Tưởng đau răng, người đàn ông tự nhổ hết hàm
Suốt 3 năm, người đàn ông 74 tuổi (Nghệ An) đau đớn liên tục vùng mặt nên nghĩ là do răng bị sâu.
Ảnh minh họa
Cơn đau ngày một nhiều, không thể đánh răng rửa mặt, ông dùng nhiều loại thuốc giảm đau và châm cứu không bớt. Cho rằng do răng bị bệnh, ông tự nhổ gần như toàn bộ hàm răng của mình.
Giữa tháng Một, bệnh nhân đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An khám. Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh cột sống chẩn đoán bệnh nhân bị đau dây thần kinh số 5 (dây Tam thoa), chỉ định phẫu thuật giải áp vi mạch.
Kíp bác sĩ đã tách mạch máu gây chèn ép ra khỏi dây thần kinh số 5 cho bệnh nhân. Lúc bệnh nhân tỉnh lại, cơn đau vùng mặt đã biến mất hoàn toàn.
Một tuần sau mổ, bệnh nhân được xuất viện. Hiện tại, ông có thể cười nói bình thường.
Video đang HOT
Bác sĩ Hoàng Hoa Thám, Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống, phẫu thuật viên chính ca mổ giải áp vi mạch cho biết, dây thần kinh số 5 là dây hỗn hợp gồm nhánh vận động và nhánh cảm giác. Nhánh vận động chi phối các cơ nhai cùng bên, cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm trong và ngoài. Nhánh cảm giác chi phối cảm giác nửa mặt và niêm mạc (mũi, má, xoang) cùng bên.
Tình trạng đau dây thần kinh số 5 thường gặp ở người 50-60 tuổi, hầu hết không tìm thấy nguyên nhân. Bệnh nhân giảm cảm giác ở nửa mặt, mất phản xạ giác mạc, liệt các cơ nhai, có thể kèm theo đau nửa mặt và rối loạn bài tiết mồ hôi, vận mạch, dinh dưỡng, xuất hiện mụn nước herpes ở mặt.
Áp dụng phương pháp phẫu thuật giải áp vi mạch, khoảng 80% bệnh nhân đau dây thần kinh số 5 có hiệu quả tốt.
Đây là bệnh nhân thứ hai được Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An điều trị thành công bằng phương pháp này.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
4 bài thuốc giúp khắc phục đau răng tại nhà
Đau răng thường mang lại cảm giác rất khó chịu. Nếu do công việc bận rộn hay vì lý do nào đó mà chưa có thời gian đến nha sĩ, mọi người có thể áp dụng những cách sau để kiểm soát cơn đau.
Súc miệng bằng muối pha với nước ấm có thể giúp giảm đau răng và rửa trôi các mảnh vụn thức ăn dính trong răng - SHUTTERSTOCK
Dùng nước muối
Pha một muỗng nước muối với nước ấm rồi súc miệng có thể giúp giảm đau răng bằng cách làm sạch những mảnh vụn thức ăn dính trong răng. Chính những mạnh vụn này đã kích thích cơn đau.
Hãy ngậm và súc nước muối trong miệng khoảng 30 giây. Nước muối ấm cũng giúp rửa trôi một số chất dịch ứ đọng gây sưng nướu, theo Reader's Digest.
Ngậm trà bạc hà
Trà bạc hà không những có hương thơm mà còn giúp làm tê vết sưng, từ đó giảm đau. Pha một muỗng bột bạc hà khô vào 1 ly nước sôi và ngâm trong khoảng 20 phút.
Khi trà nguội, hãy ngậm trà trong miệng để nước trà tiếp xúc với vùng răng đau. Mọi người có thể nhổ ra hoặc uống phần nước trà ngậm trong miệng.
Súc miệng bằng ô xy già
Pha một ít nước ô xy già vào nước và súc miệng có thể giúp diệt khuẩn và giảm đau răng. Cách này có thể giúp giảm đau một cách hiệu quả với tình trạng đau răng mà kèm theo sốt và có mùi hôi trong miệng. Đây là dấu hiệu cho thấy răng đang bị nhiễm trùng, theo Reader's Digest.
Với tình trạng đau răng do những nguyên nhân khác thì súc miệng bằng nước ô xy già pha loãng có thể giúp ngăn chặn bệnh tiến triển cho đến khi người bệnh đến gặp nha sĩ.
Nước ô xy già pha loãng chỉ dùng để súc miệng và phải nhổ ra chứ không được nuốt. Sau đó, hãy súc miệng lại nhiều lần bằng nước sạch, theo Readr's Digest.
Che vết nức bằng kẹo cao su
Răng bị nứt vỡ hoặc bể vết trám răng có thể gây nhức răng. Trong trường hợp này, hãy dùng kẹo cao su mềm đế che lại vết nứt vỡ, tránh để tiếp xúc với thức ăn và gây đau.
Hãy giữ kẹo cao su ở vết nứt vỡ cho đến khi đến gặp nha sĩ. Để tránh gây đau răng, mọi người không nên dùng chiếc răng đó để nhai, các chuyên gia khuyến cáo.
Theo thanhnien
9 mẹo chữa bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng mọi người vẫn làm hằng ngày Nhiều cách chữa bỏng, chữa cảm lạnh hay đau răng không hề có lợi cho sức khỏe nhưng vẫn được truyền tai nhau. 1. Cách chữa bỏng bếp Khi bị bỏng bạn thường nghe cha mẹ hoặc ai đó mách nước nên cho bơ hoặc dầu vào vùng da tổn thương nhưng việc này có hại nhiều hơn là lợi. Nếu bạn bị...