Tương lai nào cho Intel
Intel không còn là nhà cung cấp chip chính cho máy tính MacBook của Apple, họ cũng khó đương đầu với TSMC của Đài Loan về sản xuất chip cho thiết bị di động.
Tháng 2/2017, chưa đầy một tháng kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, Brian Krzanich – CEO Intel – đã đến Phòng Bầu dục để nói về thành tựu của công ty. Cầm trên tay tấm phiến silicon sáng bóng, ông tuyên bố sẽ chi 7 tỷ USD cho một nhà máy sản xuất chip hiện đại ở Arizona. Hành động của Krzanich được xem là “chiến thắng sớm” của Trump sau tuyên bố về việc sẽ mang các nhà máy sản xuất của công ty Mỹ trên toàn cầu về nước.
Fab 42 – nhà máy mà Krzanich đề cập trong cuộc gặp với Trump – thực tế đã được nhắc đến từ năm 2011. Barack Obama, Tổng thống đương nhiệm khi đó, đã có một bài phát biểu về nhà máy này. Tới nay, hoạt động của nó đang bị tạm dừng do chưa thể sản xuất được các loại chip với kích thước đủ nhỏ.
Cuối tháng trước, Fab 42 mới được mở cửa lại. Tuy vậy, nó không còn khẳng định được vị thế “đầu tàu” của mình. Sự tiến bộ của ngành bán dẫn những năm qua cho phép các công ty đối thủ của Intel tạo ra chip với kích thước bóng bán dẫn đo bằng nanomet (nm). Thông số này càng nhỏ, chip càng mạnh, hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng và mang lại lợi nhuận lớn.
Ban đầu, Fab 42 được xây dựng để sản xuất chip 7 nm nhỏ nhất từ trước đến nay cho Intel. Nhưng nhà máy chưa thể đạt tiến độ này và vẫn đang sản xuất tiến trình 10 nm. Trong khi đó, các đối thủ như TSMC (Đài Loan) đã sản xuất chip 5 nm.
Apple vừa chuyển sang dùng M1 “cây nhà lá vườn” thay cho chip Intel.
2020 là một năm đặc biệt tồi tệ của Intel. Vào tháng 6, Apple cho biết sẽ không sử dụng vi xử lý của hãng trên các dòng máy tính mới nhất nữa mà thay bằng chip mới dựa trên kiến trúc ARM.
Video đang HOT
Trong những tuần sắp tới, Intel sẽ phải quyết định liệu họ có nên thuê bên thứ ba sản xuất một số chip của mình hay không. Nếu có, động thái này sẽ là lời thừa nhận của rằng ngành sản xuất chip đẳng cấp thế giới của Intel đã bị tụt lại phía sau.
Quá trình phát triển của Intel
Intel thành lập năm 1968 và phát minh ra bộ vi xử lý ba năm sau đó. Công ty được xem là doanh nghiệp tiên phong trong việc thúc đẩy sự phát triển của chip máy tính trong những thập niên tiếp theo. Hàng chục tỷ vi xử lý đã được công ty sản xuất mỗi năm.
Gordon Moore – người đã phát minh ra định luật Moore và là đồng sáng lập Intel – nói rằng hiệu suất chip sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm. Dựa trên định luật này, Intel đã phát triển mạnh mẽ và đóng góp lớn cho cuộc cách mạng PC vào những năm 1990. Cùng với Windows của Microsoft, Intel đã thúc đẩy ngành PC phát triển đến mức biệt danh “Wintel” (kết hợp Windows và Intel) đã định nghĩa cả một kỷ nguyên máy tính.
Năm 1997, Andrew Grove, CEO của Intel lúc đó, được Tạp chí Time bình chọn là “Người đàn ông của năm” chủ yếu nhờ vào thành công của công ty. Tuy nhiên, giai đoạn sau đó lại là quãng đường đi xuống của nhà sản xuất chip khổng lồ này.
Bước tụt lùi lớn nhất của hãng này là từ chối sản xuất chip cho iPhone của Apple vào năm 2007. Khi đó Intel cho rằng chi phí Apple đưa ra quá thấp nên không đồng ý. Công ty đã không dự đoán được thành công của smartphone này trong tương lai.
Việc Intel từ chối Apple đã tạo cơ hội cho ARM Holdings và TSMC. ARM Holdings sở hữu ARM – kiến trúc chip năng lượng thấp sau này trở thành nền tảng cho không chỉ iPhone mà còn của hàng tỷ smartphone khác. TSMC thành lập năm 1987 sau khi Đài Loan được dỡ thiết quân luật. Ban đầu, công ty không có nhà máy riêng. Khi việc sản xuất bộ vi xử lý ngày càng nhỏ và phức tạp hơn, nhiều công ty khác phá sản, TSMC sử dụng lại nhà máy của họ.
Intel khởi đầu trước TSMC hơn hai thập niên, nhưng trong khoảng một thập niên qua, Intel đã không thể bắt kịp TSMC về khả năng sản xuất chip cho thiết bị di động. Giờ đây hãng còn đối mặt với nguy cơ mất nốt mảng chip PC và chip cho trung tâm dữ liệu vào tay đối thủ. Tất nhiên, Intel hiện vẫn đứng đầu mảng chip cho PC, nhưng vị trí này có thể không tồn tại được lâu nữa, nhất là sau khi Apple chuyển qua M1 – chip do TSMC sản xuất trên tiến trình 5 nm hiện đại hơn.
“Mảng chip đang phát triển rất nhanh, nhưng Intel lại phản ứng rất chậm. Họ đang bị ràng buộc với những thứ của nhiều năm trước”, Wayne Lam, nhà phân tích tại CCS Insight và là cựu nhân viên của Intel, nhận xét.
Bộ xử lý mới của Intel đang ẩn chứa một cuộc cách mạng hiếm có ai nhận ra
Bộ xử lý Lakefield mới của Intel không chỉ mở đường cho các thiết bị điện toán với hình dạng mới trong tương lai mà còn mang lại các khả năng xử lý hình ảnh cao cấp vượt trội so với trước đây.
Hai bộ xử lý Lakefield đầu tiên của Intel đã được giới thiệu vào thứ Tư vừa qua, dường như là khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Trong cả thập kỷ vừa qua, chưa bao giờ người ta thấy nhiều công nghệ như vậy được đóng gói trong một bộ xử lý Intel hướng tới người dùng cuối (các doanh nghiệp và người tiêu dùng).
Trên thực tế, ngay cả phiên bản Core i3 của dòng bộ xử lý cũng rất đáng chú ý. Đây là bộ xử lý x86 đầu tiên có 5 lõi, có các nhân bất đối xứng (tương tự như kiến trúc big.LITTLE của ARM), sử dụng công nghệ đóng gói chip 3D Foveros và là bộ xử lý x86 đầu tiên có modem 4G/LTE.
Nó cũng có TDP thấp thứ hai (trung bình 1,4W mỗi nhân) và là một trong những bộ xử lý có chênh lệch xung nhịp giữa tốc độ nền và turbo cao nhất, nghĩa là đây là một trong những bộ xử lý hiệu quả năng lượng nhất của Intel.
Bộ xử lý x86 đầu tiên được đóng gói theo công nghệ 3D Foveros mới.
Hai tính năng khác dường như đã lạc hậu khi được bộ xử lý này được giới thiệu, nhưng nó lại rất quan trọng cho việc chuyển đổi một vài hình dạng cơ bản nhất của các máy tính cá nhân sắp đến trong thập kỷ tới.
Đầu tiên con chip này có thể điều khiển được tới 4 màn hình 4K với tần số quét 60Hz (với tổng cộng 35,4 triệu điểm ảnh trên đó) - con số này tương đương với một màn hình độ phân giải 8K, một con số cao khổng lồ.
Đại diện của Intel cũng xác nhận về việc sẽ hỗ trợ 2 màn hình trong và 2 màn hình ngoài, nhưng các thông số cụ thể sẽ phụ thuộc vào thiết kế của hãng OEM. Nói cách khác, các hãng lắp ráp PC sẽ là người quyết định thông số hỗ trợ cuối cùng.
Tính năng đáng chú ý thứ hai là khả năng hỗ trợ tổng cộng 6 camera, với 4 camera có thể hoạt động cùng lúc (với số điểm ảnh tổng cộng lên đến 48MP).
Nó có thể làm tất cả những điều này mà không cần đến các thành phần bổ sung. Nhưng điều này sẽ có tác động trên thực tế như thế nào?
Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới
Nó sẽ mang lại lợi ích cho một loạt các hình dạng mới. Microsoft sẽ rất vui mừng khi cuối cùng họ có thể ra mắt một phiên bản HoloLens giá rẻ hơn, còn nhiều nhà sản xuất máy tính khác cũng có thể sử dụng nó cho dòng laptop siêu nhẹ với thời lượng pin siêu dài. Chúng ta cũng đừng quên dòng máy tính siêu nhỏ - với kích thước chỉ bằng chiếc USB - có thể làm việc bất cứ khi nào cắm vào màn hình.
Nếu các nhà cung cấp laptop muốn đi theo xu hướng tương tự như trên điện thoại, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ thấy sự kết thúc của các camera trước độ phân giải thấp. Hiện tại, ngay cả các dòng smartphone tầm trung như Samsung Galaxy A51 hay Huawei P30 Lite cũng có camera selfie với độ phân giải cao hơn bất kỳ laptop nào khác trên thị trường.
Không chỉ mang lại hình ảnh đẹp hơn, khả năng xử lý nhiều camera cùng lúc của dòng bộ xử lý Lakefield mới còn cho phép tạo ra các hình ảnh avatar 3D theo thời gian thực và nhận diện gương mặt tốt hơn.
Các sản phẩm đầu tiên sử dụng bộ xử lý Lakefield nhiều khả năng sẽ là các phiên bản thiết bị cao cấp. Chúng sẽ rất đáng mong chờ để xem liệu chúng có thể vượt mặt các bộ xử lý thế hệ thứ 10 Ice Lake, vốn rẻ tiền hơn, nhưng có hiệu quả năng lượng tương đương hay không.
Công nghệ 5G: Tương lai và sức mạnh thần kỳ của ngành viễn thông 5G sẽ cần thời gian một vài năm tới để phát triển. Tuy vậy, công nghệ này có thể sẽ là nền tảng chung để thúc đẩy thế giới phục hồi sau đại dịch và bước sang một trạng thái bình thường mới. Tại phiên hội thảo chuyên đề của Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020), các...