Tướng Nga: Mỹ có thể đánh vào bất kỳ quốc gia nào từ trên quỹ đạo
Nga lo ngại về quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ lên quỹ đạo. Điều này sẽ cho phép Mỹ thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Quyết định của Hoa Kỳ trong việc tạo ra một tấm khiên phòng thủ trong không gian nhằm ngăn cản các tên lửa của địch đang làm sống lại khái niệm “Chiến tranh giữa các vì sao” trong thập niên 1980, Trung tướng Viktor Poznikhir nói tại một hội nghị an ninh ở Moscow.
“Việc phân tích hệ thống này cho thấy Hoa Kỳ dự định chiếm ưu thế chiến lược bằng cách phá hủy tên lửa đạn đạo của đối phương trước khi chúng rời bệ phóng”, tướng Poznikhir nói.
Theo tướng Poznikhir, nhờ các tên lửa được triển khai trong không gian, Hoa Kỳ sẽ có khả năng thực hiện các cuộc tấn công ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Video đang HOT
“Giống như các hệ thống Mark 41 (các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng được Mỹ triển khai ở châu Âu), chúng tôi không loại trừ khả năng các vũ khí từ không gian được sử dụng cho các cuộc tấn công phủ đầu vào các mục tiêu ở Nga và Trung Quốc. Một cuộc tấn công như vậy có thể nhắm vào bất kỳ mục tiêu nào trên toàn thế giới”, tướng Viktor Poznikhir nói thêm.
Vào tháng 6/2018, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc thành lập Lực lượng Vũ trụ. Theo lời tướng Poznikhir, Hoa Kỳ quyết tâm giành quyền lãnh đạo trong không gian chứ không chịu “đi đằng sau” Nga và Trung Quốc. Vào cuối tháng 2/2019, Tổng thống Mỹ đã ký một chỉ thị phê chuẩn việc thành lập lực lượng trên.
Đáp lại, Tham mưu trưởng Nga nói rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục tiến tới quân sự hóa không gian, Nga sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp tương ứng và bất đối xứng.
Cũng trong tháng 2/2019 và sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước INF và sau đó Nga cũng rời khỏi Hiệp ước này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ý định củng cố kho vũ khí của Nga để tự vệ trước tên lửa của NATO, cũng như phát triển các công nghệ tên lửa mới, nhưng cho biết nước Nga sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào.
Nh.Thạch (Theo RT)
Theo Petro times
Mỹ-Trung trên bờ vực chạy đua vũ trang
Tổng thống Donald Trump hồi tháng 2 tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), với cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước song phương này.
Tuy nhiên, ông Elbridge Colby, cựu trợ lý thứ trưởng quốc phòng về chiến lược và phát triển lực lượng của chính quyền Tổng thống Trump, khẳng định "lý do quan trọng nhất là Trung Quốc".
Vì không bị INF ràng buộc, Trung Quốc đã phát triển kho tên lửa tầm trung lớn nhất thế giới, bao gồm DF-21 và DF-26, theo báo Asahi Shimbun (Nhật Bản).
Mỹ đã củng cố lá chắn tên lửa của họ bằng cách thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo với Nhật Bản. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ khẳng định năng lực tên lửa đạn đạo tầm trung của Bắc Kinh đã trội hơn Washington cả về số lượng lẫn chất lượng. "Hiện tại, chúng ta không thể chống đỡ chỉ với một "tấm khiên", chúng ta cần thêm một "ngọn giáo'" - quan chức này khẳng định.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 của Trung Quốc có tầm bắn 4.500 km và khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân Ảnh: REUTERS
Theo truyền thông Mỹ, ngay khi INF hết hiệu lực, chính quyền Tổng thống Trump sẽ triển khai tên lửa hành trình tầm trung trên đất liền vào tháng 8, trước khi thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung vào tháng 11.
Ngoài ra, Washington còn lên kế hoạch triển khai chuyển tiếp tên lửa tầm trung truyền thống đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhiều khả năng là Nhật Bản và Philippines, theo một nguồn tin mật từ Lầu Năm Góc. Nếu điều này xảy ra, vùng Viễn Đông có nguy cơ biến thành địa điểm chiến tranh tên lửa giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong lúc tuyên bố rút Mỹ khỏi INF, Tổng thống Trump kêu gọi thiết lập một hiệp ước đa phương mới bao gồm Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác ý tưởng này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Ngô Khiêm, tuyên bố hồi cuối tháng 3 rằng: "INF là hiệp ước song phương giữa Mỹ và Nga. Trung Quốc phản đối sự đơn phương vô hiệu hóa của Mỹ, cũng như sự đa phương hóa đối với hiệp ước này".
Cao Lực
Theo Nguoilaodong
Thiếu quân, chính quyền Mỹ "dụ" dân nhập ngũ Người dân Mỹ ngày nay ít quan tâm đến chuyện phục vụ trong quân ngũ và tình trạng này đã đạt đến mức độ cần phải báo động. Nhà phân tích quân sự William M Arkin đã viết như thế trên báo The Guardian ngày 10-4. Theo đó, tình hình đã trở nên gay cấn đến mức chỉ để duy trì các lực...