Tuổi trung niên: 3 lời khẩu nghiệp cần đặc biệt tránh để bảo toàn phúc đức
Tuổi trung niên, càng thông tuệ sẽ càng hiểu tranh cãi không thể giúp ta giải quyết được khúc mắc của vấn đề.
Tranh cãi đến cùng
Tuổi trung niên, càng thông tuệ sẽ càng hiểu tranh cãi không thể giúp ta giải quyết được khúc mắc của vấn đề. Tranh cãi càng dai dẳng, đôi bên càng mệt mỏi. Tranh cãi càng căng thẳng, càng làm tồn hại đến cảm xúc tốt đẹp của đôi bên.
Tuổi trung niên nên hiểu, cách để giành thắng lợi thực sự chính là không tranh cãi. Người thức thời sẽ luôn đặt cái tôi của mình xuống, sẵn sàng nhường nhịn, thoả hiệp, tâm hồn mới có thể thanh thản và an vui.
Nói xấu người khác
Cổ nhân dạy: “Nếu không có điều hay để nói thì đừng nói gì cả”. Tuổi trung niên nên biết tôn trọng và bao dung hơn với người khác. Một việc nếu không thể nói trực tiếp, cũng đừng nói xấu sau lưng người khác.
Video đang HOT
Đặc biệt, nếu bạn bất chợt phát hiện bạn bè nói xấu sau lưng mình, cách khôn ngoan nhất đó là dùng tấm lòng quảng đại, vị tha để đối đãi, mới có thể hoá giải hiểu lầm, đồng thời gây dựng cho mình nhiều mối quan hệ hữu hảo hơn.
Phê bình, khen chê
Tuổi trung niên nên tránh xa thị phị, hạn chê khen chê, xen vào chuyện người khác. Bằng không, bạn trong lòng bạn rất dễ sẽ sinh ra tâm lý so sánh, đố kỵ, lâu dần sẽ tích tụ lại thành thói tham lam, tranh đoạt, khởi sinh tà ác tự lúc nào không hay. Nếu muốn tránh rơi vào bể khổ, cách tốt nhất chính là cần phải có tâm quan sát học hỏi thay vì can thiệp vào những cuộc bình luận vô nghĩa.
Đôi lời về khẩu nghiệp:
1. Khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói gây ra, người tạo ra khẩu nghiệp, sớm muộn cũng phải nhận báo ứng.
2. Khẩu nghiệp lành từ các lời nói tạo ra những kết quả tốt lành. Khẩu nghiệp ác từ các lời nói tạo ra những hậu quả xấu, hại mình và hại cả người khác.
3. Người có trí tuệ thường nói với tâm Phật, tức dùng từ bi hỷ xả để nói. Trước khi nói, tâm trí luôn đẹp và thanh tịnh.
4. Nếu chúng ta biết ái ngữ, tức nói lời hay, ý đẹp thì không chỉ chính mình mà những người xung quanh cũng được hưởng phúc đức.
Khi vợ chồng không còn tiếng nói chung
Có được tiếng nói chung trong ngôi nhà của chính mình hay không phụ thuộc vào cả vợ, cả chồng...
Chứ không phải, anh nói một, em nói hai, chấp nhặt nhau từng tí một. Vậy nên, trong hôn nhân, tình yêu bao giờ cũng cần sự cố gắng của đôi bên, nếu chỉ từ một người thì sớm muộn cũng sẽ "đứt gánh giữa đường"...
Trước đây, em không nghĩ đến những tật xấu, những trái ngược "khác dấu" của đôi ta vì khi đó tình yêu che mờ mắt. Em sẵn sàng vứt bỏ hết thói quen, sở thích của mình chỉ để chiều theo anh. Và vì "say" anh từ ánh nhìn đầu tiên nên em làm mọi thứ để tìm được tiếng nói chung với anh, để tìm được điểm tương đồng cho "xứng đôi vừa lứa".
Em cứ say trong cái men tình yêu dịu ngọt mà quên đi thực tại. Đến khi giai đoạn mặn nồng, yêu đương thắm thiết qua đi, em trở lại thực tại và bỗng cảm thấy khủng hoảng ngay trong chính chuyện tình cảm của mình.
Ảnh minh họa.
Sống chung, khi đó cả hai không thể mãi chiều chuộng kiểu lãng mạn, viển vông mà sống thật với chính mình. Lúc này, anh ngỡ ngàng còn em thì đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chúng ta không như chúng ta tưởng. Người này nói người kia không muốn hiểu, người này muốn giải thích người kia không muốn nghe, người này cố gắng người kia buông xuôi.
Những sở thích chung ngày xưa bỗng trở nên "gai mắt" và thậm chí, nó còn biến thành "sở ghét" nếu như đạt đến điểm giới hạn "chán yêu" của hai người. Dù giữa chúng ta vẫn còn đôi điểm tương đồng nhưng chút đó bị những chán ghét, khó chịu, bực bội che đi mất rồi. Đó chẳng còn là lý do để cả hai cố gắng vun vén cho chuyện tình cảm lứa đôi nữa. Lúc này đây, chúng ta đang đối mặt với một quyết định đau lòng: Gắn bó hay chia ly?
Em đau đớn, vật vã bao đêm. Nhiều lúc, nước mắt cứ tự tuôn rơi khi nghĩ đến chuyện chúng mình. Nhưng cũng có lúc bất giác em mỉm cười khi nhớ về những ngày tháng chúng ta yêu nhau mặn nồng. Bao kỷ niệm, bao yêu thương đã trao, giờ chúng ta lại đứng trên bờ vực tan vỡ.
Thật đau đớn phải không anh! Người ta khuyên em: Đến với nhau đã khó, giữ được nhau càng khó hơn. Thế nên, trước khi đưa ra quyết định, hãy thử ngồi lại nói chuyện với nửa kia, cố gắng tìm được tiếng nói chung "mong manh" còn sót lại để hàn gắn mối quan hệ.
Em cũng gật gù nghe lời khuyên. Nhưng, cái tôi của chúng ta lớn quá, không ai chịu nhường ai. Em giữ niềm kiêu hãnh của một người đàn bà nên không muốn mình phải xuống nước. Nhưng người ta lại bảo em: Hãy nghe con tim xem nó muốn gì, nếu còn yêu xin đừng vì những ích kỷ, sự ngạo mạn, kiêu hãnh... mà khiến cho một chuyện tình đẹp mang cái kết buồn.
Đúng là nếu còn cơ hội, chúng ta không nên bỏ lỡ. Bởi rất có thể sau này, chúng ta sẽ phải hối hận vì bởi quyết định của chính mình.
5 đặc điểm của kiểu người mãi mãi nghèo kiết xác, không ngóc đầu lên nổi Một người sống mà không có nhiệt huyết, không có niềm tin thì xuất phát từ việc chỉ biết nhìn vào yếu kém của bản thân mà không có nghị lực thì cuộc sống càng ngày càng tuột dốc mà thôi. 1. Lười Nghèo là một cái tội, còn vừa nghèo lại vừa lười chính là một đại họa. Mỗi người hãy nhớ...