Tướng Dempsey: Đối thoại Việt-Mỹ không tránh được cái bóng Trung Quốc
“Tôi không đến đây để tập trung vào Trung Quốc. Nhưng tôi nhận ra rằng không thể tránh khỏi cái bóng của Trung Quốc treo trên các cuộc đối thoại”.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Martin Dempsey duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh Kham/Reuters.
Tờ The New York Times hôm nay bình luận, chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey cho thấy một nỗ lực sôi động của Hoa Kỳ trong việc tăng cường gắn kết với Việt Nam. Khả năng nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương Mỹ cho Việt Nam được đề cập và Washington sau đó sẽ bắt đầu thảo luận về những thiết bị Việt Nam có thể mua từ Mỹ.
Việt Nam đã trở nên quan trọng hơn đối với Hoa Kỳ trong khi Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng bất hòa trên Biển Đông. Việt Nam là rất quan trọng vì vị trí địa chiến lược của mình với dân số đông, bờ biển dài, và nằm sát nách Trung Quốc.
“Chúng tôi nghĩ rằng nên có một sự cải thiện ổn định trong mối quan hệ của chúng tôi với quân đội Việt Nam. Tôi đã đề nghị quản lý nguồn tài nguyên biển và tranh chấp ở Biển Đông trong chuyến đi Việt Nam”, tướng Martin Dempsey nói với một nhóm phóng viên hôm Thứ Bảy.
Trong chuyến công du 3 ngày tới Việt Nam, tướng Martin Dempsey đã hội đàm với Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, người năm ngoái đã có chuyến thăm Washington theo lời mời của ông Dempsey.
Tướng Dempsey cũng đã đến thăm các tàu Việt Nam và gặp gỡ thủy thủ đoàn tại Đà Nẵng, đồng thời đi kiểm tra một nhà máy xử lý chất độc màu da cam của Mỹ ở Đà Nẵng.
Video đang HOT
Mỹ không cố gắng để buộc Việt Nam phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Washington, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ nhấn mạnh: “Tôi không đến đây để tập trung vào Trung Quốc. Nhưng tôi nhận ra rằng không thể tránh khỏi cái bóng của Trung Quốc treo trên các cuộc đối thoại”.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Martin Dempsey. Ảnh: Defense News.
Tại Trung Quốc chính phủ nước này đang xem quan hệ Mỹ – Việt và khả năng nới lỏng lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam như một động thái chống lại Bắc Kinh trên Biển Đông, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu Mỹ từ đại học Phúc Đán nói với The New York Times.
“Hoa Kỳ đang cố gắng khuyến khích Việt Nam có một lập trường cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi tin rằng Washington có phần lo ngại về khả năng hòa giải giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Biển Đông”, học giả Trung Quốc này bình luận.
Giáo sư Womack, một chuyên gia về Việt Nam thì cho rằng ít khả năng Hoa Kỳ sẽ được quyền truy cập vào cảng Cam Ranh của Việt Nam, mặc dù vậy vẫn có những dấu hiệu thuận lợi cho một độ nghiêng ngoại giao (của Việt Nam) đối với Hoa Kỳ.
Website Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 16/8 bình luận, 40 năm trước khi đương xảy ra chiến tranh ở Việt Nam thì tướng Dempsey còn là một thiếu sinh quân tại học viện quân sự West Point. Thách thức hiện nay là suy nghĩ về 45 năm tới, một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết.
Về việc hỗ trợ hải quân Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải trong tương lai, tướng Martin Dempsey cho biết sắp tới hai bên có thể trao đổi hợp tác về thông tin tình báo, giám sát, trinh sát và thậm chí là cả vũ khí mà hải quân Việt Nam chưa có.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ kết luận, Việt Nam là “duy nhất và quan trọng” trong khi Việt Nam lại nằm ở trung tâm Đông Nam Á trên tuyến đường nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. “Tôi thấy Việt Nam giữ vị trí địa chiến lược quan trọng. Về quản lý các tài nguyên biển và tranh chấp lãnh thổ, tôi đề xuất đi Việt Nam, tôi nghĩ đó là đi tới Biển Đông”, tướng Dempsey cho biết.
Theo Giáo Dục
Tướng Mỹ thăm Việt Nam từng chỉ huy Lữ đoàn "khủng" cỡ nào?
Đại tướng Martin Dempsey, hiện nắm cương vị Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Năm 1991, ông từng được bổ nhiệm làm người lãnh đạo Lữ đoàn thiết giáp số 3 thuộc Sư đoàn thiết giáp số 3, một trong những đơn vị chủ lực tham gia chiến dịch Bão Táp Sa Mạc nổi tiếng.
Lữ đoàn thiết giáp số 3 này vốn là một trong những đơn vị trực thuộc Sư đoàn tăng thiết giáp số 3 của quân đội Mỹ, được thành lập khoảng năm 1941 và đóng vai trò chủ lực trong Thế chiến 2 ở mặt trận Châu Âu. Khi cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh năm 1990-1991 diễn ra, Sư đoàn Tăng thiết giáp số 3 của Mỹ đã được điều động tới tham chiến trong chiến dịch được gọi là Bão Táp Sa Mạc.
Xe tăng M1A1 được xem là kỳ phù địch thủ của tăng T-72 trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: Wikipedia
Trong đó Lữ đoàn thiết giáp số 3 gồm Tiểu đoàn số 2, Trung đoàn thiết giáp số 67; Tiểu đoàn số 4 và Tiểu đoàn số 5, Trung đoàn bộ binh số 18. Vũ khí chính cho Lữ đoàn thiết giáp là loại xe tăng M1 và M1A1.
Theo tác giả Steven Zaloga trong cuốn sách "M1 Abrams vs T-72 Ural: Operation Desert Storm 1991" cho biết, tới năm 1991, quân đội Mỹ đã triển khai 1.956 xe tăng M1A1 tới Ả-rập Xê út, gồm 733 xe tăng M1A1 và 1.233 xe tăng phiên bản M1A1HA, cộng với 528 xe tăng M1 trước đó.
Xe tăng M1A1 là phiên bản cải tiếng của xe tăng M1, một loại xe tăng chủ lực thế hệ thứ ba được Mỹ phát triển từ những năm 1980. M1A1 có tầm bắn xa hơn, có khả năng hạ thủ mục tiêu từ khoảng cách 2.500 mét. Với tầm xa này, M1A1 được đánh giá là kình địch của xe tăng T-72 có tầm bắn 2.000 mét của Liên Xô được Iraq sử dụng trong trận Bão Táp Sa Mạc.
Xe được trang bị pháo nòng trơn 120 mm M256, súng máy hạng nặng M2HB 12.7 mm và súng máy đồng trục M240 7.62mm. Xe có tốc độ tối đa trên đường bộ 72 km/h.
Loại tăng M1A1 này được sản xuất vào những năm 1985-1993, có hệ thống giáp bảo vệ đặc biệt cho tổ lái, thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập cho xa trưởng cùng hệ thống báo động, phát hiện sự cố, thiết bị lội nước sâu, báo cáo vị trí, điều khiển điện tử. Đó là những thành phần mà M1 trước đó không có.
Các mũi tiến công trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: Wikipedia
Trong khi đấy, M1A1HA là phiên bản của M1 được sản xuất vào những năm 1988-1991 nhưng được tăng cường lớp giáp uranium nghèo tăng độ bảo vệ mạnh gấp 2 lần so với M1 nguyên bản. Những thiết kế này của xe tăng Mỹ được cho là bảo vệ hạn chế đáng kế sự tấn công của các tên lửa Scud (do Liên Xô sản xuất) có trong tay quân đội Iraq.
Bên cạnh trang bị xe tăng, Lữ đoàn thiết giáp số 3 với Tiểu đoàn bộ binh còn được trang bị pháo tự hành 155 mm và pháo phòng không. Các đơn vị thuộc Sư đoàn cũng có sự phối kết hợp với các đơn vị thuộc các lữ đoàn khác của Sư đoàn Thiết giáp số 3 tạo ra sức mạnh tổng hợp.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, Lữ đoàn tăng thiết giáp số 3, thuộc Sư đoàn tăng thiết giáp số 3 của quân đội Mỹ trong trận chiến sa mạc năm 1991 được trang bị các vũ khí khá tốt. Chính vì thế nó đã giúp cho đơn vị này giành được chiến thắng trên chiến trường trong chiến dịch Bão táp sa mạc.
Theo Dân Việt
Thời báo Hoàn Cầu bàn tán chuyến thăm Việt Nam của tướng Dempsey Washington cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một đối tác thực chất và đắc lực cho Mỹ mà Chu Phong gọi là "đồng minh". Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Đỗ Bá Tỵ và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/8 dẫn nguồn tin...