Tương hột trong ẩm thực dân dã của người miền Tây
Tương hột lên men từ đậu nành là một loại gia vị thường được sử dụng nhiều trong các món ăn Việt Nam, đặc biệt là các món ăn của người miền Tây.
Một loại gia vị tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại được người miền Tây kết hợp, chế biến tạo thành các món ăn dân dã mà thơm ngon khó quên.
CÁ KHO TƯƠNG HỘT
Nhắc đến cá kho, ta thường nghĩ đến các món cá kho với nước mắm phổ biến ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, ở miền Tây, thay vì kho với nước mắm, người dân nơi đây lại chế biến nó chung với tương hột để làm phong phú thêm các món ăn trong bữa cơm gia đình.
Món ăn này rất dễ làm và phù hợp với nhiều loại cá khác nhau như cá chép, cá rô, cá diêu hồng, cá phi hay cá lóc. Khi kho phải lưu ý sao cho tương không cạn nước mà vẫn sệt sệt để chấm rau ăn kèm với cơm. Món cá kho tương hột đúng vị khi ăn sẽ cảm nhận được vị béo thơm của đậu nành, vị mằn mặn, ngọt của cá đã thấm tương và vị cay cay của ớt.
TƯƠNG KHO NƯỚC CỐT DỪA
Video đang HOT
Tương kho nước cốt dừa là một loại nước chấm được xuất phát từ Bến Tre, quê hương của những trái dừa xanh mọng nước. Để làm nên món nước chấm đậm đà này, người dân nơi đây sẽ sử dụng tương hột cùng với một trái dừa. Lưu ý là để món ăn có vị béo và thơm thì phải chọn quả dừa khô, nạo lấy cơm vắt lấy phần cốt dừa.
Hành tỏi sau khi được phi thơm thì thêm tương hột vào cho đến khi nghe được mùi thơm của tương. Lúc đấy lấy phần nước cốt dừa vào trộn chung với tương, nêm nếm vừa ăn, cuối cùng thêm một ít hành lá và ớt. Món này khi nấu, bạn có thể thêm một ít nấm rơm lấy vị ngọt cũng rất ngon. Tương hột kho nước cốt dừa thường được dùng để chấm các món rau luộc như đọt bình linh, đậu rồng, súp lơ, bông súng, rau muống và phổ biến nhất là lục bình luộc.
TƯƠNG CHẤM VỚI GỎI CUỐN
Gỏi cuốn là một trong những món ăn vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam và món ăn này muốn ngon thì phụ thuộc rất nhiều vào nước chấm. Nếu như người miền Bắc hay chấm nước mắm tỏi ớt, người miền Trung thích mắm nêm thì người miền Tây thường ăn gỏi cuốn với nước chấm tương hột.
Hành tỏi được phi cho thơm rồi thêm phần tương đã được xay nhuyễn vào trộn cho đều. Bạn có thể thêm một ít nước và gia vị để tương ngon hơn. Khi ăn, cho tương ra chén nhỏ, thêm vào một ít ớt, một ít đồ chua (gồm đu đủ, cà rốt thái sợi mỏng ngâm chua) cùng đậu phộng rang giã nhuyễn và một ít ớt. Vị ngọt, mặn và bùi của nước chấm hòa quyện vào bún, rau và tôm sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.
TƯƠNG KHO THẬP CẨM
Món tương kho thập cẩm gồm rất nhiều loại nguyên liệu như cá, thịt ba chỉ, nấm rơm, củ cải trắng, củ sắn và ăn kèm với nhiều loại rau sống như rau muống, lục bình, bông súng, đậu rồng… Vì có nhiều nguyên liệu nên công đoạn sơ chế sẽ tốn công và mất nhiều thời gian hơn. Cũng nhờ vậy mà món ăn có vị ngọt tự nhiên của thịt cá cũng như rau củ, làm cho mỗi người con đi xa đều phải nhớ về mâm cơm gia đình ấp cúng với nồi tương kho và rổ rau đồng tươi ngon.
Bánh cúng trong ký ức tuổi thơ của những đứa trẻ miền Tây
Nếu người vùng khác, chỉ nghe tên bánh cúng thì sẽ rất khó đoán định được nguyên liệu, hương vị, nhưng với những đứa con miền Tây thì đây là một món ăn vô cùng gần gũi và thân thuộc. Hơn nữa, bánh cúng còn là một phần ký ức tuổi thơ "một đi không trở lại" .
Miền Tây vốn nổi tiếng với những món bánh dân dã, say lòng người lữ khách ghé thăm. Và món bánh cúng mộc mạc sẽ mang những "đứa trẻ" lên chuyến tàu khứ hồi ngược về thơ ấu đã xa. Ngày xưa, đây là một thức quà xa xỉ, khiến trẻ con háo hức mong chờ mỗi dịp được người lớn trao tặng với tình cảm thân thương.
Nhiều người cho rằng, cái tên bánh cúng thực chất xuất phát từ bánh cuốn, do cách làm bánh là phải cuốn lại, nhưng vì sợ nhầm lẫn với món bánh cuốn nóng nhân thịt nên mới đọc lệch sang thành bánh cúng. Và cũng có ý kiến khác lại quan niệm bánh dùng để cúng ông bà tổ tiên vào các dịp lễ chạp nên mới có tên là bánh cúng. Chính từ tên gọi này cũng khiến cho món bánh này trở nên hấp dẫn, khiến nhiều người tò mò hơn.
Món ăn dân dã này được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, bên ngoài bao bọc bằng lá chuối xanh mướt và có hình dạng thon dài. Để có được món bánh cúng đúng điệu thì trước tiên người ta phải làm khuôn bánh. Khuôn được làm từ lá chuối tươi cắt thành từng miếng vuông vắn. Người chế biến khéo léo cuộn lá chuối theo chiều xéo để tạo thành một ống thuôn dài. Sau khi cuộn xong thì người ta sẽ cột chặt một đầu thật kín rồi cho hỗn hợp bột gạo, nước cốt dừa, muối, đường pha loãng vào và gấp đầu khuôn lại, rồi dùng dây cố định.
Đứa trẻ nào cũng sẽ mê mẩn hương vị bột bánh hòa quyện cùng mùi lá chuối, thêm chút cốt dừa béo ngậy khi bánh được hấp chín. Để có thể thưởng thức bánh cúng chuẩn vị thì bạn cần chờ cho bánh nguội, săn lại và dai hơn. Cắn một miếng bánh, ngay lập tức bạn sẽ bị cuốn hút bởi độ mềm dẻo, chút ngọt, chút mặn và chút béo. Chính sự thanh đạm từ những nguyên liệu đã làm cho món bánh miền Tây trở thành "cao lương mỹ vị" đối với du khách.
Và với những người con miền Tây xa quê, thì chỉ cần được nếm chút hương vị của bánh cúng nghĩa là đã được trở về thơ ấu, ngồi quanh nồi bánh nóng hổi, háo hức chờ bánh nguội. Dù bây giờ có vô số lựa chọn món bánh hiện đại, thế nhưng người ta vẫn cảm mến món bánh cúng tựa như nâng niu một ký ức thưở xưa đẹp đẽ.
Nhớ mãi hương vị dân dã bánh cáy Thái Bình Thái Bình vốn nổi tiếng với danh xưng " quê lúa ", nơi đây trải rộng bạt ngàn những cánh đồng trù phú tuyệt đẹp và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách bởi nền ẩm thực dân dã hấp dẫn. Trong đó, nổi bật phải kể tới món đặc sản bánh cáy với hương vị thơm ngon đặc biệt....