Tương lai gần sẽ có một đội ngũ giáo viên trình độ ngoại ngữ, tin học thực chất
Bao năm qua, GV luôn bị hành bởi quy định về các loại chứng chỉ. Để hợp thức hóa hồ sơ, nhiều thầy cô giáo phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mang về những tờ chứng chỉ có dấu đỏ để kẹp hồ sơ cho đủ quy định.
Ảnh minh họa.
Không còn quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa
Trong phiên họp Quốc hội vào sáng ngày 9/11/2020, trả lời chất vấn về việc bỏ những chứng chỉ (không cần thiết), Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, trong nghị định vẫn giao các bộ quản lý chuyên ngành về cán bộ, công chức, viên chức ban hành thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức, trong đó có quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ theo từng vị trí việc làm.
Có những vị trí không cần trình độ cao thì không cần phải quy định, những vị trí cần có trình độ ngoại ngữ cấp bậc cao hơn thì chúng ta quy định trong từng vị trí việc làm.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh: sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, thể hiện trên các kỳ thi trên máy vi tính.
Ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học ( Bộ Giáo dục và Đào tạo), Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam cho rằng:
Nếu bỏ hẳn yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, chúng ta sẽ đi ngược lại xu thế phát triển của thời đại. Ở đây, phải thấy sự điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo là kịp thời và thiết thực.
Năng lực ngoại ngữ, tin học của giáo viên sẽ được đánh giá qua ứng dụng cụ thể vào từng nhiệm vụ của hạng một cách phù hợp và thực chất.
Ngoài ra, giáo viên khi được phân loại, sẽ không “cá mè một lứa”, giỏi – kém lẫn lộn.
Ai đủ điều kiện thì thăng hạng và được xếp vào những nhóm hạng khác nhau. Từ đó, giáo viên phải cố gắng liên tục, yên tâm, gắn bó và toàn ý với nghề.
Bỏ chứng chỉ khi thăng hạng, nhưng cần trình độ thật
Ngày 2/2/2021, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông công lập đã không còn quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên nữa.
Video đang HOT
Đây quả là tin vui cho nhiều nhà giáo. Bởi, cũng vì những quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhiều giáo viên đã phải đôn đáo, tất tả đi học (thực chất chỉ ghi danh, nộp tiền) là có ngay tấm giấy chứng chỉ hợp pháp.
Nay, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được bỏ, nhiều thầy cô giáo sẽ không còn phải mất một khoản tiền vô ích.
Thế nhưng, không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, thể hiện trên các kỳ thi trên máy vi tính theo lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân được hiểu thế nào?
Điều này, buộc giáo viên phải học thật sự để có kiến thức thì thi mới đạt kết quả.
Nếu quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, thể hiện trong các kỳ thi trên máy vi tính để thăng hạng thì chắc chắn, hiện sẽ không có nhiều giáo viên đủ năng lực thực sự để vượt qua những kỳ thi thăng hạng như thế.
Một số đồng nghiệp của chúng tôi tại tỉnh Kiên Giang cho biết, cách đây 1 năm, tại tỉnh Kiên Giang tổ chức thi thăng hạng cho hàng nghìn giáo viên trong toàn tỉnh.
Môn thi đầu tiên là Anh văn, môn thứ hai là Tin học và môn cuối cùng là môn chuyên ngành.
Nhiều giáo viên cho biết, cứ mỗi lượt vào thi thì mỗi phòng chỉ có 1 đến 2 người đỗ vì trình độ ngoại ngữ của nhiều thầy cô quá kém.
Không riêng gì tỉnh Kiên Giang, những tỉnh thành khác nếu quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, thể hiện trên các kỳ thi trên máy vi tính thì chắc chắn phần đông giáo viên sẽ rớt.
Và như thế, các loại chứng chỉ không còn hiện diện bằng giấy tờ mà quy định bằng năng lực thực sự thì ước mơ được thăng hạng của nhiều nhà giáo để cải tiến đồng lương vẫn sẽ khó lòng đạt được.
Tương lai gần sẽ có một đội ngũ giáo viên có trình độ ngoại ngữ, tin học thực chất
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo đưa yêu cầu về trình độ ngoại ngữ vào chương trình đào tạo theo khung trình độ quốc gia và chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm.
Vì thế, những sinh viên ra trường sau này sẽ có năng lực trình độ ngoại ngữ và tin học thực chất.
Tài liệu tham khảo:
https://thukyluat.vn/news/trong-nuoc/bo-truong-le-vinh-tan-se-khong-yeu-cau-chung-chi-ngoai-ngu-tin-hoc-nua-85964.html?fbclid=IwAR17XyLXijoWl0BHR_kuqm1fSZ-z4o40duzPNhe3taeicEhP8WLxFUh9W-w
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/tieu-chuan-chuc-danh-nghe-nghiep-giao-vien-hieu- sao-cho-dung-bai-2-BnaYqm8GR.html
Giáo viên dễ mất tiền oan vì chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III
Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đã giải tỏa cơn khát cho giáo viên, thế nhưng vẫn còn đó chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT thay thế các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ 20/3/2021.
Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đã giải tỏa cơn khát cho giáo viên, thế nhưng vẫn còn đó chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nên vẫn còn câu hỏi "Bao giờ giáo viên thoát cảnh chắt bóp để mua chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?".
Giáo viên cần tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng ký học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. (Ảnh minh hoạ: http://xettuyendaihoc.net.vn)
Giáo viên mầm non hạng III nào cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III?
Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ghi rõ:
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Khoản 6 Điều 10 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ghi rõ:
6. Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên mầm non được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05) khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này.[1]
Như vậy chỉ có 2 đối tượng giáo viên mầm non hạng III cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III, đó là giáo viên tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 và giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05) khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26).
Giáo viên tiểu học hạng III nào cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III?
Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ghi rõ:
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Khoản 7 Điều 10 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ghi rõ:
7. Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên tiểu học được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này. [2]
Như vậy chỉ có 2 đối tượng giáo viên Tiểu học hạng III cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III, đó là giáo viên tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 và giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29).
Vì vậy, với giáo viên mầm non đang công tác trong các trường mầm non công lập chỉ có những người có mã số V.07.02.05 ; với giáo viên tiểu học trong các trường công lập chỉ có những người có mã số V.07.03.08 mới cần chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III, còn lại không cần chứng chỉ này.
Quý thầy cô kiểm tra lại mã số của mình, đừng vội đổ xô đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III mà mất tiền oan.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://thukyluat.vn/vb/thong-tu-01-2021-tt-bgddt-bo-nhiem-xep-luong-vien-chuc-giang-day-giao-duc-mam-non-cong-lap-7160c.html
[2]https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-02-2021-tieu-chuan-bo-nhiem-xep-luong-giao-vien-tieu-hoc-198081-d1.html
Ma trận chiêu sinh chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên chạy đâu cho thoát "Chứng chỉ thay thế" sẽ là chứng chỉ chứng nhận bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp"... Giáo viên bị vây giữa cả rừng thông báo Học 4 năm đại học mà vẫn phải cần một tờ giấy chứng nhận gọi là chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Nực cười hơn, nhiều giáo viên đi dạy đã vài...