Tướng Mỹ mới làm tư lệnh NATO: Nga-NATO thêm căng thẳng?
Việc vị tướng người Mỹ trở thành tư lệnh NATO được dự đoán sẽ khiến xung đột giữa tổ chức này với Nga tiếp tục kéo dài.
Tướng Mỹ trở thành tư lệnh tối cao NATO
Báo giới Mỹ hôm 3/5 đưa tin, Tướng Curtis Scaparrotti, người được miêu tả là dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo tại bán đảo Triều Tiên và Afghanistan sẽ được bổ nhiệm làm người đứng đầu Bộ chỉ huy châu Âu của quân đội Mỹ và trở thành tư lệnh tối cao mới của NATO trong một buổi lễ diễn ra hôm 4/5 tại trụ sở của tổ chức này ở miền Nam nước Bỉ.
“Tướng Curtis Scaparrotti là một chiến binh ngoại giao, một vị tướng lão luyện”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đánh giá.
Tướng Mỹ Curtis Scaparrotti sẽ trở thành Tân tư lệnh NATO. Ảnh: DoD
Ông Scaparrotti năm nay 60 tuổi sẽ trở thành sỹ quan thứ 18 của quân đội Mỹ nắm giữ vị trí này, sau khi tướng Dwight D. Eisenhower là người Mỹ đầu tiên đảm trách vị trí trên năm 1951.
Tư lệnh NATO, theo thông lệ thường là một tướng hoặc đô dốc của Mỹ, chịu trách nhiệm chỉ đạo chung và triển khai các chiến dịch quân sự toàn cầu của tổ chức này. Liên minh quân sự với 28 quốc gia thành viên này hiện đang phải đối diện đồng thời với nhiều thách thức an ninh, từ các phong trào Hồi giáo cực đoan, tới cuộc khủng hoảng người di cư và quan hệ với Nga.
Với một thời gian dài phục vụ tại bán đảo Triều Tiên và Afghanistan, ông Scaparrotti được giới quân sự Mỹ khẳng định có đủ hành trang cho vị trí này.
Xung đột Nga-NATO sẽ thêm căng thẳng?
Tướng Scaparrotti đảm nhiệm cương vị tư lệnh tối cao NATO trong bối cảnh khối quân sự này đang đối mặt đồng thời với hàng loạt thách thức an ninh, trong đó nổi lên là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nga.
Giới phân tích cho rằng, việc đưa một vị tướng được giới quân sự Mỹ đánh giá là một chiến binh ngoại giao, một vị tướng lão luyện lên nắm quyền vào thời điểm này, Nhà Trắng đang muốn răn đe và khiến Nga phải thận trọng trong các bước đi của mình.
Video đang HOT
Còn nhớ hôm 21/4, trong bài phát biểu tại Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Tướng Scaparrotti tuyên bố ông nhất trí với các lãnh đạo quân sự khác về việc Nga là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ và Washingston cần kiên quyết khẳng định các quyền lợi của mình.
Ông Scaparrotti cũng cho rằng Washington cần cung cấp cho Ukraine các vũ khí cần thiết để tự vệ trước lực lượng được Nga hậu thuẫn, trong đó có tên lửa chống tăng như Javelin.
Tướng Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về mối đe dọa từ các tàu ngầm Nga với các tuyến vận chuyển hàng hải của tàu Mỹ.
Có thể thấy việc Tổng thống Obama lựa chọn Tướng Scaparrotti làm Tư lệnh NATO là một toan tính chiến lược khi Nga đang có những hành động khiến tổ chức quân sự này cũng như Washington đứng ngồi không yên. Gần đây nhất là các chuyến bay của Moskva ở khu vực biển Baltic bị cáo buộc vi phạm không phận quốc tế.
Mâu thuẫn giữa Nga và NATO được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài
Thực tế, Nhà Trắng đã nhiều lần bày tỏ quan ngại trước việc Nga đang gia tăng căng thẳng trong khu vực và hối thúc NATO phải hành động.
Trong một tuyên bố với các phóng viên tại Lầu Năm Góc hôm 2/5, Đô đốc John M. Richardson , Tư lệnh Hải quân Mỹ phụ trách tác chiến, nhấn mạnh việc làm của Moskva đang làm leo thang căng thẳng giữa hai quốc gia, đồng thời bày tỏ hy vọng có thể chấm dứt hành động kiểu này.
“Tôi không cho rằng người Nga đang tìm cách kích động một vụ việc mà đang cố gắng gửi đi một tín hiệu. Theo tôi, một điều khá rõ là họ đang muốn cho chúng ta thấy rằng họ biết chúng ta có mặt tại Baltic”, ông Richardson tuyên bố.
Sau những tác động của Mỹ, NATO đã có những hành động mạnh mẽ hơn trong phản ứng với điện Kremlin.
Bộ Quốc phòng Litva ngày 3/5 cho biết, từ ngày 25 đến 30/4, các máy bay chiến đấu của NATO đang thực hiện Sứ mệnh tuần tra trên không ở các quốc gia Baltic đã được triển khai tổng số 5 lần để ngăn chặn các máy bay quân sự Nga ở không phận quốc tế trên biển Baltic. Tuy hối thúc nhưng cả Mỹ – NATO vẫn đang bế tắc khi Nga vẫn kiên quyết lập trường và phủ nhận các cáo buộc.
Ngoài vấn đề biển Baltic, việc đưa Tướng Scaparrotti lên làm Tư lệnh NATO, Mỹ cũng đang muốn gia tăng thêm sức ép cho Nga trên chiến trường Syria.
Cuộc chiến chống phiến quân IS tại Damascus kéo dài hơn 5 năm nhưng những toan tính của Washington đều lần lượt bị phá sản trước các đợt không kích hiệu quả của Nga.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ tự tin răn đe Nga
Tướng Mỹ tự tin lữ thiết giáp tại châu Âu đủ sức răn đe Nga và úp mở khả năng chuyển tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine.
Răn đe Nga
Ngày 21/4, Tướng Lục quân Mỹ Curtis Scaparrotti, người được đề cử làm lãnh đạo lực lượng Mỹ tại châu Âu, khẳng định rằng lữ đoàn thiết giáp của Mỹ đồn trú thường trực ở châu Âu sẽ có khả năng răn đe Nga hữu hiệu hơn là hoạt động luân chuyển lực lượng như hiện nay.
Phát biểu tại Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Tướng Scaparrotti tuyên bố ông nhất trí với các lãnh đạo quân sự khác về việc Nga là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ và Washingston cần kiên quyết khẳng định các quyền lợi của mình.
Tướng Scaparroti
Ông Scaparrotti cũng cho rằng Washington cần cung cấp cho Ukraine các vũ khí cần thiết để tự vệ trước lực lượng được Nga hậu thuẫn, trong đó có tên lửa chống tăng như Javelin.
Tướng Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về mối đe dọa từ các tàu ngầm Nga với các tuyến vận chuyển hàng hải của tàu Mỹ.
Tướng Scaparrotti là lựa chọn của Tổng thống Barack Obama làm lãnh đạo Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ và trở thành Tư lệnh Tối cao tiếp theo của NATO.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ triển khai một lữ đoàn thiết giáp tới Đông Âu vào tháng 2/2017, một hành động mang tính biểu tượng quan trọng vì xe tăng Mỹ sẽ hiện diện thường trực trở lại trên lãnh thổ châu Âu sau khi đã được rút dần trong hai thập kỷ kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Việc triển khai này nằm trong một loạt biện pháp được đề ra từ năm 2014 nhằm trấn an các đồng minh Đông Âu như mở các trung tâm hậu cần, đưa các trang thiết bị, chiến đấu cơ đến các quốc gia Baltic hoặc triển khai thêm tàu ở Biển Baltic và Biển Đen.
Lính Mỹ thực hành bắn tên lửa Javelin tại căn cứ quân sự Adazi, Latvia
Có tất cả 6 quốc gia có liên quan đến kế hoạch triển khai lữ đoàn thiết giáp của Mỹ gồm Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Rumani, Bulgaria. Tuy nhiên, hiện chưa rõ kế hoạch cụ thể cũng như số lượng xe thiết giáp hoặc cơ sở hậu cần triển khai ở mỗi nước.
Quân đội Mỹ hiện đã có một đơn vị pháo binh Stryker đóng ở Vilseck (Đức), một lữ đoàn không vận ở Vincenza (Italy). Với đơn vị mới vừa được thông báo, quân đội Mỹ có khả năng có nguyên một sư đoàn sẵn sàng chiến đấu.
Từ năm 2015, Mỹ đã đưa đến châu Âu đầy đủ trang thiết bị của một lữ đoàn thiết giáp gồm là 250 xe tăng, xe bọc thép cùng các loại vũ khí khác. Khoảng 62.000 binh lính Mỹ hiện đóng quân thường trực ở châu Âu. Quân đội Mỹ sẽ gửi thêm trang thiết bị liên lạc tới châu Âu để hỗ trợ cho các đơn vị đầu não.
Tháng 2/2016, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ chi 3,4 tỷ USD cho ngân sách năm 2017 để tăng cường các hoạt động luân chuyển binh lính và tổ chức các cuộc tập trận ở châu Âu.
Sẽ có va chạm?
Theo báo chí Nga, tính tới tháng 8/2015, Mỹ đã chuyển giao cho các nước Đông Âu thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gần 2.000 thiết bị quân sự hạng nặng - số vũ khí đủ cho cuộc tàn sát bằng xe bọc thép như trận Prokhorovka.
Và đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Theo một số nguồn tin, các phương tiện đường không và đường biển của Mỹ đang ngày đêm vận hành theo thời gian biểu nhất định giữa nước này và bờ biển châu Âu. Và chỉ có Lầu Năm Góc biết rõ có gì trong các khoang chứa hàng của các phương tiện vận tải đó.
Giới phân tích Nga cũng khẳng định Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu đã bị vi phạm cùng với các thiết bị quân sự và vũ khí đang tiến vào các quốc gia từng thuộc Liên Xô trước đây, và nay đã trở thành thành viên của NATO.
Theo_Báo Đất Việt
Tướng Mỹ: Washington cần khẳng định quyền lợi trước Nga Tướng Mỹ Curtis Scaparrotti cho rằng lữ đoàn thiết giáp của Mỹ đồn trú thường trực ở châu Âu sẽ có khả năng răn đe Nga hữu hiệu hơn là hoạt động luân chuyển lực lượng như hiện nay. Tướng Lục quân Mỹ Curtis Scaparrotti. Reuters đưa tin, ngày 21/4, người được đề cử làm lãnh đạo lực lượng Mỹ tại châu Âu...