Tương lai của ATM sẽ đi đâu về đâu?
Vẫn là một cái máy có két sắt phía dưới và màn hình vi tinh phía trên, nhưng có thể trong tương lai sẽ là ATM kiểu mới với hệ thống và thiết bị cực kỳ thông minh. Và người viết tiên đoán chỉ trong vòng 10 năm nữa, thế hệ 9X cũng như chủ thẻ sau này sẽ nhớ lại câu chuyện ở thời kỳ đi đầu của Vietcombank, chắc hẳn sẽ không tin tại sao ATM lúc đó lại to vật vã và người ta lại xếp hàng rồng rắn ở ATM để làm gì?
Năm 2002 và chiếc máy ATM đầu tiên của Việt Nam
Vào những ngày đầu tiên hội nhập nền kinh tế tài chính thế giới, nhất là sau khi cáp internet được kết nối tại Việt Nam và người dân đã làm quen với những khái niệm email, yahoo messenger, đọc báo trực tuyến, truyền hình cáp… được vài năm. Vào năm 2002, Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank đã làm chuyện “kinh thiên” lúc đó là nhập 1 chiếc máy ATM về và công bố sản phẩm độc đáo chưa từng có này cho khách hàng biết bằng cách mở một buổi tiệc lớn tại Hà Nội, cho máy ATM biểu diễn… rút tiền mặt trước đài truyền hình và công chúng.
Buổi tiệc không thành công như mong đợi, vì lý do là đường truyền mạng internet bị trục trặc gần giờ biểu diễn. Để lấp chỗ trống, Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) và Tổng giám đốc của Vietcombank (VCB) lúc bấy giờ phải lấy chiếc thẻ ATM biểu tượng của VCB ra để minh họa, và đó cũng là lần đầu tiên khách hàng được thấy chiếc thẻ ATM được sản xuất tại Việt Nam.
Từ đó về sau, các ngân hàng đều bắt đầu nhập máy ATM về và triển khai các dịch vụ từ chiếc máy huyền thoại này. Các tiện lợi của ATM trong thời buổi bình minh công nghệ lúc đó, trong thời kỳ bắt đầu hội nhập được người dân xem là tiến bộ công nghệ vượt bậc, điều chưa từng xảy ra trên đất nước hình chữ S này.
Tiện lợi vốn có
Tiện lợi đầu tiên là rút tiền mặt, các ngân hàng bắt đầu thở phào vì không còn cảnh chen chúc để rút tiền tại quầy thu ngân nữa; khách hàng cũng thấy thoải mái, chỉ cần đưa chiếc thẻ vào, nhập mật mã và sau một vài thao tác là thấy tiền được máy đưa ra, thật là gọn nhẹ và kín đáo, vì chỉ có mình và máy biết. Tiền được máy đưa ra và tài khoản khách hàng bị trừ ngay lập tức, thật là một giấc mơ vào thời đấy. Trong khi đó, các tiện lợi khác như xem số dư, lịch sử giao dịch,… đều không được sử dụng nhiều.
Bùng nổ
Video đang HOT
Đối với xã hội mà hơn 95% các giao dịch dân sự đều bằng tiền mặt và chỉ khoảng 10 % dân số là có tài khoản ngân hàng (năm 2002), thì sự xuất hiện của ATM là một cuộc cách mạng tài chính lớn nhất từ trước đến nay. Vậy là người dân hưởng ứng dịch vụ mới mẻ này ngay lập tức. Số tài khoản tại ngân hàng ngày càng tăng, số lượng thẻ ATM cũng tăng lên và dĩ nhiên máy ATM cũng bắt buộc phải tăng do nhu cầu quá lớn. Các ngân hàng thi nhau nhập khẩu máy ATM và các chương trình quản lý phát hành thẻ, trang bị hầu hết cho các chi nhánh và phòng giao dịch đều có máy ATM để phục vụ cho thượng đế cần tiền mặt.
Theo thống kê của NHNN vào năm 2005, chỉ ba năm sau sự kiện máy ATM của Vietcombank, cho thấy thị trường kinh tế Việt Nam có 35 ngân hàng bắt đầu có dịch vụ thẻ, số lượng ATM là 5.000 và số thẻ phát hành là hơn 40 triệu thẻ ATM. Tốc độ của thẻ và ATM sẽ còn tăng cho đến thời điểm suy thoái các ngân hàng vào năm 2010, tốc độ phát triển chậm lại đôi chút và tăng tốc tiếp tục sau năm 2014, và cho đến thời điểm năm nay (2018) tổng số lượng máy ATM đã lên đến 18.000 và số lượng thẻ hoạt động là 87 triệu thẻ ATM.
Và “em” đã đến với công nhân khu chế xuất
Đằng sau những con số thống kê nêu trên, có nhiều hình ảnh trên các trang báo chí hoặc các trang mạng cho thấy người dân Việt Nam ưa chuộng sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt. Và hầu hết, người xem báo giấy hoặc báo mạng chỉ thấy hình ảnh dân văn phòng sang chảnh bên cạnh máy ATM thế hệ mới, họ dễ dàng cho rằng dân thành phố sử dụng ATM chiếm đa số.
Sự thật lại hoàn toàn khác. Với tỷ lệ dân số ở nông thôn chiếm hơn 80% tổng dân số, và thành phần lao động phổ thông càng ngày càng tăng do khuynh hướng của nên kinh tế đô thị hóa ngày càng phát triển, số lượng dân nông thôn lên thành phố lớn để tìm việc làm, được trả lương qua tài khoản ngân hàng và sử dụng ATM để rút tiền mới thực sự chiếm phần lớn. Họ rút tiền để đi chợ mua đồ ăn, trả tiền học cho con, trả tiền thuê nhà, gửi về quê.. và những định phí này cần phải thanh toán bằng tiền mặt.
Lịch sử ATM tại Việt Nam, nếu được viết, sẽ phải ghi nhận tình trạng các công nhân xếp hàng rồng rắn trước máy ATM để rút tiền vào những ngày lương, và các hình ảnh này sẽ là một kỷ niệm khó quên đối với chủ thẻ và ngân hàng. Các ngân hàng phải tăng tốc để tiếp quỹ ATM và phân bổ vị trí và số lượng ATM cho hợp lý. Số máy ATM bị đập phá nếu bị sự cố trong dịp này vào hàng tháng cũng không phải ít và các giao dịch không thành công mà tài khoản bị trừ tiền tăng đột biến. Tình cảm của chủ thẻ và ngân hàng luôn luôn bị sứt mẻ trong thời gian này, và sự hàn gắn là… rất khó.
Hệ lụy đi kèm ATM
Hệ lụy của ATM chỉ mới bắt đầu. Sau thời gian bùng nổ thì dịch vụ ATM bước sang giai đoạn.. khủng hoảng theo quy luật, người ta bắt đầu sử dụng quen dần và phát hiện ra ATM bắt đầu có những lỗ hổng chết người và hệ lụy phát sinh từ đây cũng không hề nhỏ. Từ năm 2008 đã có những vụ thưa kiện về vấn đề mất tiền tại ATM, về việc chủ thẻ không hề rút tiền mà tài khoản bị hao hụt. Chủ thẻ tuyên bố giữ thẻ bên mình, không hề đưa cho ai, nhưng ngân hàng lại đưa ra chứng cớ về nhật ký ATM có thể hiện rõ ràng giao dich của thẻ đó. Hai bên không thỏa hiệp được thì phải ra tòa.
Kiện thưa nhiều vụ chưa phân xử thỏa đáng thì đến vấn đề các ngân hàng đòi thu phí, các cán bộ ngân hàng tuyên bố thời điểm rộng mở dịch vụ để khách hàng làm quen đã chấm dứt, các ngân hàng chưa thu hồi đủ vốn bỏ ra mua ATM, nên phải thu phí. Có rất nhiều tranh cãi đã diễn ra trên các phương tiện truyền thông và rốt cuộc là người dân cũng phải chịu phí khi đến với dịch vụ ATM.
An toàn bảo mật – cú sốc lớn
Vào năm 2016, vấn đề thu phí của ngân hàng chưa lắng xuống thì các chủ thẻ lại bị tấn công thêm đòn chí mạng, đó là tin tặc tấn công bằng thủ đoạn đã cũ nhưng vô cùng hiệu quả là skimming (tội phạm dùng thiết bị cài vào máy để ăn căp thông tin khách hàng và mật mã, sau đó in thẻ giả và thực hiện giao dịch đánh cắp tiền từ tài khoản khách hàng). Các trường hợp này gây cho ngân hàng nhiều khó khăn và thiệt hại, do phải đền bù cho khách hàng bị mất tiền và điều tra sự việc, đồng thời phải nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng. Lần này ngân hàng thua ở tập 2.
Và ngân hàng lại thua tiếp ở tập 3, khi trong hai năm 2017 và 2018 phải đối diện với các thách thức lớn hơn nữa khi chứng kiến vô số trường hợp các máy ATM của các ngân hàng lớn tại Thái Lan, Nhật, Ấn Độ..bị bọn tội phạm công nghệ thực hiện đột nhập vào hệ thống, cài mã độc và ra lệnh ATM nhả tiền vào một thời điểm trong ngày. Để tránh mất mát tiếp diễn, các ngân hàng trong nước buộc phải bỏ hầu bao để nâng cấp các chương trình chống xâm nhập, trang bị thiết bị hiện đại đồng thời luôn kêu gọi khách hàng cảnh giác cao độ khi thực hiện giao dịch. Chưa bao giờ, việc sử dụng và duy trì hoạt động của ATM lại gây tâm lý sợ sệt cho khách hàng và e ngại cho ngân hàng khi đầu tư như hiện nay.
Mai sau dù có bao giờ…
Với suy nghĩ của người đã từng chứng kiến những thăng trầm của ATM từ những năm đầu, đã sử dụng dịch vụ thẻ nhiều tại các ngân hàng, và cũng bị nhiều chuyện khóc cười với thiết bị đôi khi trơ vô cảm này, người viết bài thiết nghĩ, dịch vụ ATM vẫn còn dư địa tại Việt Nam và còn đất sống dài lâu ở mảnh đất có hơn 90 triệu dân nhưng tỷ lê giao dịch tiền mặt là 86% như hiện nay. Dù cho khuynh hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang được chính quyền ủng hộ và ra sức kêu gọi, ATM vẫn còn đó sự hấp dẫn của một người phụ nữ thành đạt, hấp dẫn và kiêu kỳ.
Với tỷ lệ lao động phổ thông chiếm hơn 80% của các thành phần lao động gom lại, thành phần công nhân vẫn được xem là khách hàng chủ yếu của dịch vụ ATM tại các ngân hàng. Và dịch vụ ATM phải cải tiến để phục vụ thành phần chủ lực và không dễ chịu này. Chủ thẻ không những có thể rút tiền mặt thôi, mà còn có thể thanh toán các nhu cầu thiết yếu, thanh toán hóa đơn, thậm chí gởi tiền tiết kiệm, vay tiêu dùng một cách nhanh chóng, với chi phí ATM thấp nhất, lãi suất cho vay nhẹ nhàng nhất, và nhất là phải.. cực kỳ an toàn và bảo mật cho người dùng.
Với thông tư 16/KH-NHNN ban hành ngày 30/12/2015, NHNN đang kêu gọi và bắt buộc các ngân hàng thực hiện trang bị chip vi mạch điện tử cho thẻ ATM, điều mà trước đây các ngân hàng chỉ áp dụng cho thẻ tín dụng quốc tế, thẻ từ không nghĩ đến do chi phí quá tốn kém. Nay thì các ngân hàng bắc buộc phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho chủ thẻ và may mắn thay, chi phí chip không còn đắt đỏ như cách đây nhiều năm, do công nghệ ngày càng tiến bộ, giá thành ngày càng rẻ.
Với công nghệ bảo mật bằng chip điện tử, công nghệ của ATM sẽ phải ngày càng thay đổi và ngân hàng buộc phải cập nhật những công nghệ mới để tăng tính cạnh tranh. Công nghệ Video Teller Machine sẽ thay thế dần các ATM chỉ biết rút tiền mặt; có trang bị video để đội ngũ ngân hàng quan sát và thực hiện tất cả các chức năng của một chi nhánh ngân hàng, bao gồm: nhận tiền, rút tiền, gởi tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, bán bảo hiểm,… thậm chí vào lúc đêm khuya cũng sẽ có nhân viên ngân hàng duyên dáng nói chuyện và hướng dẫn bạn, dĩ nhiên là qua hệ thống video để phòng ngừa chuyện vi phạm đạo đức.
Vẫn là một cái máy có két sắt phía dưới và màn hình vi tinh phía trên, nhưng có thể trong tương lai sẽ là ATM kiểu mới với hệ thống và thiết bị cực kỳ thông minh. Và người viết tiên đoán chỉ trong vòng 10 năm nữa, thế hệ 9X cũng như chủ thẻ sau này sẽ nhớ lại câu chuyện ở thời kỳ đi đầu của VCB, và chắc hẳn sẽ không tin tại sao ATM lúc đó lại to vật vã và người ta lại xếp hàng rồng rắn ở ATM để làm gì?
Lê Hữu Dũng
Theo Trí thức trẻ
Ngân hàng lớn thứ 2 Malaysia mở ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 1/2018
CIMB - Ngân hàng lớn thứ 2 Malaysia - đang đẩy mạnh hoạt động ngân hàng số ở Đông Nam Á, bắt đầu từ Việt Nam.
CIMB sẽ mở ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 1/2018, theo sau là Philippines, CEO Tengku Zafrul Abdul Aziz cho biết hôm thứ 4 (6/12).
Hình thức này sẽ cho phép ngân hàng giảm tỷ lệ chi phí/lợi nhuận từ khoảng 50% xuống còn 20-30% trong 5-10 năm. Ông Tengku Zafrul cho biết chính quan hệ đối tác trong thị trường này sẽ giúp đẩy nhanh việc mở rộng quy mô. Ngân hàng cũng có thể xem xét việc bắt đầu một ngân hàng số ở Thái Lan trong 2-3 năm tới.
CIMB muốn đầu tư vào ngân hàng số để giảm thiểu chi phí hoạt động (Nguồn: Deal Street Asia).
CIMB tăng 32% trong năm nay, đánh bại mốc chuẩn của Malaysia. Dù giảm số lượng nhân viên ở một số khu vực được lựa chọn, ngân hàng vẫn đang mở rộng ở Đông Nam Á và xây dựng mảng quản lý tài sản và ngân hàng đầu tư.
Digital Banking la môt hinh thưc ngân hang sô hoa tât ca nhưng hoat đông va dich vu ngân hang truyên thông. Noi cach khac, tât ca nhưng gi ban co thê lam ơ cac chi nhanh ngân hang binh thương, giơ đây đa đươc sô hoa va tich hơp vao môt ưng dung ngân hang sô duy nhât. Như vây, vơi ngân hang sô, khách hàng co thê rút, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, quản lý tài khoản thanh toán, vay vốn ngân hàng, thanh toán hóa đơn...trên website hoăc thiêt bi di đông. Chi cân co kêt nôi mang la khách hàng co thê quan ly hoăc giao dich thanh công. Nhưng ngân hang sô se không co văn phong giao dich nhưng vân se co văn phong lam viêc nơi ban co thê đên lam thu tuc, nhân giây tơ, tai liêu, đươc tư vân, chăm soc va nap tiên vao tai khoan.
Theo Trang Hồ
Vụ chỉ được rút tối đa 5 triệu/ngày: NHNN nói gì? Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông tin giải thích thêm về một số thông đến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 19/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, trong đó có nhiều nội dung mới đáng chú ý. Vì sao chỉ được rút 30 triệu? Về thông tin, "đối với hạn mức...