Tuổi trẻ Nghệ An: Chúng con sẽ thực hiện lời dạy của Người
Hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những ngày qua, tuổi trẻ Nghệ An đã tích cực thi đua triển khai tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
Những ngày qua, tuổi trẻ Nghệ An đã tích cực thi đua triển khai tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
Tuyên truyền sâu rộng
Thông qua tin của Đoàn, mạng xã hội… các cơ sở Đoàn đã đẩy mạnh đưa tin, tuyên truyền về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác; tổ chức sưu tầm các ấn phẩm tuyên truyền như: video clip, phim ngắn, infographic, phim lịch sử…
Đăng tải trên các kênh thông tin, các trang mạng xã hội của các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội, như: Theo dấu chân Bác; Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp…
Vì một môi trường xanh – sạch- đẹp.
Bên cạnh đó, đồng loạt các cấp bộ Đoàn đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề “Nghĩ về Bác lòng ta trong sáng hơn” với các nội dung như: tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tri ân và tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế.
Tổ chức lớp đối tượng Đoàn và kết nạp Đoàn viên; triển khai tổ chức các diễn đàn, tọa đàm chuyên sâu với chủ đề “Bác Hồ với thanh niên – Thanh niên với Bác Hồ”, qua đó giúp đoàn viên, thanh niên nhận thức sâu sắc và thấm nhuần những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ; khẳng định niềm tin sắt son của tuổi trẻ hôm nay đối với Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại.
Nói đi đôi với làm
Những suất cơm tình thương đến với người nghèo.
Video đang HOT
Với phương châm “ sáng tạo, an toàn, thiết thực, hiệu quả”, phù hợp với tình hình thực tế, các đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động có tác dụng giáo dục sâu sắc, tạo sự ủng hộ, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh nhà tham gia.
Chú trọng các hoạt động xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông. Các hoạt động xung kích tình nguyện vì cộng đồng, xây dựng nông thôn mới; các công trình tham gia giải quyết khó khăn của cộng đồng dân cư, các khu vui chơi cho thanh thiếu nhi.
Trong tháng 5, cấp tỉnh đã tổ chức Lễ tuyên dương 18 gương thanh thiếu nhi tiêu biểu và trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 8 cán bộ Đoàn tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Triển khai sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên thanh niên tham gia cuộc thi: “Bác Hồ trong trái tim Thanh thiếu nhi Nghệ An”, “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày thứ 7 tình nguyện”…
Chung tay hiến máu tình nguyện.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động an sinh xã hội được triển khai như: tổ chức khám, phát thuốc miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi; kêu gọi hiến máu tình nguyện; phát hơn 1850 bát cháo, suất cơm tình thương cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại các bệnh viện; bàn giao ngôi nhà tình thương; tặng 20 đầu sách và 17 tủ sách cho thanh thiếu nhi; gặp mặt động viên thanh niên công nhân yếu thế…
Ngoài ra, các Liên đội toàn tỉnh cũng đã tổ chức rất nhiều hoạt động sôi nổi như tặng đàn gà khăn quàng đỏ; khai giảng lớp bóng đá thiếu niên, nhi đồng; tổ chức chương trình phát thanh măng non; xem phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời Bác; gắn biển “chi đội em mang tên”; tặng ảnh Bác Hồ cho Liên đội, tổ chức hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”.
Một số hình ảnh về các hoạt động chào mừng 130 năm ngày sinh của Bác.
Con nghỉ dài tránh dịch Covid-19, phụ huynh "quay cuồng" nghĩ cách quản con
Lắp camera giám sát con, "điều động" ông bà đến hỗ trợ... là những cách quản lý con của nhiều phụ huynh trong những ngày con nghỉ học kéo dài để tránh dịch Covid-19.
Đảo lộn công việc vì con nghỉ học
Phòng chống dịch Covid-19, đa số các tỉnh/thành trên cả nước cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2/2020. Riêng ở Nghệ An, hơn 800 nghìn học sinh nghỉ học từ ngày 7/2, dự kiến ngày 17/2 sẽ tổ chức học bình thường trở lại. Trước nguy cơ dịch bệnh, Sở GD&ĐT Nghệ An quyết định cho học sinh tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2 trước khi có thông báo tiếp theo.
"Con nghỉ 10 ngày bố mẹ đã hoảng rồi, giờ nghỉ hết tháng, rồi cũng chưa biết nghỉ đến bao giờ. Biết là dịch bệnh thì phải nghỉ nhưng bố mẹ cũng phải đi làm, có được nghỉ đâu. Giờ không biết tính kiểu gì đây", chị Nguyễn Thị Mai (xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An) ngán ngẩm.
Không thể ở nhà để quản lý con, nhiều ông bố bà mẹ gặp nhiều cảnh dở khóc dở cười khi để con chơi một mình. Anh Nguyễn Văn Tú (huyện Yên Thành, Nghệ An) méo mặt: "Nhà có 2 đứa con trai, bình thường đã nghịch, giờ không có ai trông nom nên chúng quậy tung trời. Có hôm về thấy thằng anh dắt thằng em chạy ra đường chơi, xe cộ chạy nườm nượp mà hoảng cả hồn. Hôm qua về thì thấy đầu tóc nham nhở, hóa ra ở nhà chúng lấy tông đơ ra nghịch, cắt tóc cho nhau!".
Để con ở nhà, anh Tú gặp cảnh dở khóc dở cười khi mái tóc đã bị cậu bé tự cầm tông đơ gọt nham nhở.
Hơn 10 ngày nay, chị Lương Thị Ngọc (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) phải mang cả 3 đứa con về gửi ông bà ngoại ở huyện Hưng Nguyên. Nhà chị Ngọc ở cạnh chợ, gần đó có nhiều nhà máy có người nước ngoài làm việc, để con ở nhà chơi cũng không yên tâm. Từ hôm các con nghỉ học, nhà bố mẹ chị chẳng khác nào cái nhà trẻ thu nhỏ bởi ngoài 3 cháu nhà chị Ngọc còn có 2 con của người em trai và 1 con của cô em gái.
"Biết là ông bà vất vả nhưng dù sao cũng đỡ lo hơn. Ngoài việc tránh nơi đông người, ông bà còn chăm sóc, cơm nước cho chúng nó để mình đi làm chứ nghỉ làm để trông con thì lấy tiền đâu mà trang trải".
Từ hôm 2 cậu con trai 3 tuổi và 5 tuổi được nghỉ học, chị Thái Thị Vi (trú TP Vinh) xin nghỉ 10 ngày phép để ở nhà trông nom. Hai cậu con trai nghịch ngợm, bày bừa khắp nhà nhưng chị vẫn quán xuyến tốt.
"Đồ nhà bếp thì chúng lôi vào phòng ngủ chơi, vứt tứ tung. Tủ quần áo, giày dép chúng lôi ra rải khắp nhà. Mẹ lấy thùng cat-tông cắt ra giả làm nhà để hai anh em chơi, được vài bữa thôi vì chúng nhanh chán. Phải luôn nghĩ ngày mai bày trò gì để giữ con khỏi phá cũng đau hết cả đầu", chị Vi chia sẻ.
Giao bài tập để con ôn luyện trong thời gian nghỉ học là cách phụ huynh quản lý con.
Hết 10 ngày phép nhưng các con vẫn chưa thể quay lại trường, chị Vi đành bàn giao việc quản lý con cho chồng. Khổ nỗi, anh Tuấn lại không thể xin nghỉ phép vì mấy ngày phép phải dành cho dịp cuối năm có việc lớn của gia đình. Sáng, anh Tuấn chở con về Nghi Lộc gửi ông bà nội, chiều lại đến đón về. Dù đi đi về về chưa hẳn đã an toàn trong mùa dịch nhưng anh chị không tìm ra giải pháp nào khả dĩ hơn.
Muôn cách quản lý con mùa nghỉ học phòng dịch
Con nghỉ học, đồng nghĩa với việc giờ giấc sinh hoạt thường ngày cũng bị đảo lộn. Bình thường 6h sáng hai con chị Nguyễn Thị Hiền (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã dậy để chuẩn bị đến trường. Vợ chồng chị là giáo viên, cũng phải nghỉ dạy. Từ hôm nghỉ học, chị để cho con ngủ thoải mái bởi "dậy chúng lại dán mắt vào ti vi". Những cũng vì dậy muộn, ăn muộn nên đến trưa cả nhà cũng chả tha thiết ăn cơm. Việc cho con đi ngủ trưa cũng vất vả hơn vì sáng ngủ dậy muộn quá.
Nhiều phụ huynh "chế" sân chơi dã chiến để con vận động trong thời gian nghỉ học.
"Mỗi ngày chúng tôi đều ra bài cho con làm, không nhiều nhưng để con ôn luyện kiến thức. Quy định giờ coi ti vi, chơi điện thoại, chiều tối cho con ra sân chơi bóng với nhau để rèn luyện vận động", chị Hiền cho biết.
Vợ chồng anh Nguyễn Chung Thành (phường Hà Huy Tập, TP Vinh) đều phải đi làm, ông bà ở xa, lại già rồi nên không thể gửi con về quê hay nhờ ông bà lên hỗ trợ. Từ hôm 2 con được nghỉ học, hai vợ chồng anh thuê gia sư ngày 2 buổi cho con, vừa có người trông, vừa giúp con ôn tập, hệ thống lại kiến thức đã học.
Hai con gái của chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (phường Bến Thủy, TP Vinh) đều đã lớn nên ý thức tự giác tốt hơn. Mỗi sáng, chị phân công cụ thể nhiệm vụ, giờ giấc học, làm việc nhà, vui chơi cho các con. Không yên tâm, chị gọi thợ đến lắp camera để quản lý con từ xa. "Con lớn rồi, mình cũng đỡ lo hơn nhưng riêng việc phân xử chuyện hai chị em tị nạnh, chành chọe, giận dỗi nhau cũng mệt lắm".
Chị Hằng lắp camera để giám sát con từ xa.
Con nghỉ học, sa vào điện thoại, ti vi cũng là điều khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Trong khi đó, hầu hết bố mẹ không có thời gian ở nhà để quản lý, giám sát con. Bởi vậy, nhiều ông bố, bà mẹ đã nghĩ ra những "độc chiêu" để tách con ra khỏi ti vi, điện thoại.
Chị Lê Thị Thảo (phường Lê Mao, TP Vinh) hài hước chia sẻ: "Con gái tôi đang học lớp 3, cháu mê xem phim hoạt hình lắm. Nếu không giám sát, con có thể ngồi tù tì từ sáng đến trưa rồi từ trưa đến tối. Hôm kia tôi trộn 1 bát hạt đậu xanh với 1 bát hạt đậu đen rồi bảo con ngồi lựa đậu giúp mẹ, bao giờ làm xong thì xem hoạt hình. Được cái cháu cũng khá hào hứng với thử thách này nên hai hôm nay nghe chừng có vẻ ổn nhưng còn nghỉ học hơn 10 ngày nữa, tôi sợ trò nhặt đậu này không còn tác dụng. Chỉ mong nhanh chóng hết dịch để các con sớm trở lại trường".
Hoàng Lam
Theo Dân trí
(NÓNG) Đầu và cánh tay người mắc lưới ngư dân Nghệ An Chủ tịch UBND xã Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) Bùi Văn Thành sáng nay cho biết, ngư dân vừa phát hiện 2 bộ phận cơ thể người khi đánh cá. Theo Vietnamnet thông tin, khoảng 10h trưa qua, ông Nguyễn Văn Thiết đang đánh cá trên biển thì phát hiện một đầu người mắc vào lưới. Vị trí tàu lúc này...