Tướng Mỹ tuyên bố sốc về sức mạnh đáng gờm của quân đội Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc có sức mạnh để thay thế Mỹ trở thành siêu cường của thế giới, Tướng 4 sao Jack Keane đã nghỉ hưu của Mỹ cảnh báo sốc.
Tướng Mỹ 4 sao Jack Keane đánh giá rất cao sức mạnh của quân đội Trung Quốc.
Theo vị Tướng Mỹ, Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng với tư cách là một trong những quân đội lớn nhất thế giới và cũng có khả năng công nghệ như Mỹ,
Tham gia chương trình Mở một cửa sổ mới “ Opens a New Window” – của FOX Business hôm 28/5, Tướng Keane cho biết: “Trung Quốc đã đạt được rất nhiều lợi thế mà chúng tôi từng có được, khả năng quân sự của họ đang bắt đầu thống trị khu vực Thái Bình Dương và họ có thể thay thế Mỹ trở thành cường quốc toàn cầu hiện nay. Chính quân đội của họ cũng như động cơ kinh tế của họ sẽ giúp họ làm điều đó”.
Chiến tranh thương mại dai dẳng cũng như các động thái quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Mỹ cũng tiến hành tự do tuần tra hàng hải gần đây đã làm căng thẳng quan hệ ngoại giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng trong 24 năm liên tiếp. Đây là nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Năm 2018, nước này đã chi 250 tỷ USD cho quân đội.
Theo Danviet
Xung đột Ấn Độ-Pakistan: Quân đội nước nào "khủng" hơn?
Ấn Độ và Pakistan mặc dù có sức mạnh quân sự khác biệt nhưng đều là hai cường quốc hạt nhân.
Binh sĩ Ấn Độ
Video đang HOT
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đã leo thang sau vụ đánh bom tự sát giữa tháng 2 ở khu vực tranh chấp Kashmir khiến 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng. Nhóm phiến quân Jaish-e-Mohammad (JeM) ở Pakistan tuyên bố chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công này.
Sau đó, các máy bay chiến đấu của Ấn Độ tiến hành cuộc không kích trả đũa để phá hủy những gì New Delhi mô tả là "trại khủng bố" do JeM điều hành.
Tuy nhiên, Pakistan chỉ trích cuộc không kích, cáo buộc Ấn Độ thực hiện một hành động "khủng bố môi trường" bằng cách phá hủy một rừng thông thay vì trại huấn luyện thánh chiến.
Căng thẳng lên đến đỉnh điểm sau cuộc chạm trán trên không giữa hai nước. Ấn Độ nói rằng họ đã bắn hạ một máy bay phản lực Pakistan trong khi Islamabad phủ nhận thông tin này.
Giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng, nhiều chuyên gia lo ngại chiến tranh có thể nổ ra giữa hai quốc gia láng giềng.
Ấn Độ và Pakistan có sức mạnh quân sự khác biệt nhưng đều là hai cường quốc hạt nhân. Một cuộc chiến giữa hai nước chắc chắn sẽ để lại thảm họa thảm khốc.
Ngân sách dành cho quân đội
Năm 2018, Ấn Độ đã chi bốn nghìn tỷ rupee (58 tỷ USD), tương đương 2,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), để hỗ trợ 1,4 triệu binh sĩ đang hoạt động, theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS).
Năm ngoái, Pakistan chi 1,26 nghìn tỷ rupee Pakistan (11 tỷ USD), khoảng 3,6% GDP, cho 653.800 quân. Quốc gia này cũng nhận được 100 triệu USD chi phí hỗ trợ quân sự từ nước ngoài vào năm 2018.
Xét về số tiền tính theo USD, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ cao gấp 5 lần ngân sách của Pakistan. Nhưng nếu xét theo GDP, rõ ràng Pakistan chi nhiều phần trăm GDP của mình cho quốc phòng hơn Ấn Độ.
Tên lửa và vũ khí hạt nhân
Cả Ấn Độ và Pakistan đều có tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Ấn Độ có 9 loại tên lửa đang hoạt động, bao gồm tên lửa Agni-3 với tầm bắn từ 3.000 km đến 5.000 km, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, nước Mỹ.
Chương trình tên lửa của Pakistan được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Chương trình này bao gồm các vũ khí tầm ngắn và tầm trung di động có thể tiếp cận bất kỳ khu vực nào của Ấn Độ, CSIS cho biết. Các tên lửa Shaheen 2 có tầm bắn dài nhất, lên đến 2.000 km.
Chương trình tên lửa của Pakistan được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc
Pakistan có từ 140 đến 150 đầu đạn hạt nhân trong khi Ấn Độ có từ 130 đến 140 đầu đạn, theo SIPRI.
Sức mạnh hạt nhân của hai quốc gia làm dấy lên lo ngại rằng một cuộc chiến hạt nhân có thể lấy đi sinh mạng của 2 tỷ người trên toàn thế giới, theo National Interest.
Quân đội hùng mạnh
Quân đội Ấn Độ gồm 1,2 triệu người, được hỗ trợ bởi hơn 3.565 xe tăng chiến đấu, 3.100 xe chiến đấu bộ binh, 336 xe chở binh sĩ bọc thép và 9.719 khẩu pháo, theo IISS.
Quân đội Pakistan nhỏ hơn với 560.000 binh sĩ được hỗ trợ bởi 2.496 xe tăng, 1.605 xe chở binh sĩ bọc thép và 4.472 khẩu pháo, trong đó có 375 pháo tự hành.
Như vậy, số binh sĩ của Ấn Độ nhiều gấp đôi Pakistan. Trong trường hợp khẩn cấp, Ấn Độ có lực lượng dự bị và tổng động viên đông đảo gấp nhiều lần Pakistan. Ấn Độ cũng sở hữu nhiều xe tăng và pháo hơn. Tuy nhiên, Pakistan vượt Ấn Độ về số lượng xe chở binh sĩ bọc thép (gấp gần 5 lần).
Cuộc chiến trên không
Với 127.200 người và 814 máy bay chiến đấu, không quân Ấn Độ "khủng" hơn nhiều so với Pakistan. Tuy nhiên, hiện có nhiều lo ngại về đội máy bay chiến đấu của Ấn Độ.
Các kế hoạch phòng thủ của Ấn Độ cần 42 phi đội máy bay phản lực, nghĩa là khoảng 750 máy bay, để phòng thủ trước một cuộc tấn công hai hướng từ Trung Quốc và Pakistan. Với các máy bay phản lực cũ của Nga như MiG-21 (lần đầu tiên được sử dụng vào những năm 1960), Ấn Độ có thể chỉ còn 22 phi đội đi vào hoạt động vào năm 2032, các chuyên gia cho biết.
Pakistan sở hữu cả máy bay phản lực F-16 Fighting Falcon của Mỹ
Pakistan có 425 máy bay chiến đấu, bao gồm cả máy bay phản lực F-7PG có nguồn gốc từ Trung Quốc và máy bay phản lực F-16 Fighting Falcon của Mỹ. Nước này cũng có 4 hệ thống quản lý và cảnh báo sớm máy bay trên không, nhiều hơn Ấn Độ 3 hệ thống, IISS cho biết.
Cuộc chiến trên biển
Hải quân Ấn Độ có một tàu sân bay, 16 tàu ngầm, 14 tàu khu trục, 13 tàu frigate (khu trục nhỏ), 106 tàu tuần tra và tàu chiến ven biển, 75 máy bay có khả năng chiến đấu. Hải quân nước này cũng có 67.700 nhân viên, bao gồm thủy quân lục chiến và lực lượng hàng không hải quân.
Pakistan, nơi có đường bờ biển nhỏ hơn nhiều, có 9 tàu frigate, 8 tàu ngầm, 17 tàu tuần tra và tàu ven biển, 8 máy bay có khả năng chiến đấu.
Mặc dù số liệu cho thấy hải quân Pakistan thua xa Ấn Độ, cuộc chiến trên biển ít có khả năng xảy ra vì giao tranh chủ yếu sẽ ở trên đất liền - tại khu vực tranh chấp Kashmir.
Theo Danviet
Trung Quốc lệnh cho quân đội chuẩn bị chiến tranh trong năm 2019 Theo báo Anh Express, Trung Quốc đã ra lệnh cho quân đội nước này chuẩn bị cho chiến tranh trong năm 2019, dấy lên quan ngại về một cuộc xung đột toàn cầu có thể bùng nổ. Chủ tịch Tập Cận Bình đứng trên xe quân sự trong một cuộc thanh sát quân đội. Ảnh Tân Hoa xã Thông điệp trên được đưa...