Tương lai bảo mật trên iPhone
Phiên bản iOS tiếp theo sẽ đón nhận nâng cấp đáng kể trong hệ thống bảo mật, nhưng có thể làm dấy lên tranh cãi liên quan tới vấn đề này.
Cuộc đối đầu giữa Apple và FBI khiến chủ đề bảo mật được công chúng quan tâm. Từ lâu, Táo khuyết luôn đặt tiêu chí đảm bảo an toàn thông tin người dùng lên hàng đầu. Nhưng giờ đây, hãng bị thách thức bởi chính cơ quan công quyền tại Mỹ vốn đang theo đuổi yêu sách về quyền truy cập bất kỳ dữ liệu nào của công dân.
Apple đang phải đối diện cuộc chiến với FBI.
Mặc dù, khả năng Apple bị buộc phải mở khóa iPhone để phục vụ công tác điều tra vẫn còn bỏ ngỏ, nhiều người lo ngại nó sẽ xảy ra trong tương lai gần. Vì thế, mối quan tâm hiện tại của giới công nghệ là làm sao hệ thống bảo mật trên iOS phòng tránh một lệnh kiểm soát tương tự từ chính phủ Mỹ.
FBI đang yêu cầu điều gì?
Trong vụ khủng bố xả súng kinh hoàng tại San Bernardino diễn ra cuối năm 2015, FBI đã thu giữ được chiếc điện thoại iPhone 5C của kẻ thủ ác. Nhưng tính năng bảo mật trên điện thoại khiến mọi nỗ lực truy cập thiết bị đều bất thành. Thậm chí, nếu nhập sai mật khẩu quá 10 lần, toàn bộ dữ liệu trong đó sẽ bị xóa sạch.
Apple được yêu cầu mở cửa hậu trên iPhone 5C.
Khi không còn giải pháp nào khác, FBI bắt buộc phải yêu cầu Apple tạo ra một phiên bản iOS đặc biệt cho phép loại bỏ các tính năng bảo mật trên hệ điều hành. Từ đó, cơ quan này có thể dò tìm mật khẩu của tên khủng bố vụ San Bernardino mà không lo mất thông tin quan trọng.
Tuy nhiên, nếu chiều theo yêu cầu của chính phủ Mỹ, Apple lại đánh mất niềm tin nơi khách hàng khi đi ngược lại tiêu chí ban đầu của mình.
Tại sao Apple có thể thực hiện yêu cầu của FBI?
Video đang HOT
Thực chất, điều FBI yêu cầu là một bản cập nhật phần mềm nhằm vô hiệu hóa mật khẩu người dùng và không làm mất dữ liệu trên thiết bị. Hiện tại, tất cả iPhone bị khóa đều cho phép cập nhật phiên bản iOS mới nhất mà không yêu cầu đăng nhập mật khẩu.
Điều này có nghĩa, Apple hoàn toàn có thể tạo ra phiên bản iOS với những thay đổi tùy ý, trong đó bao gồm việc loại bỏ tính năng bảo mật và cài đặt trên bất kỳ sản phẩm nào của hãng. Sau khi được cài đặt, FBI (hay bất kỳ đối tượng nào) đều có thể dò ra mật khẩu trước đó mà không lo bị mất dữ liệu hay các vấn đề phát sinh khác.
Làm thế nào Apple có thể thay đổi điều này?
Nếu cuộc chiến pháp lý này kết với phần thắng thuộc về FBI và buộc Apple phải thực hiện theo yêu cầu thì về mặt kỹ thuật, hãng hoàn toàn có thể đáp ứng các đòi hỏi từ phía chính phủ về việc bẻ khóa thiết bị. Tuy nhiên, cũng với một bản cập nhật iOS mới, hãng sẽ ngăn chặn được tình huống tương tự xảy ra, nghĩ là tự loại bỏ quyền bẻ khóa iPhone của chính mình.
Một phiên bản iOS mới có thể ngăn chặn trường hợp tương tự.
Một bản cập nhật như vậy trong tương lai sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu trước khi khôi phục lại dữ liệu và cài đặt gốc. Nếu điền sai, hệ thống vẫn cho phép tải lại bản sao lưu, nhưng với những thông tin được mã hóa sẽ vĩnh viễn không thể lấy lại được. Đó là cách bảo vệ người dùng trước bất kỳ cuộc tấn công nào, ngay cả đó là Apple.
Sao lưu iCloud
Trong cuộc chiến gần đây, cả Apple và FBI đều tập trung vào phần vật lý của thiết bị. Tuy nhiên, nhiều người lại dùng dịch vụ iCloud cho việc lưu trữ và backup dữ liệu. Chúng đều được mã hóa, nhưng không chỉ người dùng sở hữu chìa khóa mở dữ liệu, Apple cũng có thể làm điều đó.
Điều này đồng nghĩa với việc, Apple hoàn toàn tiếp cận được mọi thông tin lưu trữ trên tài khoản iCloud nếu cơ quan pháp luật yêu cầu. Ngay cả với những trường hợp đã bị vô hiệu hóa, Táo khuyết vẫn đủ khả năng phục hồi dữ liệu như ảnh, danh bạ, lịch, email…
Để thay đổi lỗ hổng này, Apple cần tiến hành cải tổ iCloud để mã hóa sao cho chỉ người dùng nắm giữ chìa khóa mở dữ liệu trên đó. Gần đây, nhiều nguồn tin khẳng định, Tim Cook đang muốn thay đổi theo hướng này nhằm tránh trường hợp chính phủ Mỹ đòi hỏi quyền truy xuất thông tin người dân.
Nhưng nếu tính năng bảo mật trên iCloud thay đổi, tuy sẽ giúp đảm bảo quyền riêng tư, nó lại phát sinh nhược điểm là nếu người dùng lỡ quên mật khẩu sẽ không có cách nào khôi phục tài khoản được nữa.
Vấn đề an ninh trên iPhone rất được quan tâm.
Cuộc chiến cho tương lai
Hiện vẫn chưa rõ kế hoạch cụ thể của Apple nhằm tăng cường tính bảo mật trên thiết bị, nhưng chắc chắn sẽ có sự thay đổi đáng kể. Mỗi năm, ngoài các tính năng mới, Táo khuyết đều quan tâm đặc biệt tới việc đảm bảo an toàn dữ liệu người dùng để tránh mọi con mắt nhòm ngó, ngay cả với chính họ. Dường như, thay đổi thuật toán mã hóa trên iCloud là đích đến tiếp theo nằm trong lộ trình nhằm đảm bảo không để xảy ra trường hợp tương tự vụ FBI yêu cầu hãng bẻ khóa iOS.
Nếu pháp luật thay đổi và cho phép chính phủ Mỹ quyền truy cập dữ liệu của công dân, chắc chắn Apple cũng sẽ thay đổi để vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng, vừa không bị mang tiếng là trái luật. Vì thế, tạo nên hệ thống an ninh khép kín chỉ cho phép người dùng truy cập là giải pháp hữu hiệu nhất.
Minh Minh
Theo Zing
Giám đốc FBI thừa nhận chiến thắng Apple sẽ tạo ra tiền lệ
Trong phiên điều trần Quốc hội Mỹ, James Comey, Giám đốc FBI, thừa nhận nếu chính phủ thành công trong việc buộc Apple mở khóa iPhone sẽ mở ra tiền lệ cho các trường hợp về sau.
Ngày 1/3, Apple và FBI điều trần trước Quốc hội Mỹ với chủ đề "Sự căng thẳng của mã hóa: Cân bằng giữa an ninh và quyền riêng tư của người Mỹ". Trước đó, Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI đề nghị Apple giúp họ truy cập chiếc iPhone 5c của tên khủng bố Syed Farook trong vụ thảm sát ở San Bernardino (Mỹ) cuối năm 2015. Tuy nhiên, Apple kiên quyết từ chối, nói rằng họ đã hỗ trợ FBI hết sức có thể, nhưng phần mềm để mở khóa iPhone lần này "đơn giản không tồn tại". Apple phải tạo ra một phiên bản hệ điều hành mới mới có thể tiếp cận kho dữ liệu mã hóa trong iPhone.
James Comey, Giám đốc FBI, trong phiên điều trần ngày 1/3. Ảnh: AP.
Giám đốc FBI Comey hôm qua thừa nhận, chính họ đã làm mất cơ hội tiếp cận dữ liệu bên trong điện thoại của kẻ khủng bố. "Sai lầm xảy ra trong vòng 24 giờ sau vụ tấn công", Comey nói.
FBI muốn truy cập iPhone 5c của Farook nhưng công nghệ mã hóa của Apple sẽ xóa toàn bộ dữ liệu trong máy sau 10 lần nhập sai mã. Khi đó, FBI và quan chức quận San Bernadino đã tìm cách truy cập vào tài khoản iCloud của Farook bằng cách reset mật khẩu của tên này vài giờ sau khi chiếc điện thoại được thu hồi. Apple sau đó đã chỉ trích rằng nếu FBI không "hấp tấp" cài đặt lại mật khẩu, họ đã có thể lấy được vào nội dung sao lưu mà không cần tạo một cổng hậu để phá mã hóa của iPhone như thế này. Thực tế, trước đây Apple cũng từng được yêu cầu hỗ trợ unlock iPhone, iPad trong 12 vụ án khác.
Không còn cách nào, FBI đành phải thương lượng với Apple viết một phần mềm riêng "chỉ để mở iPhone 5c của Farook, ngay sau đó Apple có thể giữ lại phần mềm hoặc hủy nó theo ý muốn".
Tuy nhiên, trong phiên điều trần, chính Comey cũng nói nếu chính phủ chiến thắng trong cuộc chiến với Apple lần này, nó sẽ tạo ra tiền lệ cho những lần tiếp theo. Lần đầu trót lọt thì sẽ có lần thứ hai, thứ ba.. khi các nhà thực thi pháp luật muốn tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc mở khóa các thiết bị trong tương lai.
Trong cuộc chiến giữa FBI và Apple, không ít người dân Mỹ nghĩ Apple đang "nước mắt cá sấu" và tốt nhất nên giúp nhà chức trách. Bruce Sewell, Phó chủ tịch phụ trách pháp lý của Apple, cho biết quyết định của họ không phải để "làm màu", để "marketing cho sản phẩm" mà họ nhận thấy rằng "bảo vệ quyền riêng tư của hàng trăm triệu người dùng iPhone là điều đúng đắn".
"Một số người ở đây hẳn đang để iPhone trong túi. Hãy nghĩ xem, có thể thông tin các ngài lưu trong chiếc iPhone đó còn nhiều hơn những gì một tên trộm có thể ăn cắp được khi đột nhập vào nhà của các ngài", Sewell nhấn mạnh.
Ảnh: Forbes.
Trước đó, Tim Cook, CEO Apple, bày tỏ lo ngại: "Chính phủ nói công cụ bẻ khóa chỉ được sử dụng một lần trên một chiếc điện thoại. Nhưng một khi được tạo ra, kỹ thuật đó có thể áp dụng nhiều lần trên bất cứ thiết bị nào. Vụ việc này không chỉ đơn thuần là về một chiếc điện thoại hay một cuộc điều tra. Khi nhận phán quyết của tòa án, ta cần phải lên tiếng. Phán quyết đó đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm chưa từng có, đe dọa nghiêm trọng bảo mật thông tin của hàng trăm triệu khách hàng".
"Cả thế giới đang theo dõi những gì đang diễn ra ở đây", Sewell cảnh báo trong phiên điều trần.
Một số hãng công nghệ như Facebook, Microsoft, Google, Twitter, Amazon... đang chuẩn bị gửi hồ sơ ủng hộ Apple lên tòa án. Phiên tòa giữa Apple và FBI sẽ diễn ra vào ngày 22/3 tại tòa án liên bang ở Riverside.
Châu An
Theo VNE
Apple thắng kiện Chính phủ Mỹ Apple đang trong một cuộc đấu pháp lý mang tính lịch sử với Bộ Tư pháp Mỹ xung quanh vấn đề mã hóa và bảo mật... Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook của Apple. Chính phủ Mỹ không thể buộc Apple phải mở khóa chiếc điện thoại iPhone liên quan đến một vụ buôn lậu ma túy ở New York - một...