Tưởng bị trầm cảm, người phụ nữ đi kiểm tra mới phát hiện ung thư não
Khi cảm thấy tâm trạng và sức khỏe bất ổn, cô Helen Hannam đến gặp bác sĩ kiểm tra thì được chẩn đoán mắc trầm cảm.
Nhưng trên thực tế, các triệu chứng của cô là do khối u trong não gây ra.
Cô Helen Hannam, 36 tuổi, sống ở Anh. Sau chuyến du lịch với chồng là anh Mark Hannam, cô trở về nhà thì bỗng dưng bị suy giảm thị lực. Tầm nhìn của cô mờ đi thấy rõ, theo nhật báo The Daily Mirror (Anh).
Cô Helen Hannam mắc u não nhưng ban đầu bị chẩn đoán nhầm là trầm cảm . SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Cô Helen đã đến khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc trầm cảm và đau nửa đầu. Tuy nhiên, cô Helen không nghĩ là mình bị trầm cảm. Do đó, cô đã không uống các loại thuốc trị trầm cảm mà bác sĩ kê cho.
“Khi anh Mark và tôi chuyển đến nhà mới, tôi hay có cảm giác khó chịu vào buổi sáng. Đồng nghiệp của tôi nói rằng có thể tôi có thai. Nhưng khi tôi kiểm tra thì biết là không phải”, cô Helen kể lại.
Tình trạng sức khỏe của cô tiếp tục tiến triển xấu, cuối cùng khiến cô lên cơn co giật và phải đến bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, mắt cô bỗng dưng trợn ngược và 2 lần lên cơn co giật.
Sau khi xét nghiệm kỹ lưỡng, bác sĩ phát hiện trong não cô có một khối u. Khối u não này được xác định là u não tế bào hình sao, phát triển từ tế bào hình sao trong não. Khối u phát triển nhanh nên được xếp là ung thư não. Nhờ cô lên cơn co giật mà bác sĩ mới phát hiện ra khối u não. Bác sĩ cho biết nếu kéo dài thêm khoảng 4-6 tuần thì có thể cô Helen sẽ không qua khỏi.
Trên thực tế, một số dấu hiệu của ung thư não khá giống với trầm cảm nên dễ bị chẩn đoán sai. Bác sĩ chỉ chẩn đoán chính xác khi thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Những triệu chứng thường gặp của u não là nhức đầu kéo dài, suy giảm thị lực, co giật, buồn nôn, ói mửa, sức khỏe suy nhược và cảm thấy tê liệt một phần nào đó trong cơ thể.
Để điều trị cho cô Helen, bác sĩ dùng thuốc steroid mạnh để giảm sưng phù trong não. Vài tuần sau, cô trải qua ca phẫu thuật kéo dài 11 tiếng rưỡi để loại bỏ khối u. Sau đó, cô Helen tiếp tục trải qua 33 đợt xạ trị và 5 đợt hóa trị.
Hiện tại, cô Helen phải đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm nếu không may khối u tái phát.
Cô cũng đang tham gia vận động 10.000 chữ ký cho tổ chức từ thiện nghiên cứu ung thư não của Anh. Mục đích của chương trình vận động là tăng nguồn kinh phí chăm sóc bệnh nhân ung thư, theo The Daily Mirror.
Trầm cảm vì rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Khi gặp vấn đề về giấc ngủ, nếu không được thăm khám, can thiệp kịp thời có thể gây nguy hiểm cả về sức khỏe thể chất và tinh thần.
BSCKII Phạm Công Huân - Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia cho biết, gần đây viện tiếp nhận bệnh nhân tên T.T.H.T. (42 tuổi), đến khám vì mất ngủ triền miên suốt 3 tháng. Theo chia sẻ của chồng bệnh nhân, trong cuộc sống hàng ngày chị T. sống nội tâm, cầu toàn, dù quan tâm tới người khác nhưng ít chia sẻ. Cuộc sống gia đình hoàn toàn bình thường nhưng khoảng 1 năm trở lại đây, chị có biểu hiện ngủ ít, lúc đầu ngủ 4-5 tiếng/ngày, gần đây chỉ ngủ 1-2 tiếng/ngày, trằn trọc không sâu giấc.
"Dù có thời gian để nghỉ ngơi nhưng tôi nằm mãi không ngủ được. Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhưng tôi vẫn sinh hoạt, làm việc được nên không đi khám, chỉ thi thoảng mua trà thảo dược về uống để ngủ ngon hơn nhưng không hiệu quả" - chị T. chia sẻ. Sau khi đi khám ở địa phương rồi dùng thuốc 1 tháng không đỡ, nhiều đêm vẫn thức trắng, chị tới Viện Sức khỏe tâm quốc gia thăm khám.
BS Huân cho biết, kết quả thăm khám cho thấy chị T. mắc hội chứng mất ngủ, với biểu hiện điển hình như khó vào giấc, giấc ngủ không sâu, thức giấc sớm và không ngủ lại được. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đặc hiệu kết hợp với liệu pháp thư giãn, luyện tập, vệ sinh giấc ngủ, trị liệu tâm lý. Hiện bệnh nhân ổn định, ngủ được tốt hơn, ăn uống tốt hơn.
BSCKII Đoàn Thị Huệ - Phó Trưởng phòng Rối loạn tâm thần người già và y học giấc ngủ (Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia) lý giải, rối loạn giấc ngủ thường xảy ra cùng với các tình trạng bệnh thể chất và sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn nhận thức. Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh cao so với những người ở thời kỳ tiền mãn kinh.
Theo BS Huệ, rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị sẽ gây nhiều hệ lụy với sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần như mệt mỏi, căng thẳng, kém tập trung, suy giảm hiệu quả làm việc, học tập... Do vậy, khi có các biểu hiện của mất ngủ như khó vào giấc, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc, thức dậy sớm và không ngủ lại được cần đi khám để điều trị kịp thời.
Đáng lo ngại là tình trạng rối loạn giấc ngủ đồng bệnh lý với rối loạn tâm thần. BS Huệ thông tin, 35% bệnh nhân rối loạn mất ngủ có một rối loạn tâm thần và một nửa trong số đó là rối loạn cảm xúc. Để điều trị rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân cần được hướng dẫn về thói quen ngủ lành mạnh, tạo thói quen ngủ đúng quy tắc. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, kết hợp thể dục, tránh sử dụng các chất kích thích...
Để phòng rối loạn giấc ngủ, cần lưu ý vệ sinh giấc ngủ từ không gian phòng ngủ, giường chiếu, chăn gối luôn đảm bảo sạch sẽ, chú ý các tiếng ồn trong thời gian ngủ, luôn giữ tinh thần thư thái để dễ đi vào giấc ngủ hơn, tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ...
Khám hen suyễn, ai ngờ là ung thư, 3 tháng sau cậu bé qua đời Nick Cannon - rapper, diễn viên, đạo diễn, biên kịch, dẫn chương trình truyền hình và phát thanh người Mỹ, chồng cũ của danh ca Mariah Carey, vừa kể lại "cú sốc" về việc phát hiện con trai 2 tháng tuổi của mình bị ung thư não, mất vừa tròn 1 năm. Bé qua đời vào tháng 12. 2021 khi mới 5 tháng...