Tướng Mỹ bất ngờ bị Bộ trưởng Quốc phòng sa thải
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vừa khiến giới chức quân sự bất ngờ khi sa thải trợ lý hàng đầu của mình, Trung tướng Ron Lewis vì cáo buộc ông này có “hành vi sai trái”. Theo Washington Post, việc sa thải Tướng Lewis khi chưa tiến hành điều tra chính thức là một hành động bất thường.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Carter cho biết, ông quyết định sa thải Trung tướng Ron Lewis khỏi vị trí trợ lý quân sự cấp cao đồng thời khẳng định, Tổng thanh tra của Lầu Năm góc sẽ tiến hành điều tra các cáo buộc về “hành vi sai trái” đối với ông Lewis. Ông chủ Lầu Năm góc cũng khẳng định, quân đội cũng sẽ vào cuộc và hành động thích đáng trong trường hợp cần thiết.
“Tôi hy vọng rằng, các quân nhân, dù là phụ nữ hay đàn ông ở trong cơ quan này sẽ đáp ứng và tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất, đặc biệt là những người đảm nhận các vị trí cấp cao. Không có bất cứ ngoại lệ nào cả”, ông Carter nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter (trái) và Trung tướng Ron Lewis trao đổi với nhau tại căn cứ Gamberi hồi tháng 5.2013.
Lầu Năm góc hiện từ chối cung cấp thông tin chi tiết về những cáo buộc đối với Trung tướng Lewis hay “hành vi sai trái” khiến ông này mất chức cụ thể là gì. Tuy nhiên, một quan chức giấu tên trong cơ quan này cho biết, ông Lewis bị sa thải vì bị cáo buộc vướng vào một mối quan hệ sai trái. Các quan chức quốc phòng Mỹ chỉ bình luận rằng, ông Lewis có thể sẽ vẫn được phép ở lại trong quân đội,Washington Post ngày 13.11 đưa tin.
Video đang HOT
Các quyết định hiện nay “chưa kết luận Tướng Lewis có tội”, một quan chức quốc phòng nhấn mạnh.
Trung tướng Lewis, 50 tuổi là phụ tá quân sự hàng đầu, từng được xem là cánh tay phải của Bộ trưởng Quốc phòng Carter. Ông giúp Bộ trưởng Quốc phòng phân tích các vấn đề quân sự, cùng ông Carter tham dự các cuộc họp cấp cao cũng như tháp tùng ông Carter trong các chuyến công du nước ngoài.
Ông Lewis sinh ra và lớn lên ở Chicago, từng làm chỉ huy quân đội Mỹ ở Afghanistan và Iraq. Ông vốn là phụ tá đã gắn bó với ông chủ Lầu Năm góc trong suốt một thời gian dài, kể từ khi ông Carter còn giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trung tướng Ron Lewis (phải) từng là cánh tay phải đắc lực của Bộ trưởng Quốc phòng Carter trong một thời gian dài.
Theo Washington Post, việc một vị tướng cấp cao của Lầu Năm góc bị sa thải là trường hợp cực kỳ hiếm hoi. Đặc biệt là khi quyết định sa thải được đưa ra trong khi các cáo buộc chưa được chứng minh trong một cuộc điều tra chính thức.
Hai người tiền nhiệm của ông Carter, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – Leon Panetta và Chuck Hagel – đã không sa thải bất cứ vị tướng cấp dưới nào trong suốt nhiệm kỳ của họ.
Lần cuối cùng Tổng thanh tra của Lầu Năm góc điều tra một quan chức quân sự cấp cao là từ tháng 11.2012 khi Cục Điều tra Liên bang (FBI) phát hiện hàng nghìn e-mail riêng tư giữa Tướng John Allen, thời điểm đó giữ chức Tư lệnh Các lực lượng Mỹ và NATO ở Afghanistan, và một tài khoản mạng xã hội Tampa là Jill Kelley.
Sau cuộc điều tra, các e-mail riêng tư giữa ông John Allen và Jill Kelley không được công bố, Tổng thanh tra Lầu Năm góc cũng không phát hiện bất cứ hành vi sai trái nào của ông John Allen. Tuy nhiên, Tướng John Allen đã nghỉ hưu ngay sau đó.
Theo_Dân việt
Tướng Mỹ bất ngờ với tiềm năng của Nga tại Syria
Vào ngày 19-10, Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges vừa cho biết, ông cảm thấy vô cùng bất ngờ với hành động và khả năng chiến đấu quân đội Nga tại Syria.
"Tôi là một trong những người cảm thấy bất ngờ với hành động của Nga ở Syria. Tôi đã theo dõi họ từ lâu, tuy nhiên, không thể tin rằng, họ đủ sức làm điều này, Moscow có tiềm năng lớn hơn những gì tôi tưởng tượng", tướng Ben Hodges nói với trang Defense News và từ chối đưa ra dự đoán về thời gian chiến dịch của Nga sẽ kéo dài.
Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges
Trong bài phỏng vấn cách đây ít hôm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định rằng, Nga có đưa ra giới hạn thời gian không kích và hành động tấn công phủ đầu vào khủng bố chính là cách tốt nhất để ngăn cản chúng đến đất nước của mình. Theo ước tính, hiện có khoảng 7.000 phần tử nước ngoài của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đến từ Nga và các nước thuộc Liên-xô cũ.
Từ ngày 30-9, máy bay Nga vẫn không kích đều đặn vào các mục tiêu của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria. Riêng trong ngày 19-10 vừa qua, không quân Nga đã tiến hành 33 đợt không kích, nhằm vào 49 địa điểm khác nhau của khủng bố ở Aleppo, Damascus, Hama, Idlib và Latakia.
Mỹ cũng đang tiến hành một chiếc dịch không kích riêng tại Syria, chính vì vậy, việc Nga can thiệp quân sự tại đây khiến Washington vô cùng lúng túng trong các bước đi tiếp theo của mình. Hiện 2 nước đã thống nhất được về nguyên tắc an toàn bay tại Syria, tuy nhiên, từ chối tiếp tục chia sẻ thông tin tình báo hay phối hợp hành động.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ quyết tâm tái cân bằng chiến lược ở Châu Á... Tăng cường quan hệ quốc phòng với các đồng minh là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong Chiến lược tái cân bằng tại Châu Á nhằm đối phó với Trung Quốc. Mỹ quyết tâm tái cân bằng chiến lược ở châu Á đối phó Trung Quốc. Trong ảnh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đi cùng Tổng thống Hàn Quốc Park...