Tuổi trung niên & gương mặt phẫu thuật thẩm mỹ
Ngày nay, các thủ thuật, phẫu thuật thẩm mỹ giúp thay đổi khuôn mặt rất phong phú, đa dạng và mang tính chuyên sâu cao.
Con người càng ngày càng ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe. Họ phối hợp thực hiện nhiều phương pháp để có được sự viên mãn về thể chất lẫn tinh thần.
Tuổi trung niên là nhóm tuổi khoảng từ 40 – 60. Ở giai đoạn này, hầu hết mỗi người đều có cuộc sống gia đình và sự nghiệp ổn định, nhưng cũng là giai đoạn cơ thể con người bắt đầu có một số biểu hiện bệnh tật của tuổi già.
Ngày nay, với những tiến bộ của y học, sự hiểu biết, ý thức chăm sóc sức khỏe của mỗi người…, giới hạn của tuổi già nói chung và tuổi trung niên nói riêng dường như cũng được “kéo dài” ra.
“Trông mặt mà bắt hình dong”
Gương mặt của mỗi người là nơi thể hiện nhiều tính cách quan trọng của cá nhân với môi trường, xã hội và chính bản thân họ. Qua gương mặt có thể dự đoán về: giới tính, tuổi, trạng thái vui, buồn, tính tình, lối sống… và có thể cả hậu vận! Một khuôn mặt biểu hiện sự trẻ trung có làn da phẳng phiu, láng mịn, mi trên cân đối, rõ ràng, mắt sáng, môi hồng… đối lập với một khuôn mặt nhiều nếp nhăn, đồi mồi, mi sụp, khóe mép sâu, má sệ… biểu hiện của sự lão hóa. Một gương mặt được trang điểm đơn giản với những điểm nhấn tinh tế, hài hòa, khác với khuôn mặt được trang điểm nặng nề, thiên về son phấn, phụ kiện… biểu hiện tính thẩm mỹ khác nhau của chủ thể. Màu sắc của da mặt biểu hiện tình trạng sức khỏe, thần sắc của mỗi người như: da vàng bủng hay xám đen, môi thâm, có thể là dấu hiệu của bệnh gan mật hay sốt rét kinh niên… Vì vậy, gương mặt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo thiện cảm, sự hợp tác, gắn bó dài lâu… với người đối diện. Do đó, có thể nói, gương mặt luôn là bộ phận quan trọng và thường được mọi người quan tâm chăm sóc, trau chuốt nhiều nhất. Người chểnh mảng nhất mỗi ngày cũng liếc nhìn mình trong gương ở đâu đó 1 – 2 lần trong khi người cẩn thận, cầu toàn thì xét nét dung nhan của mình ở bất kỳ nơi đâu có thể và thường xuyên hơn.
Vai trò của phẫu thuật thẩm mỹ
Trước đây, phẫu thuật thẩm mỹ từng bị xem là không cần thiết, chỉ dành cho giới nhà giàu, những người “xí xọn”, “rửng mỡ”, quý bà “sồn sồn”… Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, bên cạnh nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, nhu cầu cải thiện vóc dáng, vươn đến cái đẹp hình thể trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu và chính đáng của con người.
Video đang HOT
Theo thống kê của các thẩm mỹ viện, cơ quan y tế, tạp chí, sách báo về làm đẹp… thì phẫu thuật, thủ thuật về chỉnh sửa, làm đẹp khuôn mặt luôn chiếm hàng đầu trong các dịch vụ làm đẹp. Ngày nay, các thủ thuật, phẫu thuật thẩm mỹ giúp thay đổi khuôn mặt rất phong phú, đa dạng và mang tính chuyên sâu cao. Nhìn chung, có thể chia những phương pháp này thành hai nhóm chính: nhóm can thiệp tối thiểu hay ít xâm lấn và nhóm can thiệp xâm lấn.
Các phương pháp ít xâm lấn bao gồm: chăm sóc da, laser, APL trẻ hóa da, các loại thuốc xóa nhăn… Tiến trình điều trị cho mỗi lần có thể chỉ kéo dài 15 – 30 phút, rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian, nhiều người có thể tận dụng thời gian nghỉ trưa để làm đẹp.
Các phương pháp can thiệp xâm lấn là những phương pháp cần phải “cắt”, “gọt”, “chỉnh sửa”, các mô trên khuôn mặt, như: cắt da mi mắt dư thừa, nâng mũi, căng da mặt, làm gọn thon khuôn mặt… để khuôn mặt trẻ hơn, “dễ nhìn” hơn và có thể là để thay đổi “hậu vận” tốt hơn.
Việc chỉnh sửa các chi tiết, đặc điểm của khuôn mặt, vóc dáng của mỗi cá thể là một công việc phức tạp. Kết quả đạt được thường là sự kết hợp hài hòa ý muốn của chủ thể (người muốn làm đẹp) và các tiêu chuẩn, chuẩn mực chung về cái đẹp của xã hội, chủng tộc… Vẻ đẹp của mỗi người nói chung, của khuôn mặt nói riêng, có thể làm ảnh hưởng đến đời sống, công việc, quan hệ xã hội của chính họ và đôi khi… cả thế giới.
Theo SKĐS
Lợi và hại của phương pháp laser điều trị xăm lông mày hỏng
Laser hiện đang là phương pháp xóa xăm phổ biến nhất. Vậy thực hư ra sao và tác dụng của việc điều trị này như thế nào?
Chỉ vì lông mày thưa thớt, khó trang điểm mà một số bạn gái đã vội vàng tìm đến những trung tâm thẩm mỹ không uy tín để xăm, thêu lông mày. Nếu may mắn, bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm vì lông mày mới không tới nỗi nào nhưng cũng giật mình e ngại cho chất lượng mực xăm/ thêu không rõ nguồn gốc.
Tệ hơn nữa, bạn sẽ phải gánh những hậu quả nặng nề như dáng lông mày xấu, không thể xóa hay nhiễm trùng vùng da đã xăm/ thêu. Không chỉ tiền mất tật mang, nhiều chị em còn "kêu trời" vì sửa đi sửa lại nhiều lần vẫn để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt.
Hiện nay, một số giải pháp cho việc xăm/ thêu lông mày hỏng đã xuất hiện trên thị trường, nổi tiếng nhất chính là công nghệ Laser. Các chị em yêu làm đẹp có thể tham khảo phương pháp này dưới đây nhưng vẫn cần chú ý chọn những cơ sở hoặc bệnh viện uy tín lâu năm để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
1. Công nghệ Laser
Đây là công nghệ khá phổ biến giúp khắc phục lông mày hỏng, dáng lông mày không phù hợp gương mặt, màu mực không hài hòa với màu tóc, lông mày không cân đối... Công nghệ này được quảng cáo là "mọi dấu vết của vết thêu cũ sẽ được xóa sạch mà không để lại sẹo, không gây đau đớn". Tuy nhiên, thực hư ra sao?
Theo kinh nghiệm của T.H (34 tuổi, Hà Nội) đi xóa xăm bằng Laser, phản ứng khi trở về nhà là kêu... đau, rát, chảy dịch và sau này phải làm đi làm lại nhiều lần. Chị cho biết, sau ba tuần thêu rồi đi xóa, ban đầu lông mày màu nâu đen.
Sau khi xóa lần một thì lông mày chuyển sang màu nâu (ban đầu chảy dịch, có máu, sau 10 ngày thì vết thương tróc mài). Một tháng sau, chị T.H đi xóa lần hai và lông mày chuyển sang màu đỏ, tuy nhiên dịch không còn rỉ nhiều như trước nữa. Lần tiếp theo chị xóa là một tháng sau nữa, lông mày không tiết dịch nhưng sưng và tróc da rồi dần chuyển sang màu đỏ nhạt.
Theo tìm hiểu, càng sử dụng laser cường độ cao thì màu xăm sẽ nhanh nhạt hoặc bác sĩ dùng 2 loại bước sóng laser một lần để cho màu mau phai tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc da sẽ bị tổn thương nặng nề hơn.
Giá cả cho mỗi lần thực hiện xóa sẹo khoảng từ 1.5 triệu - 2 triệu đồng và hiệu quả sau 3 lần điều trị là xóa được 80% lông mày cũ.
2. Liệu trình thực hiện
Trước tiên, bạn cần phải được sự tư vấn của bác sĩ để xác định mức độ nông sâu, đậm nhạt - kích thước và màu sắc thực tế của hình xăm. Từ đó, bác sĩ sẽ lựa chọn bước sóng và tần số laser thích hợp cho việc điều trị.
Khi bắt đầu xóa xăm, bạn sẽ được làm sạch vùng điều trị và bôi thuốc tê, đợi gây tê trong vòng 30 phút. Sau đó thực hiện xóa xăm bằng tia laser, bác sĩ sẽ lựa chọn thông số bao gồm bước sóng, mước năng lượng, tần số, spot size...
Bước cuối cùng là sát trùng bằng betadin, bôi mỡ tetracylin. Một liệu trình xóa xăm là từ 4-6 lần, mỗi lần cách nhau 3 tuần tới 1 tháng.
3. Chế độ chăm sóc sau khi xóa xăm
Sau khi thực hiện, chú ý 1 tuần đầu nên tránh rửa nước nóng lên vùng điều trị và tuyệt đối không dùng sữa rửa mặt, sữa tắm hay kem dưỡng da.
Không nên ăn trứng, rau muống, thịt gà, hải sản... dễ gây sưng và kích ứng da. Bạn nên để vảy tự bong, không bôi kem nghệ hay bất kì chất gì lên vùng da điều trị.
Đặc biệt, nều vùng điều trị bị ngứa, dùng thuốc chống ngứa chứ không nên cào gãi. Đồng thời, bạn cần chú ý tránh nắng tuyệt đối và bôi thuốc trị sẹo trong quá trình điều trị.
Theo Baophunu
Những hiểu lầm tai hại về việc điều trị da bằng laser Để giúp bạn hiểu rõ hơn về điều trị da bằng phương pháp laser, thạc sỹ, bác sỹ Phạm Thị Bích Na đã có những chia sẻ về các hiểu lầm thường gặp nhất của chị em phụ nữ về phương pháp này. BS Bích Na Ngày nay việc sử dụng công nghệ laser trong làm đẹp và trẻ hóa da đang trở...