Tướng không quân: Nếu cần có thể thu hồi sân golf bất cứ lúc nào
Bên hàng lang Quốc hội sáng 12.6, Thiếu tướng Lâm Quang Đại – Chỉnh ủy Quân chủng Phòng không – Không quân cho biết: Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng đã thảo luận: “Chúng tôi đã ban giao 21ha để tiếp tục mở rộng nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất. Bộ Quốc phòng đã bàn giao cho Bộ GTVT để giải quyết bức xúc hiện nay của sân bay Tân Sơn Nhất”.
Phần đất đó có liên quan đến sân golf thưa ông?
- Phần này không liên quan đến sân golf, vì hướng về phía Nam của hệ thống sân bay. Còn sân golf nằm ở phía Bắc. Hiện ở phía Bắc còn 11 đơn vị của quân đội đang đóng quân ở đó, gồm đơn vị pháo, quân chủng phòng không, không quân, rada…
Thiếu tướng Lâm Quang Đại.
Vậy 21ha bàn giao sẽ được xây được gì thưa ông?
- Sẽ có một ga hàng không ứng dụng mới, có hệ thống đường giao thông đi ra đường Hoàng Hoa Thám (TP.HCM). Hiện nay sơ bộ là bàn giao đất cho Bộ GTVT.
Trường hợp lấy phần đất sân golf để mở rộng sân bay có ảnh hưởng đến quốc phòng không thưa ông?
- Thực ra 157ha là đất dự phòng của quốc phòng để bảo vệ TP.HCM và sân bay Tân Sơn Nhất. Trước đây nó là đất trống. Hôm trước thảo luận tại tổ tôi đã trả lời thắc mắc, hiện nay Bộ Quốc phòng có một quan điểm nhất quán là chỉ sử dụng đất quốc phòng nhàn rỗi, chưa sử dụng vào mục đích quốc phòng để phát triển kinh tế để tăng nguồn ngân sách củng cố quốc phòng, xây dựng doanh trại quân đội.
Quan điểm thứ 2 là nếu có nhu cầu quốc phòng thì sẽ thu hồi vô điều kiện và khi có lệnh của cấp trên nếu có nhiệm vụ về quốc phòng.
Có nhiều người đánh golf trên khu vực đó, liệu có ảnh hưởng đến an toàn bay không?
Video đang HOT
- Chúng tôi là đơn vị quản lý quân chủng phòng không không quân nên biết rất rõ khu vực sân golf đó. Trước khi máy bay đến sân bay còn qua vị trí một số đơn vị quân chủng quản lý – đại đội pháo phòng không chứ không phải sân golf liền kề với đường bay. Thực ra sân golf mở ra một hướng ra bên ngoài không ảnh hưởng gì đến các đơn vị đóng quân.
Thực tế, đất sân golf đã giao cho các đơn vị sử dụng 50 năm và đã sử dụng xây dựng biệt thự, căn hộ cao cấp, điều này có mâu thuẫn không thưa ông?
- Khi đất cần cho mục đích quốc phòng thì dù có giao 50 năm cũng phải thu hồi, đây là quan điểm nhất quán của ngành quốc phòng.
Hoạt động của sân golf mang lợi nhuận cho quân đội thế nào thưa ông?
- Cái này tôi không nắm được. Tôi trả lời những gì mình biết với tư cách là đơn vị quản lý đất sân bay, đất quốc phòng.
Khi thu hồi đất thì thế nào thì thế nào thưa ông?
- Tôi chỉ hiểu đây là đất quốc phòng, khi có chuyển đổi thì sẽ có quyết định cao hơn Bộ Quốc phòng.
Có ĐBQH cho rằng, cần phải tách đất quốc phòng với đất giao cho Bộ quốc phòng, ông nghĩ sao?
- Đất quốc phòng phải sử dụng cho mục đích quốc phòng. Như tôi đã nói quan điểm của Bộ Quốc phòng là chỉ khai thác đất quốc phòng trong thời gian đất còn đang nhàn rỗi để lấy nguồn kinh phí củng cố trang trại quân đội và sẽ thu hồi đất cứ lúc nào, bất cứ khi nào một cách vô điều kiện khi có mục đích quốc phòng.
Còn đối với sân bay Tân Sơn Nhất, có ý kiến cho rằng ảnh hưởng đến an toàn hàng không thì hai bên lên quan Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng sẽ trao đổi với nhau.
Xin cảm ơn ông (!)
Theo Danviet
Thu hồi sân golf mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: Sao phải né tránh?
Trong khi Bộ trưởng Bộ GTVT khẳng định, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía bắc không khả thi, nhiều chuyên gia trong ngành lại nhận định điều ngược lại và cho rằng, việc thu hồi sân golf không chỉ xoá hình ảnh phản cảm hiện hữu mà còn giải quyết căn cơ vấn đề ùn tắc tại đây khi xoá thế độc đạo của Tân Sơn Nhất.
Mở rộng sân bay ra phía bắc: Bộ nói tốn, chuyên gia bảo không
Lý giải về phương án mở rộng Tân Sơn Nhất mà không "sờ" đến đất sân golf, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, nếu mở rộng sân bay ra phía bắc sẽ "hoàn toàn không khả thi" vì chi phí giải phóng mặt bằng, ô nhiễm tiếng ồn và nhiều vấn đề khác.
Bộ từng đưa ra 2 phương án có đề cập đến việc sử dụng đất sân golf để xây mới đường cất hạ cánh số 3; xây dựng hai nhà ga mới và các công trình phụ trợ hoặc xây dựng nhà ga, các công trình kỹ thuật ở phía Bắc đường lăn gồm sân đỗ, khu dịch vụ kỹ thuật và nhà ga T4 công suất 20 triệu khách/năm, cải tạo đường hạ cất cánh 25R/07L. Tuy nhiên, cả hai phương án đều có tổng mức đầu tư khủng lần lượt là 201.350 tỉ đồng và 61.590 tỉ đồng. Trong khi đó, phương án "né" sân golf chỉ tốn khoảng 19.700 tỉ đồng. Do đó, Bộ GTVT kiên quyết bảo vệ phương án không thu hồi sân golf.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia trong ngành đều phản đối lập luận của Bộ GTVT. Theo chuyên gia Phạm Sanh, đằng sau sân golf Tân Sơn Nhất là nhiều chuyện phức tạp nên Bộ GTVT mới né tránh. Liên quan đến việc xây đường bay thứ 3 gây tốn kém, chuyên gia này cho rằng, với 2 đường băng hiện tại cũng đủ để lên công suất 80 triệu hành khách nên chưa cần phải đổ tiền xây đường băng thứ 3. Tuy nhiên, việc lấy đất sân golf để làm nhà ga, mở rộng bãi đỗ máy bay cũng như bãi để xe "là quá lý tưởng" vì nó tiếp cận đường Tân Sơn và đường Phạm Văn Bạch và sau này có thể thêm cửa ở hướng đường Quang Trung và như thế giao thông thành phố nói chung và vấn đề ùn tắc trong ngoài sân bay được giải quyết mà không tốn kém.
Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống (chuyên gia kỹ thuật hàng không) cũng nhận định với báo giới rằng, vấn đề chi phí và thời gian triển khai trong các phương án mà Cty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC - thuộc Quân chủng Phòng không - không quân, Bộ Quốc phòng) đưa ra để mở rộng Tân Sơn Nhất là không khách quan dẫn đến kết luận rằng việc thu hồi sân golf không khả thi. Trên thực tế, theo chuyên gia này, có thể thực hiện phương án xây dựng đường băng cất hạ cánh thứ 3 trên phía đất thu hồi từ sân golf và có khoảng cách 760m với đường băng cất hạ cánh số 1 dài 3.800m hiện hữu mà không cần giải tỏa hộ dân nào.
Còn TS Trần Đình Bá nhận định, sân bay Tân Sơn Nhất hiện đang rơi vào thế độc đạo với duy nhất một đường vào nên bế tắc là phải và nếu gặp hỏa hoạn hay khủng bố sẽ là lâm nguy vì không chi viện được. Do đó, tiến sĩ Bá cho rằng phải thu hồi toàn bộ sân golf, mở cửa ra hướng Bắc , đông Bắc và Tây Bắc để giải toả ùn tắc.
Him Lam Palace - Trung tâm hội nghị tiệc cưới duy nhất nằm trong sân golf. Ảnh: A.C
Sân golf chỉ là trá hình?
Theo chuyên gia Phạm Sanh, việc thu hồi sân golf không chỉ cứu Tân Sơn Nhất mà còn vì lòng dân.
Hiện tại, cụm sân golf Tân Sơn Nhất có diện tích 157ha và được thiết kế 4 sân với 36 lỗ, trong đó có 3 sân nằm bên đường băng sân bay. Cổng chính vào sân golf được xây dựng hoành tráng, nằm bên tuyến đường Tân Sơn được mở rộng thành 4 làn xe từ giao lộ với đường Phạm Văn Bạch tới cổng. Sân golf bắt đầu được xây từ 2007 và khai trương vào tháng 8.2015. Từ cổng vào trung tâm khu phức hợp là tòa nhà CLB Golf có diện tích lên tới 12.700m2, trong đó riêng bãi đỗ xe rộng tới 2.050m2, đủ chỗ cho 361 ôtô và 500 xe máy.
Tòa nhà này gồm có 3 tầng, là tòa nhà CLB Golf, nhà hàng A La Cart, trung tâm hội nghị tiệc cưới Him Lam Palace có sức chứa 2.000 người và có cả bãi đáp trực thăng riêng.
Trước đó, theo một số nguồn tin, ngoài triển khai sân golf dự án này còn tính toán việc xây khu biệt thự, khu căn hộ cao cấp, khu trường học và khách sạn cao cấp... thời gian khai thác toàn dự án là 50 năm.
Đất sân bay "cắt ra làm sân golf, nhà hàng là không chấp nhận được"
Trao đổi bên lề phiên thảo luận về các nội dung liên quan đến việc triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều đại biểu QH cho rằng, trong khi chờ đợi sân bay Long Thành thì nên thu hồi sân golf ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất để có thêm gần 160ha đất, tăng công suất, giảm tình trạng kẹt cứng hiện nay.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: "Nếu dành đất phục vụ cho mục đích quân sự thì sẵn sàng và không phải tranh cãi, nhưng ở đây lại trở thành đất dân sự để kinh doanh là điều không thể chấp nhận được. Vì sân golf chỉ phục vụ lợi ích cho một nhóm người, không vì lợi ích chung" - đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu quan điểm.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) phân tích, có thể chuyển khoảng đất bị thu hồi thành sân bay quân sự hoặc sân bay nội địa ở một số lĩnh vực nào đó để giảm quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất trước khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động chính thức. Thời gian chờ đợi sân bay Long Thành đi vào hoạt động còn rất dài. Vì thế, cùng với xây dựng sân bay Long Thành thì cũng nên mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất để giải quyết tình trạng quá tải, gây bức xúc cho người dân trong thời gian qua.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang khai thác quá tải công suất thiết kế. Theo đó, năm 2016 đạt 32,5 triệu hành khách, trong đó có 20,6 triệu hành khách nội địa, vượt 37% công suất khai thác và gần 12 triệu hành khách quốc tế. (Theo Bộ GTVT)
Theo Khánh Hòa-Xuân Quang (Lao động)
Sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất: Chủ đầu tư sẵn sàng "dẹp"(?) Chủ đầu tư sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) cho biết sẵn sàng "dẹp" sân golf vì lợi ích quốc gia, nhưng với điều kiện phải đảm bảo hài hòa quyền lợi các bên. Liên quan đến các thông tin về sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, sáng 13.6, đại diện Công ty cổ phần đầu tư Long...