Tường biên giới của Trump vừa xây đã ‘thủng’
Biên phòng Mỹ cho biết hàng trăm km tường vừa xây ở biên giới với Mexico dễ bị trèo qua, cắt phá, yêu cầu nhà thầu cải tiến công nghệ.
Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) cuối tháng 5 đưa ra yêu cầu cho các nhà thầu liên bang đề xuất công nghệ chống trèo, chống cắt phá mới cho tường rào biên giới với Mexico trước thời hạn 12/6.
CBP cho rằng các nhà thầu cần phải thay đổi thiết kế, bởi hàng trăm km tường biên giới Mỹ – Mexico đang được xây dựng theo sáng kiến của Tổng thống Donald Trump vẫn còn những điểm hạn chế, cần được khắc phục để người di cư trái phép khó vượt qua hơn.
Trump từng cam kết xây dựng gần 804 km tường biên giới với Mexico và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, ông gần đây đã ngừng khoe bức tường biên giới trị giá 15 tỷ USD là “không thể vượt qua”, sau khi báo chí Mỹ đưa tin các băng đảng đưa người vượt biên đã cưa thủng nhiều đoạn tường rào mới bằng công cụ rẻ tiền.
Người vượt biên trèo qua rào biên giới Mỹ – Mexico từ Playas de Tijuana, thị trấn biên giới bang Baja California ở Mexico với bang California ở Mỹ. Ảnh: AFP.
“Đối thủ của chúng ta rất dễ thích nghi: bất kể vật liệu nào chúng cũng đều có thể xuyên thủng nếu có đầy đủ thời gian và công cụ”, CBP nói. “Tường biên giới cho phép Lực lượng Tuần tra Biên phòng Mỹ (USBP) làm chậm và ngăn chặn các vụ vượt biên có thể xảy ra”.
Video đang HOT
Theo thiết kế do CBP lựa chọn năm 2017, tường biên giới Mỹ bao gồm những cột thép cao hơn 9 mét, nối với nhau bằng những tấm kim loại chống leo trèo, đang được các nhà thầu tư nhân lắp đặt ở nhiều vị trí dọc biên giới.
“Đây là hệ thống tường biên giới tinh vi nhất mà chúng ta từng xây dựng, nhưng chúng ta không bao giờ được phép bỏ qua những sáng kiến, ý tưởng có thể tăng cường tính vững chãi của bức tường”, CBP tuyên bố.
CBP không tiết lộ bao nhiêu vụ phá hoại và vượt rào biên giới mà các băng nhóm đưa người vượt biên thực hiện. Theo hồ sơ của Đạo luật Minh bạch Thông tin, đã có 18 vụ vượt biên ở khu vực San Diego trong thời gian một tháng vào mùa thu năm ngoái. San Diego là nơi có những đoạn tường biên giới khó vượt qua nhất, phần lớn đoạn tường rào hai lớp mới cũng đã hoàn tất.
Tuy nhiên, các băng nhóm đưa người vượt biên đã tìm cách “xuyên thủng” bức tường thép bằng những công cụ có sẵn trên thị trường như máy cưa thụt rẻ tiền có khả năng cắt kim loại. Một số băng nhóm khác chế tạo thang dài từ thanh thép kim loại giá rẻ, thậm chí sử dụng thang dây để trèo tường, trượt xuống bên kia biên giới bằng cách ôm cột thép tụt xuống như lính cứu hỏa.
CBP cho rằng những cơ quan và khối tư nhân khác có thể có nhiều ý tưởng thú vị, sáng tạo và hữu ích để tăng cường và cải thiện khả năng răn đe các hoạt động chống trèo tường, chống cắt tường biên giới, bao gồm trang bị cảm biến và camera cảnh báo sớm, cũng như công nghệ phun sơn tiên tiến giúp tăng cường năng lực cảm biến nhiệt để nhận biết người trèo tường.
Trump rất chú trọng tới tính thẩm mỹ và thiết kế của tường biên giới. Sở thích này của Tổng thống Mỹ nhiều lần khiến các quan chức biên phòng và công binh phải đau đầu điều chỉnh thiết kế theo ý ông sao cho phù hợp với thực tế và địa lý ở khu vực biên giới Mỹ – Mexico.
Trump gần đây một lần nữa nhấn mạnh tường biên giới nên được sơn màu đen, bởi nó sẽ giúp hấp thụ nhiệt nhiều hơn, có thể làm bỏng tay của những kẻ muốn leo rào vượt biên. Tuy nhiên, việc sơn đen sẽ tăng chi phí xây dựng thêm ít nhất 500 triệu USD. Nhiều người hoài nghi nó chỉ làm tăng thêm chi phí bảo trì mà vẫn không ngăn cản được người vượt biên vì họ chỉ cần đeo găng tay bảo vệ.
Làn sóng tẩy chay Trung Quốc mạnh mẽ ở Ấn Độ
Google đã gỡ bỏ một ứng dụng mà hàng triệu người dân Ấn Độ tải xuống với hy vọng tẩy chay các phần mềm của Trung Quốc đang đầy rẫy trên mạng.
Ứng dụng phát hiện các phần mềm của Trung Quốc hiện đã bị Google gỡ xuống.
"Remove China Apps" (tạm dịch: Hãy loại bỏ Trung Quốc) do Ấn Độ phát triển đã không còn trên Google Play Store từ ngày 3/6 chỉ chưa đầy hai tuần sau khi nó được ra mắt với đảm bảo rằng nó sẽ giúp người dân Ấn Độ nhận dạng các ứng dụng do Trung Quốc phát triển.
Cơn thịnh nộ bài Trung đã dâng cao thời gian gần đây ở Ấn Độ sau khi mối cừu hận giữa hai nước về tranh chấp biên giới diễn ra.
One Touch App Labs, nhà phát triển ứng dụng này đã coi đây là một công cụ giúp hỗ trợ " một Ấn Độ tự lập" bằng cách nhận diện nguồn gốc của các ứng dụng được lắp đặt trên điện thoại di động.
Ngày 3/6, Google cũng từ chối bình luận về việc làm thế nào họ nhận biết rằng ứng dựng này vi phạm các chính sách của Play Store. Đó là cấm các sản phẩm khuyến khích mọi người xóa hoặc vô hiệu hóa các ứng dụng khác.
Theo công ty phân tích mạng của Ấn Độ, Remove China Apps đã được hơn 4 triệu người dùng tải xuống trước khi nó bị gỡ bỏ. Tại Ấn Độ, có gần 160.000 người dùng đã cho ứng dụng này 5 sao trên Play Star trước khi nó bị hạ xuống. Tuy nhiên, theo một số người dùng, ứng dụng này không hoàn toàn thành công trong việc phát hiện các ứng dụng do Trung Quốc phát triển.
Mi Video là một ứng dụng quay video trực tiếp trên đoạn thoại Xiaomi của Trung Quốc. Helo là nền tảng truyền thông xã hội được phát triển bởi ByteDance, một công ty startup có trụ sở tại Bắc Kinh sau TikTok. Nhiều người dùng cho biết, ứng dụng này cũng không phát hiện ra PUBG, một trò chơi trên điện thoại di động nôi tiếng của Tencent.
Ứng dụng này đã nhận diện TikTok là ứng dụng của Trung Quốc. Ấn Độ là một trong số những thị trường lớn nhất của TikTok mặc dù nó đã gặp phải một số vấn đề ở nước này. Ứng dụng này đã tạm thời bị cấm tại Ấn Độ hồi năm ngoái sau khi một tòa án ra phán quyết rằng TikTok có thể khiến trẻ em là nô lệ tình dục và nạn nhân của các vụ bắt nạt trên mạng. TikTok đã kháng cáo lại phán quyết này và cho rằng họ đã gỡ bỏ các nội dung không phù hợp và tòa án đã thay đổi phán quyết.
Bytedance thông báo cho tòa án tối cao của Ấn Độ cho rằng, họ bị thiệt hại doanh thu khoảng 500.000 USD mỗi năm khi bị TikTok chặn.
Remove China Apps đã ra mắt vào tháng trước, chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ và Trung Quốc xung đột ở biên giới. Vụ xung đột diễn ra ở vùng núi xa xôi giáp với Tây Tạng là xung đột mới nhất giữa hai nước. Sự việc này khiến cho làn sóng bài Trung diễn ra mạnh mẽ trên khắp Ấn Độ.
Một số đoạn video trên mạng thúc giục người dân Ấn Độ dừng mua các sản phẩm của Trung Quốc. Đoạn video kêu gọi này đã thu hút tới 3,7 triệu lượt người xem. Diễn viên Ấn Độ Arshad Warsi đã đăng trên tài khoản Twitter của mình với 2,2 triệu lượt người theo dõi và nói rằng, anh sẽ chấm dứt việc sử dụng tất cả mọi hàng hóa Trung Quốc.
Trong ba tháng đầu năm nay, nhà sản xuất điện thoại Xiami và Vivo là những sản phẩm bán chạy nhất tại Ấn Độ, chiếm tới hơn một nửa thị trường điện thoại di động của Ấn Độ. Samsung của Hàn Quốc đứng thứ 3 và hai nhãn hiệu khác của Trung Quốc là Realme và Oppo lần lượt đứng thứ 4 và 5.
Italy bắt đầu mở lại biên giới nhằm cứu ngành công nghiệp du lịch Từng là một trong những tâm dịch của Covid-19, Italy hôm nay (3/6) bắt đầu mở cửa lại biên giới. Khi mùa Hè và cũng là mùa du lịch đang tới gần, Italy hi vọng có thể cứu được ngành công nghiệp du lịch, lĩnh vực chìa khóa đối với nền kinh tế và cũng là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất...