Tương lai xung đột Ukraine khi ông Biden mạnh tay giúp Kyiv
Khi chiến sự Ukraine chuẩn bị bước qua mốc 1.000 ngày, truyền thông Mỹ dẫn một số nguồn tin khẳng định Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden vừa cho phép Kyiv được sử dụng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Đây được xem là diễn biến bất ngờ khi suốt nhiều tháng qua, Nhà Trắng dưới thời ông Biden gần như kiên quyết từ chối đề xuất của Ukraine về việc sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thậm chí trước đây, ngay cả khi được lãnh đạo Anh thuyết phục, ông Biden cũng chưa đồng ý.
Binh sĩ Ukraine trong một lần nã pháo vào lực lượng Nga trên chiến trường. ẢNH: REUTERS
Trong khi Nhà Trắng từ chối bình luận thông tin trên, thì Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ trích quyết định mới của Mỹ đã “châm dầu vào lửa”.
Rủi ro không quá lớn ?
Không khó để hiểu lý do tại sao trước đây ông Biden từ chối cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga. Vì việc Ukraine được phép sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga có thể khiến cho cuộc xung đột ở Ukraine trở nên căng thẳng hơn, thậm chí lan rộng ngoài tầm kiểm soát đối với Mỹ.
Video đang HOT
Hồi tháng 9, khi Ukraine tích cực vận động Mỹ cùng đồng minh về vấn đề trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin phản ứng rằng nếu NATO dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của phương Tây để tấn công sâu vào bên trong Nga, thì Moscow sẽ xem đó là hành động chiến tranh. Vì thế, quyết định mới của Tổng thống Biden khiến nhiều người lo ngại Nga phản ứng mạnh dẫn đến xung đột lan rộng.
Thời gian qua, Mỹ đã cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine nhưng không cho phép dùng tấn công vào lãnh thổ Nga. Đạt trần bay lên đến 50 km cùng tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần vận tốc âm thanh) và có tầm bắn lên đến 300 km, ATACMS sẽ là loại vũ khí mà Ukraine có thể dùng tấn công lãnh thổ Nga sau khi Washington gỡ bỏ rào cản cho Kyiv. Tuy nhiên, như CNN dẫn một số nguồn tin thì khẳng định thực tế Mỹ không cung cấp nhiều tên lửa ATACMS cho Ukraine.
Thêm vào đó, so với giai đoạn tháng 8 – 9 vừa qua, khi Ukraine tấn công đã thọc sâu vào lãnh thổ Nga, thì thế trận đã thay đổi. Cụ thể, Moscow gần đây liên tục lấn lướt Kyiv trên chiến trường. Cho nên sức ép dành cho Moscow cũng giảm đi. Ngoài ra, vì Moscow vẫn kiểm soát nhiều vùng đất của Ukraine, nên nếu sử dụng ATACMS thì Kyiv chỉ đủ sức tấn công khoảng 100 km vào lãnh thổ Nga, chứ khó tấn công sâu hơn. Cho nên, rủi ro thiệt hại lớn cho Nga là không quá cao.
Đó là những phân tích lạc quan đối với rủi ro chiến sự lan rộng.
Đến “lá bài” cho ông Trump ?
Nhận định khi trả lời Thanh Niên ngày 18.11, chuyên gia tình báo quốc phòng Mỹ Carl O.Schuster đánh giá động thái mới của Tổng thống Biden nhằm tăng cường áp lực chính trị lên Moscow phải thay đổi chiến lược, mở ra cơ hội đàm phán hòa bình.
Quyết định được Tổng thống Biden đưa ra khi chỉ còn khoảng 2 tháng nữa Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức. Dự báo về chính sách của Nhà Trắng sau khi ông Trump tiếp quản, chuyên gia Schuster đánh giá: “Ý định của ông Trump là hạn chế và chấm dứt xung đột ở Trung Đông và Ukraine nhằm dành nhiều nguồn lực hơn cho Thái Bình Dương và Đông Á. Chiến lược của ông là đe dọa cắt giảm hỗ trợ vật chất của Mỹ cho những bên tham gia. Trong trường hợp của châu Âu, Mỹ đang cung cấp phần lớn thiết bị quân sự và đạn dược cho Ukraine”.
Chính vì thế, để kết thúc xung đột ở Ukraine thì Washington có thể sử dụng “lá bài” viện trợ nhằm gây áp lực buộc Kyiv ngồi vào bàn đàm phán ngay cả khi không nhận được điều kiện Nga trả lại các khu vực đã chiếm đóng. Sự ủng hộ của dư luận Ukraine dành cho Tổng thống Volodymyr Zelensky đang ngày càng thấp hơn cũng trở thành gánh nặng cho chính quyền Kyiv đương nhiệm. Trong khi đó, ông Zelensky đang đối mặt áp lực phải tổ chức bầu cử tổng thống Ukraine sau thời gian trì hoãn vì chiến sự.
Ngược lại, việc Tổng thống đương nhiệm Biden cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga có thể trở thành “lá bài” cho ông Trump sắp tới gây sức ép đối với Moscow về hòa đàm. Ông Trump không phải chịu trách nhiệm về quyết định này của ông Biden, nhưng có thể dùng để thương thuyết với Tổng thống Putin. Vì có một thực tế là nguồn lực của Nga đang bị suy giảm, nên nếu về lâu dài có thể bị Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ thì có thể trở thành áp lực không nhỏ cho Moscow.
Đối sách của Nhà Trắng với Trung Đông
Dự báo về chiến lược sắp tới của Nhà Trắng đối với Trung Đông, chuyên gia Schuster cho rằng: “Ông Trump sẽ không cắt giảm hỗ trợ cho Israel nhưng sẽ đe dọa rút quân khỏi Iraq và Syria (chỉ khoảng 2.000 người). Tuy nhiên, ông sẽ không rút lui khỏi cuộc chiến chống lại lực lượng Houthi ở Yemen. Ông Trump cũng sẽ cho phép không kích mạnh hơn và nhiều hơn vào một số mục tiêu ở Trung Đông, đồng thời tái lập các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Iran mà ông Biden đã dỡ bỏ”.
Ukraine hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm tấn công vào lãnh thổ Nga
Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksandr Lytvynenko hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí tầm xa do nước này cung cấp cho Kiev để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga và giúp ngăn chặn cuộc tấn công mới có thể xảy ra sắp tới của Moskva.
Lực lượng Nga chuẩn bị vũ khí tấn công vào các vị trí của Ukraine trong chiến dịch quân sự. Ảnh: Sputnik
Dẫn lời ông Oleksandr, báo Mỹ Financial Times ngày 22/5 đưa tin nếu Washington dỡ bỏ lệnh cấm, điều này sẽ có lợi cho Kiev. Tuy nhiên, ông Oleksandr thừa nhận cơ hội để Ukraine có thể đạt được bước đột phá trên chiến trường trong năm nay là rất mong manh.
"Miễn là chúng tôi giữ vững phòng tuyến, miễn là chúng tôi chiến đấu... chúng tvẫn còn mọi cơ hội để giành chiến thắng", ông Oleksandr nói với tờ báo.
Trước đó, một tờ báo Mỹ khác là Politico cũng đưa dẫn lời các quan chức quen thuộc với vấn đề trênđưa tin Kiev đang thúc giục chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công bên trong lãnh thổ Nga trong bối cảnh lực lượng vũ trang Nga đang tiến quân trong khu vực Kharkov.
Cuối tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng bước tiến của quân đội Nga ởKharkov có thể là "làn sóng đầu tiên" trong một cuộc tấn công rộng hơn, đồng thời nói thêm rằng Ukraine đang thiếu hệ thống phòng không nghiêm trọng và cần thêm binh sĩ để giữ tiền tuyến.
Về phần mình, Washington từ lâu không khuyến khích Ukraine tấn công vào trong lãnh thổ của Nga
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba hôm 15/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ: "Chúng tôi không khuyến khích hay cho phép các cuộc tấn công bên ngoài lãnh thổ Ukraine. Cuối cùng, Ukraine phải tự đưa ra quyết định về cách thức tiến hành cuộc xung đột này. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine những trang thiết bị cần thiết để thành công và để giành chiến thắng".
Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái và tên lửa để tấn công vào lãnh thổ Nga gần như hàng ngày kể từ khi nước này tiến hành cuộc phản công vào đầu tháng 6/2023. Tháng 8/2023, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công thất bại bằng máy bay không người lái vào Moskva, Liên hợp quốc cho biết họ không muốn chứng kiến bất kỳ mục tiêu cơ sở hạ tầng dân sự nào bị tấn công.
Bình luận về các cuộc tấn công của máy bay không người lái Ukraine trên lãnh thổ Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh quân đội Nga luôn trong tình trạng cảnh giác và thực hiện mọi thứ cần thiết.
Xung đột Ukraine nguy cơ leo thang trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang có nguy cơ leo thang 'chưa từng có' trong bối cảnh Mỹ đang có những thay đổi về mặt chính trị. Các phương tiện truyền thông loan tin, Mỹ và đồng minh phương Tây đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga, bất chấp việc Moscow cảnh báo đây...