Tương lai nào cho Olympic mùa Đông với tuyết nhân tạo
Các vận động viên hiện tham gia cuộc thi Olympic mùa Đông Bắc Kinh (Trung Quốc) đang phải thi đấu 100% trên tuyết nhân tạo.
Một máy tạo tuyết rải tuyết nhân tạo tại Trung tâm Trượt tuyết Quốc gia Alpine ở Diên Khánh vào ngày 17/12/2021. Ảnh: AFP
Theo tạp chí TIME của Mỹ, tuyết nhân tạo lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong kỳ Olympic Mùa đông 1980 ở Lake Placid (New York, Mỹ) và dần trở nên phổ biến trong các kỳ vận hội gần đây.
Trong kỳ Olympic mùa Đông Sochi (Nga) năm 2014, lượng tuyết nhân tạo được đưa vào sử dụng là 80% và đến kỳ vận hội tại Hàn Quốc vào năm 2018 thì con số đã lên tới 98%.
Quyết định lựa chọn điểm tổ chức Olympic mùa Đông mà phải dựa hoàn toàn vào tuyết nhân tạo của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã đặt ra nhiều nghi vấn về tính bền vững của cuộc thi. Bắc Kinh hoàn toàn không có tuyết rơi tự nhiên vào mùa Đông song thành phố này vẫn là nơi tổ chức 109 sự kiện thể thao cho kỳ vận hội lần này. Để thay đổi địa hình, các nhà tổ chức phải sử dụng gần 400 máy phun tuyết các loại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ tổ chức một kỳ Olymic mùa Đông “xanh, toàn diện, thân thiện và công bằng”. Các nhà tổ chức cho biết tất cả các nơi thi đấu sử dụng năng lượng tái tạo – chủ yếu là năng lượng mặt trời và gió – để giảm thiểu lượng khí thải carbon. Một số địa điểm sử dụng hệ thống làm lạnh carbon dioxide tự nhiên để giữ cho các sân băng luôn đông lạnh. Chính phủ Trung Quốc cũng đã trồng hàng chục nghìn cây xanh trong nỗ lực bù đắp lượng khí thải từ Thế vận hội.
Tuy nhiên, giới phê bình lại cho rằng việc tổ chức một cuộc thi thể thao trên tuyết và trên băng tại một thành phố mà nhiệt độ trung bình không hạ thấp xuống đến mức đóng băng và đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước đi ngược hoàn toàn mục tiêu đã đề ra.
“Phải phụ thuộc 100% vào tuyết nhân tạo là tín hiệu cho thấy các kỳ thi Olympic mùa Đông đã đạt đến thời điểm không còn thích hợp khi xét về mặt khí hậu”, Madeleine Or – nhà sinh thái học tại Đại học Loughborough ở Anh – nhận xét.
Bức tranh Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 có thể đưa ra một cái nhìn thoáng qua về tương lai đầy những thách thức đối với cuộc thi thể thao diễn ra 4 năm một lần này. Nghiên cứu mới của Đại học Waterloo ở Canada cho thấy danh sách các thành phố có thể tổ chức Olympic mùa Đông một cách bền vững đang rút ngắn lại.
Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu không giảm bớt, thì đến năm 2080, trong 21 địa điểm trước đó tổ chức Olympic mùa Đông chỉ còn duy nhất một thành phố là Sapporo ở Nhật Bản đủ điều kiện về nhiệt độ và lượng mưa để tổ chức thi đấu.
Video đang HOT
Ưu nhược điểm của tuyết nhân tạo
Ông Michael Mayr, Giám đốc Khu vực Châu Á của hãng cung cấp máy tạo tuyết TechnoAlpin, giải thích thành phần tạo tuyết bao gồm không khí và nước – không khác nhiều so với tuyết tự nhiên. IOC cho biết không có phụ gia hóa học nào được thêm vào quá trình tạo tuyết cho Trung tâm Trượt tuyết Alpine Quốc gia ở Diên Khánh, cũng như công viên tuyết Genting ở Trương Gia Khẩu.
Ông Mayr chỉ ra khác biệt duy nhất là máy tạo tuyết có thể tạo ra nhiều loại tuyết khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của các vận động viên. “Đối với các địa điểm tổ chức thi đấu trên núi cao, chúng tôi cần tuyết rất lạnh. Ở các điểm thi đấu tự do, chúng tôi cần tuyết mềm hơn một chút”, vị giám đốc nói.
Một số vận động viên đã nêu ra những nguy cơ liên quan đến tuyết nhân tạo. Trước đó, vận động viên điền kinh Olympic người Estonia Johanna Taliharm trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin AP đã chỉ ra rằng tuyết được tạo ra bằng máy “đặc hơn” và do đó tốc độ di chuyển sẽ “nhanh hơn và nguy hiểm hơn”.
Trong khi đó, Liên đoàn Trượt tuyết Quốc tế (FIS) bác bỏ thông tin tuyết nhân tạo gây ra nhiều sự cố nguy hiểm. Markus Waldner, Giám đốc phụ trách Giải Trượt tuyết cho nam giới Alpine Ski của FIS giải thích ngoài tính an toàn, việc sử dụng tuyết nhân tạo đảm bảo điều kiện đồng nhất cho tất cả vận động viên tham gia.
“Nếu bạn xem các sự kiện thể thao của chúng tôi ở châu Âu, bạn sẽ biết tuyết rất cứng và gần như đóng băng. Nhưng chính xác đây là những gì các vận động viên mong muốn”, ông Markus nói.
Máy tạo tuyết rải tuyết nhân tạo tại Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. Ảnh: Getty
Tương lai cho Olympic mùa Đông
Khí hậu ấm lên đang ngày càng trở nên phổ biến cho các kỳ thế vận hội. Trong kỳ Olympic 2006 tổ chức tại Turin (Italy), nhiệt độ lên tới 11 độ C. Tám năm sau tại Sochi nước Nga, nhiệt độ trung bình cũng quanh quẩn mức 10 độ C. Đây được đánh giá là một trong những kỳ vận hội ấm nhất trong lịch sử tổ chức sự kiện này.
Năm 2026, cuộc thi thể thao Olympic mùa Đông sẽ quay lại tổ chức tại Cortina d’Ampezzo và Milan (Italy) sau 70 năm. Khi Cortina d’Ampezzo là nơi tổ chức Olympic mùa Đông vào năm 1956, tuyết rơi dày đặc ngay những ngày đầu tiên. Theo một báo cáo phân tích từ nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Climate Central, sau 70 năm, nhiệt độ trung bình ở Milan vào tháng Hai đã ấm lên 5,9 độ.
Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới, ngay cả tuyết nhân tạo cũng không thể cứu vãn tương lai cho các kỳ Olympic mùa Đông. Chuyên gia Orr là đồng tác giả của một nghiên cứu gần đây về tình trạng nóng lên toàn cầu đe dọa tương lai cuộc thi và các môn thể thao mùa đông nói chung.
Trong nghiên cứu, các tác giả lưu ý số lượng các thành phố sẽ đủ điều kiện tổ các trò chơi mùa đông đang giảm dần do lượng khí thải carbon toàn cầu làm tăng nhiệt độ và làm hiện tượng tuyết rơi trở nên khó dự đoán hơn.
Theo một báo cáo, đến năm 2050, Bắc Kinh sẽ không đủ điều kiện để tổ chức Olympic ngay cả khi có máy tạo tuyết nhân tạo. Tuyết nhân tạo cần nhiệt độ đủ thấp để không bị tan chảy. IOC cam kết tất cả các cuộc thi sẽ có lượng khí thải carbon “giảm đáng kể” vào năm 2030 và phù hợp với các mục tiêu “tích cực với khí hậu”. Nhưng bà Orr cho rằng ủy ban nên xem xét tính phù hợp của khí hậu thành phố tổ chức thi đấu khi nhận đấu thầu.
Bà nói thêm IOC nên cân nhắc việc thu hẹp quy mô các kỳ Olympic mùa Đông để cắt giảm lượng khí thải carbon như những gì đã diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Các nhà tổ chức có thể khai thác phương tiện truyền thông kỹ thuật số đại chúng đưa tin về các sự kiện thể thao, ưu tiên khán giả bản địa cũng như bạn bè, gia đình của vận động viên tới tham dự thay vì coi các kỳ vận hội như một cơ hội để thu hút khách du lịch nước ngoài.
'Mặt tối' của tuyết nhân tạo tại Olympic mùa Đông Bắc Kinh
Các máy tạo tuyết dành cho Olympic mùa Đông đã được lắp đặt ở Tây Bắc thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc).
Những chiếc máy này rất ầm ĩ và có mặt ở khắp nơi, tạo tuyết cho các cuộc tranh tài thuộc khuôn khổ thế vận hội.
Trong ảnh chụp vào tháng 1 vừa qua là máy tạo tuyết tại Zhangjiakou, tỉnh Hà Bắc, nơi diễn ra tranh tài môn thể thao thuộc khuôn khổ Olympic mùa Đông Bắc Kinh. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) cho biết biến đổi khí hậu đã buộc Olympic mùa Đông hầu như phụ thuộc 100% vào tuyết nhân tạo. Đây là xu hướng đối với các địa điểm tổ chức môn thể thao mùa Đông trên toàn thế giới.
Theo một nghiên cứu gần đây, tính đến cuối thế kỷ này, chỉ còn có một trong 21 thành phố từng tổ chức Olympic mùa Đông 50 năm qua còn sở hữu khí hậu thích hợp cho các môn thể thao mùa Đông.
Khi Trái Đất ấm lên và thời tiết ngày càng thất thường, tuyết tự nhiên trở nên kém tin cậy hơn đối với các môn thể thao mùa Đông. Do vậy tuyết nhân tạo đã "lên ngôi".
Tuy nhiên, tuyết nhân tạo tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, đòi hỏi lượng năng lượng và nước khá lớn để có thể sản xuất trong điều kiện khí hậu ngày càng ấm hơn. Các vận động viên cũng chia sẻ rằng những môn thể thao mùa Đông trở nên kém an toàn hơn khi có tuyết nhân tạo.
Lượng tuyết rơi trung bình năm tại Yanqing và Zhangjiakou, những nơi diễn ra một số cuộc thi, chỉ trong khoảng 20 cm. Từ đây, các máy tạo tuyết xuất hiện.
Máy tạo tuyết tại cuộc thi ở thành phố Zhangjiakou vào tháng 11/2021. Ảnh: CNN
Công ty TechnoAlpin (Italy) đã được giao nhiệm vụ sản xuất lượng tuyết cần thiết cho các sự kiện thể thao mùa Đông ngoài trời ở Bắc Kinh trong khuôn khổ thế vận hội.
Quản lý khu vực của TechnoAlpin-ông Michael Mayr chia sẻ: "Chúng tôi tự hào khi là công ty duy nhất cung cấp hệ thống tạo tuyết cho Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022".
Nhưng có một điểm quan trọng khiến việc tạo tuyết tại một số nơi ở Bắc Kinh gặp khó khăn, đó là nhiệt độ không "đủ lực" để đóng băng nước. Do vậy, ông Michael Mayr nói "Rõ ràng là chúng ta cần thêm năng lượng khi thời tiết ấm hơn".
Theo truyền thống, việc tạo tuyết chủ yếu dựa vào súng tuyết và nhiệt độ bằng hoặc dưới mức đóng băng. Để thích ứng với nhiệt độ ấm hơn và độ cao thấp hơn, cần phải có cách tiếp cận khác. TechnoAlpin thông báo đã chuyển đầy đủ súng tuyết, máy tạo tuyết chạy bằng quạt và tháp làm mát đến Bắc Kinh từ năm 2018.
Việc tạo tuyết "ngốn" rất nhiều năng lượng và nước. Trong khi đó, Olympic mùa Đông tại Bắc Kinh năm nay cần 1,2 triệu mét khối tuyết để bao phủ khu vực thi đấu rộng 800.000 mét vuông. Do vậy nhu cầu về nước là vô cùng lớn. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) ước tính số nước cần cho việc tạo tuyết tại thế vận hội tương đương với lượng nước uống dành cho gần 100 triệu người/một ngày.
Trong khi đó, các vận động viên cũng quan ngại về việc thi đấu trên tuyết nhân tạo. Vận động viên người Pháp giành huy chương đồng tại Olympic mùa Đông Pyeongchang 2018 Clement Parisse chia sẻ rằng tuyết nhân tạo thường trơn và băng giá, tăng thêm thử thách.
Rủi ro từ lượng tuyết nhân tạo khổng lồ phục vụ Olympic Mùa Đông Bắc Kinh Nhiều tuần trước khi những vận động viên trượt tuyết giỏi nhất thế giới đổ bộ xuống Trương Gia Khẩu, địa điểm chính của Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh, hàng chục cỗ máy đã điên cuồng tạo tuyết rơi để che phủ những ngọn núi mà các vận động viên sẽ đua xuống. Loạt máy tạo tuyết hoạt động tại một...