Tướng Mỹ mong Trung Quốc cứ đổ tiền làm tên lửa diệt tàu sân bay?
Phó đô đốc Mỹ Jeffrey Trussler cho rằng Trung Quốc đang đổ tiền vào việc phát triển “sát thủ diệt tàu sân bay”, nhưng vũ khí này có thể không phải yếu tố quyết định chiến thắng nếu xung đột Mỹ-Trung bùng nổ.
Trung Quốc đã phóng tên lửa DF-21D tới Biển Đông vào tháng 8.2020 . Ảnh REUTERS
Ông Trussler, hiện là phó chỉ huy các chiến dịch hải quân về tác chiến thông tin, cho hay hải quân Mỹ theo dõi các chương trình tên lửa của Trung Quốc, trong đó có tên lửa diệt hạm DF-21D, còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay”. Hồi tháng 8.2020, quân đội Trung Quốc đã phóng DF-21D cùng tên lửa đạn đạo DF-26B tới Biển Đông.
Ông Trussler cho biết thêm ông không thể nói liệu Trung Quốc “đã triển khai đầy đủ” DF-21D hay chưa, nhưng nhấn mạnh rằng hải quân Mỹ đang theo dõi các khả năng ảnh hưởng tới hoạt động của lực lượng này trên biển, theo chuyên trang USNI News .
“Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết về những gì chúng tôi biết và không biết về nó (DF-21D). Nhưng họ (Trung Quốc) đang đổ tiền cho khả năng bao bọc bờ biển của họ ở Biển Đông bằng tên lửa chống hạm. Đó là nỗ lực gây bất ổn ở Biển Đông và biển Hoa Đông”, ông Trussler cảnh báo tại một sự kiện trực tuyến hôm 27.1.
Quân đội Mỹ: máy bay Trung Quốc ở biển Đông không gây đe dọa
“Đó là điều chúng tôi đang theo dõi sát sao. Đó là điều gây rối trật tự thế giới và khiến các đồng minh ở khu vực gây quan ngại… Các tên lửa có thể được phát triển chuyên biệt để nhắm vào hải quân Mỹ. Vì thế chúng tôi sẽ theo dõi chúng sát sao. Tôi hy vọng là họ (Trung Quốc) chỉ đổ tiền vào việc như thế. Đó có thể không phải là cách chúng ta giành chiến thắng cuộc chiến tranh kế tiếp”, ông Trussler bình luận.
Trước đó, giới chuyên gia cho rằng với tầm bắn ước tính hơn 1.500 km, DF-21D được phát triển nhằm ngăn chặn tàu quân sự Mỹ tiếp cận những khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc đã trình làng DF-21D trong cuộc diễu binh ở Bắc Kinh hồi năm 2015. Theo một số nguồn tin, tên lửa này đã được triển khai ở Chiến khu miền nam của Trung Quốc, phụ trách hoạt động ở Biển Đông.
Chuyên gia Trung Quốc: Tên lửa DF-26 đánh trúng tàu ở Biển Đông
Một cựu quan chức quân đội Trung Quốc nói rằng tên lửa sát thủ tàu sân bay của họ đã đánh trúng một tàu mục tiêu đang di chuyển ở Biển Đông, dù tin chưa được kiểm chứng độc lập.
Trong cuộc tập trận vào tháng 8, quân đội Trung Quốc (PLA) đã bắn tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26B vào Biển Đông, động thái bị Mỹ và một số nước lên án. Ban đầu PLA báo cáo rằng tên lửa rơi xuống Biển Đông. Thông tin này sau đó được quân đội Mỹ xác nhận.
Theo South China Morning Post , Wang Xiangsui, cựu đại tá PLA, hiện là giáo sư tại Đại học Beihang ở Bắc Kinh, cho biết tại một cuộc họp kín ở Chiết Giang hồi đầu tháng này rằng tên lửa đánh trúng một con tàu đang di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa. Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc tiết lộ thông tin về vụ phóng tên lửa. Vụ phóng tên lửa DF-21D và DF-26B diễn ra một ngày sau khi máy bay do thám U-2 của Mỹ đi vào vùng cấm bay do Trung Quốc lập nên ở vịnh Bột Hải. Trước đó, 2 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ cũng tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông.
Cựu quan chức PLA tuyên bố tên lửa DF-26 đã đánh trúng mục tiêu đang di chuyển trên Biển Đông. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, ông Wang không cho biết DF-21 hay DF-26 đã đánh trúng mục tiêu và thông tin này cũng chưa được kiểm chứng độc lập. PLA cũng không công bố bất kỳ hình ảnh hay video nào cho thấy tên lửa đã nhắm trúng con tàu mục tiêu.
Trước đó chưa có quốc gia nào chế tạo thành công một tên lửa đạn đạo có thể bám theo mục tiêu đang di chuyển. Điều đó khiến giới phân tích quân sự hoài nghi Trung Quốc có thể chế tạo thành công loại tên lửa đạn đạo có khả năng chống hạm.
Việc nhắm mục tiêu đang di chuyển là thách thức lớn nhất đối với tên lửa đạn đạo, vì tham số mục tiêu phải được cập nhật liên tục. Nó đòi hỏi mạng lưới thông tin tình báo và giám sát liên tục trên toàn bộ khu vực mà mục tiêu đang hoạt động.
Tuy thông tin mà cựu đại tá Wang đề cập chưa được kiểm chứng, nhưng trong một báo cáo vào tháng 9, Lầu Năm Góc thừa nhận Trung Quốc có thể đã vượt qua Mỹ trong lĩnh vực phát triển tên lửa và đóng tàu.
PLA có khoảng 1.250 tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền với tầm bắn từ 1.000 đến 5.500 km, trong khi Mỹ chỉ có loại tên lửa đạn đạo chiến thuật với tầm bắn từ 70 đến 300 km.
'Hung thần' Zircon tấn công mục tiêu xa hơn 1.000 km, tiêu diệt tàu sân bay Nga sẽ phóng tên lửa siêu thanh diệt hạm mới nhất Zircon ở khoảng cách lớn nhất, nhằm vào mục tiêu tàu sân bay đối phương. Video: Tên lửa siêu thanh Zircon lần đầu phóng từ khinh hạm Đô đốc Gorshkov Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tầm bay của tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon trong các cuộc thử nghiệm mới...