ra tiếp theo ở Thái Lan. “Nếu Tướng Prayuth không tôn trọng tiến trình cải cách, chính phủ lâm thời và cuộc bầu cử, chúng ta sẽ còn thấy bất ổn”, ông nhận định.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Thái Lan ấn định thời điểm ra phán quyết với Thủ tướng Yingluck
Tòa án hiến pháp Thái Lan hôm nay cho biết sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 7/5 tới về việc có cách chức Thủ tướng Yingluck Shinawatra về tội lạm quyền hay không.
Thủ tướng Yingluck tới tòa án hiến pháp ngày 6/5.
Thủ tướng Yingluck đã bị cáo buộc lạm quyền khi tiến hành điều chuyển công tác chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia, ông Thawil Pliensri, vào năm 2011. Phe đối lập khi đó cho rằng quyết định thuyên chuyển ông Thawil là nhằm làm lợi cho đảng của bà.
Bà Yingluck hôm nay đã tới tòa án để bác bỏ cáo buộc, vốn được một nhóm nghị sĩ đưa ra.
"Tôi không vi phạm bất kỳ quy định nào. Tôi không được hưởng lợi từ gì việc bổ nhiệm này", bà Yingluck tuyên bố trước tòa ngày 6/5.
Tuy nhiên, Chủ tịch tòa án hiến pháp Charoon Intachan cho hay 9 thành viên của tòa án đã nghe đủ các bằng chứng và sẵn sàng đưa ra phán quyết.
"Phiên tòa đã kết thúc và tòa án sẽ đưa ra phán quyết vào trưa ngày 7/5", ông Charoon nói.
Nếu bị kết tội, bà Yingluck có thể phải từ chức và cấm tham gia chính trị.
Vụ việc trên, một trong 2 trở ngại pháp lý mà bà Yingluck phải đối mặt, diễn ra giữa lúc cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng qua tại Thái Lan đã tới thời điểm quan trọng.
Những người biểu tình chống chính phủ vẫn đang tập trung trên các con phố ở thủ đô Bangkok - mặc dù số lượng đã giảm đi nhiều - và những người ủng hộ Thủ tướng Yingluck cũng đe dọa tuần hành để bảo vệ bà.
Phe "áo đỏ" ủng hộ chính phủ đã cam kết bảo vệ bà Yingluck khỏi việc bị lật đổ, và bất kỳ quyết định nào nhằm lật đổ nữ Thủ tướng có thể gây ra những lo ngại về các vụ xô xát chết người giữa 2 phe chính trị đối lập.
Ít nhất 25 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong bạo lực chính trị liên quan tới các cuộc biểu tình kéo dài suốt 6 tháng qua.
Tòa án hiến pháp đóng một vai trò quan trọng trong những chương gần đây của nền chính trị Thái Lan.
Những người chỉ trích cho rằng tòa án này vội vàng trong vụ việc của bà Yingluck và cáo buộc rằng các phán quyết trước đó cho thấy tòa có thành kiến chính trị với gia tộc Shinawatra.
Vào năm 2008, tòa án hiến pháp Thái Lan đã bãi nhiệm 2 thủ tướng có liên quan tới gia đình Thaksin.
Hàng chục nghìn người biểu tình chống chính phủ Thái Lan lại xuống đường Ngày 29/3, hàng chục nghìn người biểu tình của phe đối lập lại tuần hành qua các đường phố của thủ đô Bangkok yêu cầu thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức. Cuộc biểu tình diễn ra chỉ một ngày trước khi cử tri Thái Lan đi bầu Thượng viện vào hôm nay. Màn phô trương lực lượng của phe đối lập diễn ra...