Tuồn trái phép 30.000 tỉ ra nước ngoài: Điều tra tìm những người nhờ chuyển
Liên quan vụ án vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới gây chấn động dư luận được triệt phá vào tháng 9-2020, Công an TP Hà Nội đã tách tài liệu vụ án để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
Trước đó, Viện KSND TP Hà Nội ban hành cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Nguyệt (trú quận Tây Hồ, Hà Nội) cùng 12 đồng phạm trong vụ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, với số tiền rất lớn.
Nhân viên 3 ngân hàng giúp sức chuyển tiền trái phép
Theo cáo buộc, giai đoạn 2016-2020, vợ chồng Nguyệt và các đồng phạm lập khống các hợp đồng kinh tế, hợp thức hồ sơ tạm nhập tái xuất để nhiều lần chuyển trái phép hơn 30.000 tỉ đồng ra nước ngoài.
Theo kết quả điều tra, ngoài các bị can trên, cơ quan điều tra còn xác định một số cán bộ, nhân viên các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)… đã tiếp tay giúp vợ chồng Nguyệt chuyển tiền qua biên giới, dưới hình thức thanh toán quốc tế.
Tại MB Bank chi nhánh Móng Cái (Quảng Ninh), nhân viên Phạm Thị Minh Ngân được xác định thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế cho 6 công ty của Nguyệt thành lập. Tuy nhiên, do đây là ngân hàng quân đội nên cảnh sát chuyển hồ sơ của Ngân cho Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.
Video đang HOT
Đến nay, nữ nhân viên này đã bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Móng Cái, 2 nữ nhân viên đã cùng Nguyệt làm hồ sơ, in lệnh chuyển tiền và được “bồi dưỡng” tổng cộng 80 triệu đồng. Tuy vậy, Công an TP Hà Nội xác định 2 người này “không biết việc chuyển tiền trái phép” nên không đề cập xử lý.
Ngoài ra, tại một ngân hàng khác cũng chi nhánh ở Móng Cái, cơ quan tố tụng xác định dù biết Nguyệt sử dụng các công ty “ma” để chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, nhưng các nhân viên Nguyễn Ngọc Sơn (29 tuổi, phụ trách khách hàng doanh nghiệp) và Phan Ngọc Duy (40 tuổi, phó giám đốc chi nhánh) vẫn đồng ý thỏa thuận làm các giấy tờ khống, phê duyệt hồ sơ, giúp chuyển hơn 6.400 tỉ đồng. Từ đó, Sơn được hưởng lợi 70 triệu, còn Duy được 200 triệu đồng.
Tháng 11-2021, TAND tỉnh Quảng Ninh đã phạt Sơn 5 năm tù và Duy 4 năm 6 tháng tù cùng về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Tiếp tục điều tra những người có tiền “nhờ” chuyển ra nước ngoài
Liên quan đến vụ án, cơ quan tố tụng xác định có 11 cá nhân là chủ các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội và TP.HCM liên quan đến việc chuyển tiền cho Nguyệt.
Tuy nhiên, đến nay tài liệu thu thập được có trong hồ sơ vụ án chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự nhóm trên nên Công an TP Hà Nội đã tách tài liệu vụ án liên quan đến các đối tượng giao tiền, nhận tiền từ khách rồi chuyển cho Nguyệt. Đồng thời tách tài liệu liên quan đến các đối tượng là người có tiền chuyển ra nước ngoài để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
Cũng theo cáo trạng, khi mới bị bắt, vợ chồng Nguyệt từng khai có đưa tiền cho một số cán bộ Công an TP Hà Nội để không bị xử lý, xác minh về hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Nhưng sau đó, Nguyệt thay đổi lời khai, rằng không đưa tiền cho cán bộ công an, cũng không có chứng cứ về việc đã đưa tiền. Những cán bộ công an này cũng khẳng định không nhận tiền. Do không có tài liệu chứng minh nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý.
Tại hải quan tỉnh Lào Cai, cơ quan tố tụng xác định một số cán bộ tại đơn vị này không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ trong việc giám sát chuyển tải hàng hóa sang xe biên mậu. Đồng phạm của Nguyệt khai nhiều lần đưa tiền cho hải quan, nhưng các cán bộ đều không thừa nhận nên không có căn cứ xử lý.
Tương tự, tại hải quan sân bay Nội Bài, một số cán bộ không thực hiện đầy đủ quyền được giao, dẫn tới không phát hiện được hàng hóa đã bị khai tăng giá trị nhiều lần. Đồng phạm của Nguyệt cũng khai nhiều lần đưa tiền, nhưng các cán bộ hải quan đều phủ nhận nên không có căn cứ xử lý.
Dùng đồ gỗ quý để thanh toán tiền mua ma tuý
Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an TP Hà Nội ngày 3/6 cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra; chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, đề nghị truy tố 4 bị can về hai hành vi mua bán trái phép chất ma tuý và không tố giác tội phạm.
Các đối tượng gồm Mẫn Văn Chinh (SN 1987, ở tại huyện Yên Phong), Nguyễn Thị Chắt Tiến (SN 1983, phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn), Nguyễn Văn Nhã (SN 1997, phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn), cùng tỉnh Bắc Ninh, về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý"; Nguyễn Xuân Trường (SN 1985, ở tại phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) về tội "Không tố giác tội phạm".
Do đua đòi chúng bạn, Nguyễn Thị Chắt Tiến nghiện ma tuý từ nhiều năm nay. Khoảng đầu năm 2015, Tiến sinh sống như vợ chồng với Trường mà không có đăng ký kết hôn rồi sinh liền mấy đứa con. Không có công ăn việc làm ổn định, đối tượng đã lén lút thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý.
Ngày 14/10/2019, đối tượng bị Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thành phố Từ Sơn) xử phạt 24 tháng tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy". Trong thời gian đang chờ thi hành án phạt tù, Tiến vẫn tiếp tục điều hành đường dây mua bán trái phép chất ma tuý. Trong quá trình sinh sống với Tiến, Nguyễn Xuân Trường biết rõ hành vi vi phạm của người tình song anh ta vẫn không có hành vi ngăn cản.
Trong số các đối tượng mua bán ma tuý với Tiến có Mẫn Văn Chinh. Tiến quen Chinh vào khoảng đầu năm 2020, qua các mối quan hệ xã hội. Cùng là đối tượng nghiện nên cả hai đã nhanh chóng "bắt sóng" với nhau. Vào khoảng tháng 12/2021, Tiến đã mua của Chinh 100 triệu đồng tiền ma túy gồm cả ma túy đá và hồng phiến. Hai đối tượng thoả thuận, dùng 2 độc bình làm bằng gỗ hương, 1 tượng gỗ phật Di Lặc làm bằng gỗ trắc để thanh toán tiền mua ma túy và giao nhận ma túy tại khu vực cầu Đồng Kỵ, phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn. Số ma tuý mua được, Tiến mang về nhà cất giấu tại nơi ở, sau đó bán cho khách kiếm lời.
Cũng qua các mối quan hệ xã hội, khoảng năm 2019, Nhã quen biết Tiến. Ngày 19/1, Nhã đã mua của Tiến 100 nghìn đồng ma túy đá và 2 viên hồng phiến với giá 100 nghìn đồng/viên. Sau khi mua được ma túy của Tiến, Nhã điều khiển xe máy nhãn hiệu Yamaha Sirius màu đen xám không biển kiểm soát đến khu vực ngã ba Cổ Châu, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội để bán cho Nguyễn Văn Quang (SN 1998, trú tại xã Vân Hà. huyện Đông Anh, Hà Nội).
Qua công tác tuần tra kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn, hồi 20h15' ngày 19/1, tại khu vực thôn Thiết Bình, xã Vân Hà, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) phát hiện Nguyễn Văn Nhã và Nguyễn Văn Quang có biểu hiện nghi vấn. Tiến hành kiểm tra, tổ công tác đã thu giữ 0,381g Methamphetamine.
Qua đấu tranh, Nguyễn Văn Nhã khai nhận số ma túy bị thu đã mua của Tiến. Căn cứ vào lời khai của đối tượng, ngày 25/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành khám xét chỗ ở của Tiến, thu giữ 305,162g ma tuý tổng hợp cùng 1 cân điện tử màu đen có dính ma túy loại Methamphetamine".
Tiếp tục đấu tranh, ngày 25/3, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã bắt giữ Hoàng Văn Duật (SN 1983, trú tại xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội) về hành vi "Mua bán trái phép chất ma túy", vào thời điểm đó, Duật đang là bị can trong một vụ án khác. Tại cơ quan Công an, Duật khai nhận đã nhiều lần mua ma túy của Chinh. Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 30/3, cơ quan CSĐT khám xét khẩn cấp đối với Mẫn Văn Chinh tại thôn Thọ Khê, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Quá trình khám xét đã thu giữ 4,783g ma túy loại Methamphetamine cùng một số tang vật phục vụ cho việc thực hiện hành vi phạm tội... Quá trình đấu tranh, đến nay, căn cứ vào tài liệu thu thập được, xác định Chinh đã mua bán trái phép 310,326g Methamphetamine; Tiến mua bán trái phép 305,543g; Nguyễn Văn Nhã mua bán trái phép 0,381g Methamphetamine...
Quá trình đột nhập Điện Máy Xanh, trói bảo vệ rồi cướp tài sản của gã thanh niên táo tợn Sau khi đột nhập vào siêu thị Điện Máy Xanh, Chức đã trói bảo vệ, doạ giết rồi lấy đi hơn 140 điện thoại, đồng hồ, máy tính. Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã hoàn tất cáo trạng, truy tố Nguyễn Minh Chức (25 tuổi, xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) về tội "Cướp...