Tướng Ngọ qua đời: ‘Nghi can duy nhất chết sẽ đình chỉ vụ án’
Trường hợp người đã chết là bị can duy nhất trong vụ án đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần ngày 18/2
Trao đổi vơi PV tối 18/2, luật sư Nguyễn Thanh Sơn (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng trong quy định của luật tố tụng hình sự khi đã khởi tố vụ án mà chưa khởi tố bị can, tức là chưa xác định được người bị tố cáo có dấu hiệu phạm tội thì khi người bị tố cáo chết thì vụ án vẫn được cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án để xác định các đối tượng liên quan.
Đối với trường hợp người đã chết là bị can duy nhất trong vụ án đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án.
“Đối với trường hợp của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ bị Dương Chí Dũng tố cáo ông Ngọ là người mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, trong vụ việc này cơ quan có thẩm quyền mới khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước theo điều 286 Bộ luật hình sự, tuy nhiên chưa khởi tố bị can, tức là chưa khẳng định được ông Ngọ có liên quan trong vụ án này hay không nên việc ông Ngọ mất thì cơ quan điều tra vẫn tiếp tục điều tra vụ án như đã khởi tố để tìm ra người nào báo tin cho Dương Chí Dũng, có phải ông Ngọ hay người nào khác báo tin cho Dương Chí Dũng. Trong trường hợp xác định đúng ông Ngọ là người duy nhất mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn và ông Ngọ đã chết thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án”, luật sư Sơn nói.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài chiều ngày 7/1/2014. Ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải, có mặt tại tòa với tư cách là nhân chứng, tiếp tục khai về các diễn biến liên quan đến vụ việc.
Video đang HOT
Ông Dương Chí Dũng đã khai chính thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ mật báo tin ông Dũng bị khởi tố và gợi ý tạm lánh đi một thời gian.
Tối 18/2, tai Bệnh viện 108 Hà Nội, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần sau thời gian điều trị tại bệnh viện này vì căn bệnh ung thư. Theo một lãnh đạo Bộ Công an, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã điều trị tại Bệnh viện 108 một thời gian dài vì căn bệnh hiểm nghèo. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ (SN 1954), tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân. Ông Phạm Quý Ngọ đã trải qua nhiều cương vị công tác, chức vụ trong ngành công an. Ông từng là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình. Năm 2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân – Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân năm 2008. Năm 2010, ông được chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm, Bộ Công an. Tháng 8/2010, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.Tháng 1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tháng 7/2013, ông được thăng hàm Thượng tướng Công an. Trong quá trình công tác trong ngành công an, ông Phạm Quý Ngọ từng tham gia chỉ đạo nhiều vụ án quan trọng. Ông là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Theo Xahoi
Tướng Phạm Quý Ngọ vẫn rất lạc quan trong thời gian bị bệnh
Đại tá Phạm Văn Sinh, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an xác nhận, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã qua đời vào lúc 21h 05 phút tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ (ngoài cùng, bên trái) trong lễ nhận quyết định phong hàm Thượng tướng do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao được tổ chức tại Phủ chủ tịch.
Trao đổi nhanh với phóng viên, Đại tá Phạm Văn Sinh, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an xác nhận, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đã qua đời vào lúc 21h05 tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108.
"Anh Ngọ mất chính thức là vào lúc 21h 05' tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, còn thông tin nói mất lúc 16h là không chính xác. Các thông tin chính thức cụ thể sẽ được thông báo vào ngày mai", Đại tá Sinh cho hay.
Cũng theo Đại tá Sinh, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời do bệnh về gan.
"Trước đây, gan anh Ngọ đã yếu, phải ghép gan nên từ ngày đó đào thải cũng yếu, không tương thích. Còn bệnh tật không cụ thể nhưng chủ yếu là bệnh đó (gan - PV)", Đại tá Sinh nói.
Đại tá Sinh cũng chia sẻ: "Thời gian vừa qua, dù bệnh tật nhưng anh Ngọ vẫn rất lạc quan, tự tin nhưng không ngờ bệnh lại chuyển biến nhanh đến vậy. Hiện thi thể của anh Ngọ đang quàn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Cụ thể ngày nào tổ chức lễ tang thì vẫn chưa được bàn đến".
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954, quê quán tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân, được kết nạp vào Đảng ngày 19/4/1980.
Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông Ngọ từng giữ chức Bí thư đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình với hàm đại tá. Ngày 14/02/2006, ông Ngọ được bổ nhiệm kiêm chức thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thay cho thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.
Ngày 28/1/2008, ông Ngọ giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân, bộ Công An. Trên cương vị này, ông Ngọ giữ vai trò Chủ tịch Hội nghị cảnh sát các nước ASEAN lần thứ 29 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 5/2009.
Từ ngày 1/1/2010, ông Ngọ chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, bộ Công an.
Ngày 12/08/2010, ông được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông Ngọ được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 11.
Ngày 22/7/2013, ông Ngọ được chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng.
Trong suốt quãng thời gian hoạt động chính trị của mình, ông Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines.
Trước đó, trong vụ án xét xử nguyên Đại tá công an Dương Tự Trọng về tội tổ chức cho anh trai mình trốn ra nước ngoài, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa rằng ông Ngọ chính là người mật báo cho mình trước khi có quyết định khởi tố mình vì những sai phạm trong vụ án tại Vinalines. Ông Dũng còn tố cáo ông Ngọ đã nhận của mình tổng cộng 510 ngàn USD để giúp "chạy án". Từ những lời khai trên, ngày 8/1, TAND TP Hà Nội đã khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Ngày 17/2, trả lời báo chí, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó ban nội chính Trung ương cho biết có một số ý kiến đề xuất tạm đình chỉ công tác với ông Ngọ để làm rõ những tình tiết liên quan đến những tố cáo của Dương Chí Dũng. Ông Tuấn cũng cho biết ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này "nhạy cảm".
Theo Xahoi
Mối tình đẫm nước mắt của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa Trong thời gian bị tạm giam, Nguyễn Đức Nghĩa liên tục hỏi thăm bạn gái của mình là Hoàng Thị Yến. Giữa hai người còn rất nhiều ước mơ, dự định dang dở... Nguyễn Đức Nghĩa và Hoàng Thị Yến tại tòa. Trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, Hoàng Thị Yến (SN 1986, quê ở xã Đức Chính, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng...