Tương lai của truyền thông là xu hướng kỹ thuật số
Theo Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters, sự bùng phát Covid-19 đã thúc đẩy sự gia tăng đáng kể trong việc tiêu thụ tin tức nhưng sự bất ổn kinh tế đang buộc các doanh nghiệp tin tức đẩy nhanh việc chuyển sang kỹ thuật số.
Việc phong tỏa do đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự gia tăng toàn cầu trong việc xem tin tức trên truyền hình và các ứng dụng trực tuyến mặc dù mối lo ngại về thông tin sai lệch vẫn còn cao. Facebook và WhatsApp được coi là các kênh chính để truyền bá cái gọi là tin giả.
Bức tranh rộng hơn là sự bùng phát đang thúc đẩy các xu hướng do cuộc cách mạng công nghệ tạo ra, bao gồm cả sự gia tăng của điện thoại thông minh như một giao diện tiêu thụ tin tức, Viện Reuters cho biết trong Báo cáo tin tức kỹ thuật số hàng năm.
Tương lai của truyền thông là xu hướng kỹ thuật số
Video đang HOT
Thông tin truyền tải được chuyển đổi nhanh chóng sang phương tiện truyền thông kỹ thuật số và phương tiện di động và các loại nền tảng khác nhau. Điều này đi kèm với sự sụt giảm niềm tin liên tục vào tin tức và mối lo ngại ngày càng tăng về thông tin sai lệch, đặc biệt là trên phương tiện truyền thông xã hội và từ một số chính trị gia.
Sự gia tăng lớn nhất về mối quan tâm về thông tin sai lệch trên phương tiện truyền thông là ở Hồng Kông, nơi những người biểu tình chống chính phủ đã phản đối những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thắt chặt kiểm soát thuộc địa cũ của Anh.
Việc kinh doanh tin tức vẫn ảm đạm. Truyền thông trên toàn thế giới đang cắt giảm nhân sự để đối phó với doanh thu quảng cáo giảm mạnh.
Nhưng một tia hy vọng có thể là ngày càng nhiều người sẵn sàng trả tiền cho tin tức trực tuyến, mặc dù điều đó cũng có thể làm tăng bất bình đẳng thông tin vì nhiều tờ báo không đủ khả năng trở thành tờ báo chất lượng hàng đầu.
Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters đã phát hiện ra rằng, khoảng một nửa số người đăng ký bất kỳ gói trực tuyến hoặc gói kết hợp nào ở Mỹ đều sử dụng tờ New York Times hoặc Washington Post. Một xu hướng tương tự có thể được nhìn thấy ở Vương quốc Anh với tờ The Times hoặc Telegraph. Và họ cũng nhận thấy rằng, ở một số quốc gia bao gồm Vương quốc Anh, Úc, Pháp và Hàn Quốc, những người dưới 35 tuổi thích đọc hơn là xem tin tức trực tuyến.
Trách nhiệm 'làm phẳng biểu đồ tin giả' của các công ty truyền thông xã hội
Nếu như giới chức y tế các quốc gia đang nỗ lực làm phẳng đường cong biểu đồ dịch bệnh thì theo bà Donovan, các công ty truyền thông xã hội phải "làm phẳng biểu đồ thông tin giả".
Mới đây, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Mỹ kêu gọi các công ty truyền thông xã hội tăng cường nghĩa vụ xác định, triển khai và đánh giá những cách thức để hạn chế tình trạng lan truyền thông tin sai lệch nguy hiểm trong thời gian đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hoành hành.
Biểu tượng của Facebook. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Joan Donovan, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Shorenstein về truyền thông, chính trị và chính sách cộng đồng thuộc Trường Harvard Kennedy ở Cambridge, Massachusetts, nhận định đại dịch đã làm lộ rõ tác hại dây truyền mà thế giới phải hứng chịu, xuất phát từ sự do dự của các công ty công nghệ.
Chuyên gia này cho rằng để ngăn chặn thông tin giả mạo cần sự chọn lọc kiến thức và ưu tiên khoa học, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng dịch bệnh. Bà kêu gọi các công ty công nghệ tăng cường tính minh bạch, tinh thần trách nhiệm và ưu tiên các lợi ích xã hội, đồng thời duy trì những cam kết này kể cả khi đại dịch đã qua đi.
Nếu như giới chức y tế các quốc gia đang nỗ lực làm phẳng đường cong biểu đồ dịch bệnh thì theo bà Donovan, các công ty truyền thông xã hội phải "làm phẳng biểu đồ thông tin giả".
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về tình trạng thông tin sai lệch về các thuyết âm mưu liên quan tới nguồn gốc dịch bệnh, các phương pháp tự điều trị chưa được kiểm chứng... lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội đã cản trở đáng kể các nỗ lực phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tình trạng này tiếp diễn dù hồi giữa tháng 3 vừa qua, các công ty truyền thông xã hội hàng đầu thế giới như Facebook, Reddit, Twitter và YouTube đã ra tuyên bố chung thể hiện các nỗ lực nhằm ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch COVID-19 trên các nền tảng công nghệ của họ.
Malaysia thu hồi lệnh phân bổ phổ tần 5G do bị phản ứng dữ dội Trước đó, Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia đã chỉ đạo việc phân bổ phổ tần 5G cho 5 công ty viễn thông không thông qua quy trình đấu thầu. Tuy nhiên, do những trở ngại về mặt pháp lý cũng như phản ứng dữ dội từ dư luận về sự thiếu minh bạch nên quyết định này đã bị...