Tưởng đau cổ vai gáy do ngồi “bàn giấy”, đi khám bất ngờ phát hiện bệnh rỗng tủy hiếm gặp
Thấy đau vùng cổ, vai, gáy, ban đầu chị H. (41 tuổi, ở Hà Nội) chỉ nghĩ do thay đổi thời tiết và ngồi nhiều. Thế nhưng khi đi khám, chị bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc 8,4/100.000 người.
Chụp MRI tại Hệ thống y tế Thu Cúc (ảnh minh họa)
Ngày 12-4, Hệ thống y tế Thu Cúc cho biết, hệ thống này vừa tiếp nhận điều trị một nữ bệnh nhân mắc căn bệnh rỗng tủy – một căn bệnh mạn tính hiếm gặp ở tủy sống với tỷ lệ mắc rất ít: 8,4/100.000 người.
Bệnh nhân là chị H.T.H., 41 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội. Chị H. có tiền sử khỏe mạnh nhưng từ 2 tháng nay bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau vùng cổ gáy, nhức vai phải. Cứ nghĩ do đặc thù công việc ngồi nhiều và thay đổi thời tiết dẫn đến đau mỏi cơ, chị H. có cân đối nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm ấm vùng đau…
Tuy nhiên, tình trạng bệnh không giảm mà còn thấy hiện tượng giảm sức cơ tay phải khi lao động. Chị H. đến Phòng khám Đa khoa Thu Cúc (32 Đại Từ, Hà Nội) thăm khám thì được bác sĩ phát hiện thêm nhiều triệu chứng bất thường khác như: mất cảm giác nóng lạnh tại tay phải, mất cảm giác đau tại tay phải dù có bị đứt tay, phản xạ gân xương tại tay phải cũng suy giảm nghiêm trọng.
Đặc biệt, sau khi chụp cộng hưởng từ (MRI), hình ảnh đoạn tủy sống của chị H. từ khu vực cột sống cổ gáy đến giữa lưng hình thành hốc rỗng chứa đầy dịch tủy, các dịch này tích lại thành các khoang và nang hốc. Đây là biểu hiện đặc trưng của căn bệnh rỗng tủy.
Video đang HOT
Bệnh nhân được tư vấn thăm khám định kỳ thường xuyên 2 tháng/lần, chụp MRI 6 tháng/lần để đánh giá và bổ sung các loại vitamin nhóm B, sử dụng một số loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng đau mỏi, tê bì; hạn chế công việc phải cúi ngửa nhiều… Nếu bệnh tiến triển nặng hơn sẽ phải chỉ định can thiệp ngoại khoa để hút dịch
Theo TS.BS Nguyễn Vũ, Phó trưởng khoa Ngoại Thần kinh Cột sống – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh rỗng tủy, trong đó một số lượng không nhỏ là nguyên nhân vô căn (tức là không xác định được nguyên nhân).
Đây là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện có 2 phương pháp điều trị bệnh là điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa. Khi điều trị nội khoa không đỡ sẽ tiến hành điều trị ngoại khoa, bởi nếu không được phẫu thuật, bệnh rỗng tuỷ sống thường dẫn đến yếu tay và chân tiến triển, mất cảm giác bàn tay và đau, yếu mạn tính.
Tập yoga tốt thì ai cũng biết nhưng tại sao người khỏe, người phải đi bác sĩ?
Phong trào tập yoga càng ngày càng nhiều người tập từ văn phòng tới gia đình, khu dân phố, nhiều người tranh thủ tập yoga cho dẻo gân cốt.
Đau lưng dữ dội sau tập yoga
Gần đây chị Nguyễn Minh Yến - 31 tuổi, Đống Đa, Hà Nội thường xuyên bị đau cổ vai gáy do công việc văn phòng ít được vận động. Chị Yến cùng vài đồng nghiệp cùng rủ nhau mua thảm tập yoga buổi trưa ngay tại văn phòng. Cả nhóm 5,6 người thuê một huấn luyện viên về hướng dẫn.
Vì mới tập nên chị Yến cũng gặp phải nhiều khó khăn, đau các vùng cơ nhưng được trấn an do mới tập 1,2 tuần sẽ hết. Tuy nhiên, mới tập được hơn 2 tuần, chị Yến bị đau lưng dữ dội. Lưng đau tới mức chị còn không muốn đứng ngồi, chỉ thích nằm cho giãn lưng. Chị Minh đi khám, bác sĩ cho chụp Xquang nhưng không thấy bất thường của cột sống.
Kiểm tra kỹ bác sĩ chẩn đoán chị Yến bị đau lưng cấp do giãn dây chằng. Nguyên nhân là do chấn thương khi tập yoga.
Nguyên nhân do tư thế cúi - ngửa tối đa làm các dây chằng dọc đốt sống và các cơ cạnh sống lưng bị căng giãn quá mức. Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải uống kháng viêm, kháng sinh và nằm yên nghỉ ngơi 1 tuần. Chị Yến cho biết niềm vui từ yoga chưa được hưởng đã phải ngồi một chỗ vì chấn thương.
Chị Đào Thị Hằng - Mỹ Đình, Hà Nội cũng bị trượt đốt sống vì tập yoga. Chị Hằng kể chị bị đau lưng do lồi đĩa đệm. Bác sĩ khuyến cáo nên tập nhiều. Chị Hằng về nhà đăng ký 1 lớp học yoga online được giáo viên chỉnh qua online. Sau một thời gian tập yoga, chị Hằng thấy đau lưng hơn nhất là vùng thắt lưng khiến việc đứng lên cũng khó khăn. Khi đi khám chị chụp MRI, bác sĩ cho biết chị bị trượt đốt sông lưng do tập yoga không đúng cách.
Suốt thời gian sau đó chị Hằng phải điều trị vật lý trị liệu bệnh để bớt đau và bắt đầu lại cuộc sống bình thường. Bác sĩ cho biết tình trạng này nếu không vật lý trị liệu thì sẽ ngày càng nặng hơn.
Nhiều người khi có dấu hiệu đau lưng, đau mỏi xương khớp không đến bệnh viện kiểm tra nguyên nhân mà nghĩ rằng yoga sẽ giúp họ giải quyết được vấn đề này và kết quả là sau thời gian tập thì bệnh nặng hơn, càng tập càng đau.
Ảnh minh họa.
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp - Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM) cho biết thực tế ghi nhận nhiều trường hợp chấn thương do tập yoga đa số là dân văn phòng.
Theo bác sĩ, do mọi người thường bị mắc các chứng đau vổ vai gáy nên họ nghĩ rằng tập yoga sẽ tốt cho các triệu chứng trên nhưng tập không đúng cách dẫn tới chấn thương nặng hơn phải vào viện.
Đặc biệt là tình trạng nở rộ các trung tâm yoga, các giáo viên hướng dẫn cũng khó biết rõ về chất lượng chuyên môn, hầu hết là qua giới thiệu truyền tai nhau, dẫn đến tập yoga thay vì tốt lại trở thành hại sức khỏe.
Các chấn thương sau tập yoga hay gặp phải đó là thoái hóa cột sống, hội chứng ống cổ tay, u hoạt dịch ở cổ tay, bong gân háng, gối, cổ tay...Vì vậy bác sĩ Nam Anh khuyến cáo nếu đang có bất kỳ bệnh hay chấn thương nên tham khảo các bác sĩ trước khi tham gia tập yoga.
Cách tránh chấn thương
HLV Trần Lan Anh - Giám khảo của Liên đoàn Yoga Châu Á cho biết yoga đang là một trong những giải pháp khoa học giúp bảo vệ sức khỏe ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu người tập không tập đúng cách, không tuân theo hướng dẫn của huấn luyện viên thì sẽ gặp rất nhiều chấn thương. Chị Lan Anh chia sẻ có nhiều người tập sai tư thế, tập theo hướng dẫn trên mạng nên không mang lại hiệu quả mà chủ yếu là chấn thương.
Để tránh chấn thương khi tập yoga, chị Lan Anh hướng dẫn trước khi tập luyện chị em cần có các động tác khởi động, làm nóng cơ thể, giãn cơ để thích hợp với các bài tập. Cần biết rõ vùng tác động của bài tập như thế nào để tránh các chấn thương khi tập bài tập đó.
Nhiều chị em đi tập thường vội vàng muốn giảm cân, muốn hiệu quả nhanh nên tập quá gắng sức, HLV Lan Anh cho biết khi tập cần theo đúng giáo trình, tâm trạng tập phải luôn thoải mái.
Bỗng nhiên nặng mình, hay ngủ ngày, thức khuya, ăn không ngon miệng cần dùng ngay 4 vị thuốc đơn giản nhưng hiệu quả này Thời tiết đang chuyển mùa, mưa nắng thay đổi thất thường nên nhiều người tự dưng sẽ thấy mệt mỏi, nặng mình, ăn uống kém, ngủ kém, lười làm, đau đầu... Cần dùng ngay 4 vị thuốc sau để sớm khỏi bệnh. Ảnh minh họa Bỗng nhiên thấy trong người nặng mình, ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém, ngủ không ngon...