Tuổi trẻ nên tận hưởng cuộc sống hay cật lực kiếm tiền?
Cuộc sống giàu sang, ai mà chẳng thích. Tuổi trẻ nhiệt huyết xông pha, ai mà không muốn. Nhưng với những khát khao đó, xin hãy đặt sức khỏe của bản thân ở vị trí quan trọng hơn.
Để sống và có được hạnh phúc, chúng ta phải làm việc, kiếm tiền. Nhưng đôi khi, trong guồng quay bộn bề kia, nhiều người lại vô tình đánh mất khả năng tìm thấy niềm vui, để rồi quay lại tự hỏi: Mình đã sống đúng nghĩa chưa?
Tuổi trẻ nên tận hưởng cuộc sống hay cật lực kiếm tiền không nghỉ ngơi? Đây có lẽ là trăn trở của nhiều người đang loay hoay chưa tìm thấy câu trả lời cho cuộc đời.
Hai câu chuyện được chia sẻ trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và tâm sự) dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chân thực hơn về nỗi trăn trở này.
Chia sẻ của @Yin
Tôi sẽ kể về một người bạn 29 tuổi mà tôi thường gọi là Trần, đã lên cơn đột quỵ ở nhà sau ca trực đêm.
Bố mẹ của Trần đều là nông dân “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Bản thân Trần là con một trong gia đình nên phải gánh vác nhiều trọng trách hơn.
Sau 8 năm học tập chăm chỉ ở trường y, anh chàng tốt nghiệp và đi làm ở tuổi 26. Cậu làm bác sĩ nội trú tại Khoa Thần kinh của một bệnh viện khá nổi tiếng trong thành phố.
Anh bạn của tôi khá tuyệt vời. Làm việc được 2 năm, cậu đã xuất hiện trên rất nhiều bài báo, được lãnh đạo đánh giá cao. Làm bác sĩ ở bệnh viện lớn thì không cần hỏi cũng biết thu nhập rất cao.
Làm bác sĩ, bạn cũng biết rồi đấy, tuy lương cao nhưng vô cùng vất vả, căng thẳng đầu óc, bỏ ăn bỏ uống, thậm chí nhiều khi phải thực hiện những ca phẫu thuật kéo dài mấy chục tiếng đồng hồ. Đó là còn chưa kể thời gian ban đầu khi mới đi làm kiếm tiền, cậu đã phải nỗ lực rất nhiều để lo toan cho gia đình ở quê, trả hết những khoản nợ, rồi lại cố gắng dành dụm để mua nhà mua xe, kết hôn rồi nuôi con.
Đó cũng chính là lý do khiến cậu phải làm việc lao lực mà không hề phàn nàn kêu ca. Tôi từng hỏi Trần: “Làm nhiều thế có mệt không?”. Cậu ta nói: “Mệt chứ, nhưng phải cố thôi. Nhân lúc đang còn trẻ, mình phải làm không ngừng nghỉ để sau này sung sướng”.
Ấy vậy mà cái “sau này” chưa kịp hưởng mà người đã nằm một chỗ, không thể hoạt động và nói chuyện.
Tôi vào bệnh viện thăm Trần, gặp bác trai bác gái (gần 70 tuổi, mặt sạm đen, bàn tay nứt nẻ). Vợ Trần đang cho con bú. Người có trái tim sắt đá đến mấy khi nhìn thấy cảnh này cũng phải bật khóc.
Vợ Trần vừa ngậm ngùi vừa nói với tôi: “Nếu sau này anh ấy có đi đứng lại bình thường, em cũng không cho anh ấy làm việc cật lực như thế nữa”. Tôi nghe mà lòng chua chát.
Chia sẻ của @Hoahoa
Hồi mới ra trường, tôi nghĩ rằng chịu khổ một chút cũng không sao. Ba năm, chỉ ba năm, tôi phải trả một cái giá rất đắt. Mỗi tháng chỉ có một ngày nghỉ, thức dậy lúc 7:30 sáng và đến công xưởng, làm 15 giờ một ngày,
Suốt thời gian này, tôi không hề biết “hưởng thụ” là gì. Bố mẹ tôi cũng quanh năm không nghỉ ngơi, dành dụm được chút tiền thì lại lấy đi chăm sóc cho ông bà.
Thật ra, tôi không có nhiều áp lực về chuyện kiếm tiền. Mặc dù gia đình không khá giả, bố mẹ cũng làm lụng vất vả, nhưng họ vẫn có thể tự lo cho bản thân và không cần tôi phụ giúp. Điều đó cũng dễ hiểu vì mức sống ở nông thôn khá thấp.
Video đang HOT
Thế nhưng không hiểu sao tôi bị “buộc chân” vào công xưởng này tận mấy năm liền. Có lẽ vì bấu víu vào cái cớ “tuổi trẻ phải làm việc không nghỉ ngơi” nên tôi vẫn tiếp tục cố gắng mặc dù ý thức được bản thân đang sống không đúng đắn lắm.
Mới ở tuổi 25, cơ thể tôi đã có nhiều triệu chứng, ngồi xổm xuống đứng lên rất khó khăn, hai chân leo cầu thang rất yếu, đi làm về đến nhà liền nằm vật ra, không thèm ăn uống…
Lúc đó tôi thực sự ngu ngốc. Tôi không đặt cuộc sống của mình lên hàng đầu, mà chỉ biết kiếm tiền, ngay cả cảm giác vui vẻ trong ngày thường cũng chẳng thấy đâu. Đương nhiên, tiền kiếm được hầu như còn nguyên vì bản thân làm việc cả ngày, không có thời gian để ngủ chứ đừng nói đến việc lên mạng mua quần áo.
Cho đến một buổi sáng thức dậy, tôi mở mắt và tự nghĩ: Mình đang làm gì vậy? Tại sao phải làm việc kiếm tiền nhưng không xài, sức khỏe bị sa sút, cuộc sống lại vô vị như vậy?
Tôi nhớ đến một câu chuyện được chia sẻ trên mạng rằng, cô gái này sống hết mình với những gì đã chọn. Cô làm công việc mình thích, kiếm ra tiền. Mặc dù thu nhập không cao nhưng vì bản thân có rất nhiều mục tiêu, trong đó lớn nhất là đi du lịch, nên cô đã cố gắng tiết kiệm. Hết giờ hành chính rồi chuyển sang làm thêm, cả ngày loay hoay với công việc. Đôi khi cô gái cũng mệt mỏi rã rời nhưng nghĩ lại mục tiêu đã đặt ra nên tiếp tục cố gắng. Trời không phụ lòng người, cô gái đã đi được rất nhiều nơi trong nước và cả thế giới.
Tôi chợt nghĩ, người ta cũng làm việc cả ngày lẫn đêm, nhưng tại sao họ lại vui vẻ đến thế. Và tôi đã ngộ ra, vì họ có mục tiêu và dũng khí dám phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực.
Thế là tôi đã nghỉ việc ở xưởng. Đầu tiên về quê với bố mẹ, bồi dưỡng sức khỏe, điều chỉnh thói quen sống. Sau đó, tôi lên thành phố và bắt đầu dùng số tiền tiết kiệm để tập buôn bán nhỏ. Quá trình đương nhiên không hề đơn giản, nhưng tôi đã có sự quyết tâm, kết quả ra sao cũng chấp nhận.
60 năm không một tiếng cãi vã, đôi vợ chồng Nhật Bản cùng tận hưởng "quả ngọt hạnh phúc"
Cuộc sống về già đầy hạnh phúc của ông Shuichi và bà Eiko là thành quả cả đời của họ.
Nhiều người trẻ tuổi thường nói: Làm việc ở thành phố quá mệt mỏi, không hạnh phúc, đợi sau này có tiền sẽ đến vùng nông thôn để hòa hợp với thiên nhiên, yên tâm sống những tháng ngày về hưu êm đềm.
Cuộc sống thực sự ngắn ngủi, một ngày nào đó chúng ta sẽ già đi, chỉ hy vọng được ở bên cạnh người mình yêu thương tận hưởng từng ngày. Cũng giống như đôi vợ chồng già người Nhật Bản dưới đây.
Bà Eiko Tsubata và ông Shuichi Tsubata
Ông Shuichi Tsubata đã 90 tuổi, vợ ông là bà Eiko, 87 tuổi.
Hơn 40 năm trước, họ mua một mảnh đất và xây ngôi nhà gỗ nhỏ ở vùng ngoại ô Nagoya, Nhật Bản. Bên ngoài ngôi nhà có hơn 70 loại rau củ và 50 loại cây ăn quả. Hai người tự cung tự cấp, sống tự do tự tại nơi đồng quê lộng gió.
Cuộc sống giản đơn, thuộc về thiên nhiên, không nhanh không chậm
Mỗi sáng, ông Shuichi và bà Eiko ra vườn cuốc đất, nhổ cỏ, quét lá rụng và chăm sóc vườn rau. Trong vườn, cam, sung, mận, anh đào... tỏa bóng mát như che chở đôi vợ chồng già khỏi ánh nắng chói chang.
Cây anh đào trong sân đã 40 năm tuổi, được trồng kể từ khi ông Shuichi cùng bà Eiko bắt đầu đến sống tại nơi đây. Mỗi mùa quả chín, họ có thể hái đầy một rổ trái anh đào đỏ mọng.
Mỗi buổi sáng, bà Eiko sẽ nấu hai phần đồ ăn khác nhau. Bà Eiko thích ăn bánh mì sandwich với mứt, ông Shuichi lại thích ăn cơm. Vợ chồng chỉ cần dành cho nhau cái tâm và sự thấu hiểu thì khác biệt đến mấy cũng có thể hòa hợp.
Buổi chiều rảnh rỗi, ông Shuichi mỗi ngày đều viết thư, ghi chép những khoảnh khắc đã xảy ra trong cuốn nhật ký, thậm chí ông còn minh họa những món vợ nấu bằng hình ảnh rất dễ thương.
Ông Shuichi nói: "Nghiêm túc ghi lại từng khoảnh khắc, lưu giữ chúng, bạn sẽ thấy cuộc sống thực sự tươi đẹp biết bao".
Bà Eiko cũng là một người phụ nữ vô cùng dịu dàng và tinh tế.
Ngoài 3 bữa một ngày, bà Eiko còn làm tất cả các loại nước trái cây, mứt, sữa chua, bánh ngọt...
Đồ ăn ngon phải được bày biện đẹp mắt, dù chỉ là một bữa ăn đơn giản hàng ngày, bà cũng khiến người thưởng thức phải tấm tắc khen ngợi.
Bà Eiko cười hiền hậu nói: "Ăn uống là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Thực phẩm cũng phải ăn theo mùa, một số nguyên liệu chỉ có thể ăn 1-2 lần trong năm, nhưng hương vị khiến người ta cứ muốn ăn hoài ăn mãi".
Quanh năm sống theo mùa, khi thì bận rộn khi thì nhàn rỗi. Ví dụ, mùa hè quá nóng để dễ bị say nắng. Hai vợ chồng già thức dậy lúc 4 giờ sáng, ăn một quả chuối và ra vườn bắt đầu làm việc lúc 5 giờ. Làm xong lại ăn sáng, sau đó ngủ từ trưa đến chiều...
Hơn 180 cây ăn quả xung quanh nhà, chăm sóc chúng thật sự không phải chuyện dễ. Nhưng chính những cái cây này đã lặng lẽ bảo vệ ông Shuichi và bà Eiko hơn 40 năm. Mùa xuân hoa nở lá xanh, mùa hè tỏa bóng che nắng, mùa thu lá đỏ đầy vườn, mùa đông lá rụng đầy đất...
60 năm không một tiếng cãi vã, một tình yêu như dòng suối dịu êm
Ông Shuichi và bà Eiko đã nắm tay nhau hơn 60 năm, nhưng rất ít khi phát sinh mâu thuẫn. Bí quyết chính là luôn biết khuyến khích và khen ngợi lẫn nhau, nhẹ nhàng và đầy tình yêu thương.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Shuichi nói: "Bà ấy là người bạn gái tuyệt vời nhất đối với tôi".
Bà Eiko ngồi bên cạnh lộ ra nụ cười ngọt ngào. Tóc hai người đã bạc hết, nhưng nụ cười mà họ dành cho nhau khiến người ta có cảm giác mối tình đầu vẫn giữ "đúng vị" sau chừng ấy năm.
Mỗi lần ăn món do bà Eiko nấu, ông Shuichi đều khen ngon, mà đối với bà Eiko, lời khen chính là món quà to lớn nhất của người chồng dành cho vợ.
Bà Eiko nói: "Ông ấy không bao giờ can thiệp vào tự do của tôi, muốn gì thì làm đó, mua gì cũng được. Ông ấy luôn ủng hộ tôi, điều này thật sự đáng trân trọng".
Còn ông Shuichi luôn tham khảo ý kiến của bà Eiko trước khi đưa ra quyết định hoặc làm bất cứ điều gì.
Bao dung và hỗ trợ lẫn nhau là "chất keo" giúp tình cảm vợ chồng luôn bền chặt.
Bà Eiko thường quên tên của các loại cây trong vườn, ông Shuichi liền dùng ván gỗ nhỏ màu vàng làm "bảng tên" cho hoa quả rau củ. Ông Shuichi còn làm nhiều tấm bảng ghi chú khác như "Đang nấu nước nóng", "Đừng quên tắt gas nhé"... để vợ luôn nhớ mà cẩn thận làm theo.
Biến những khúc mắc nhỏ trong cuộc sống thành "những cuộc trò chuyện bằng ngôn từ". Đây cũng là cách để đôi vợ chồng già giảm tránh được mâu thuẫn và đảm bảo sự quan tâm đến nhau.
Vậy nên, hạnh phúc là gì? Hạnh phúc chứa đựng trong những gì nhỏ nhặt nhất, là sự thoải mái và vui vẻ khi cùng chung sống dưới một mái nhà.
Những tháng ngày cuối đời là trái ngọt của cuộc sống
Hơn 60 năm kết hôn, ông Shuichi và bà Eiko đã sớm "tuy hai mà một". Tình yêu tốt đẹp nhất không phải là thanh xuân nồng nhiệt, mà là sự đồng hành dài lâu như nước chảy mây trôi cả một đời.
Ở cái tuổi này, ít nhiều cũng hiểu được bản thân cần phải dung dị với "sinh ly tử biệt", cũng càng phải rõ ràng đâu là thứ đáng trân trọng.
Hai vợ chồng già hiếm khi nói những lời ngọt ngào trước mặt đối phương, nhưng sự quan tâm và tình yêu mà họ dành cho nhau đều hòa quyện vào các chi tiết của cuộc sống hàng ngày. Cảm động nhất là ánh mắt tràn ngập tình yêu khi họ nhìn nhau. Năm tháng trôi đi, điều lãng mạn nhất vẫn luôn trường tồn chính là cùng già đi với người mình yêu thương.
Tuy nhiên, ly biệt lại đến đột ngột và thản nhiên thế đó!
Ông Shuichi đã không bao giờ thức dậy sau giấc ngủ trưa như mọi ngày.
Dù rằng đã biết chắc rồi sẽ đến ngày phải nói lời tạm biệt, nhưng bà Eiko vẫn đau đớn che mặt khóc.
Trước khi qua đời, ông Shuichi đã nói: "Khi còn trẻ, làm kiến trúc sư rất hãnh diện, rất hạnh phúc. Già đi, trồng rau trên đất của riêng mình, cũng là một loại hạnh phúc vô bờ".
Vì tin rằng cuối cùng cũng sẽ gặp lại nhau, nên bà Eiko vẫn cố gắng sống như trước đây, tiếp tục nấu những bữa ăn ngon, chăm sóc sân vườn.
"Nhà chính là món quà quý giá của cuộc sống." Đây là câu mà ông Shuichi thích nhất, cũng là quan niệm sống mà bà Eiko đang kiên trì.
Mới đây, bà Eiko cũng đã ra đi ở tuổi 90. Trước khi qua đời, bà thường nói với con gái: "Mẹ không thể để bố con đợi quá lâu".
Cuộc sống tươi đẹp, chẳng qua chỉ là một nhà hai người, ba bữa bốn mùa. Cuộc sống hàng ngày ấm áp của ông Shuichi và bà Eiko đều được ghi lại trong bộ phim tài liệu "Quả ngọt của đời người" (tạm dịch).
"Gió thổi lá khô rơi, lá rụng làm đất màu mỡ, đất phì nhiêu giúp quả trổ đầy cành. Chăm chỉ không ngừng nghỉ, không nhanh không chậm, quả ngọt của đời người". Cuộc sống về già đầy hạnh phúc của ông Shuichi và bà Eiko là thành quả cả đời của họ.
Tôi lo lắng nếu cưới sẽ bị ép nghỉ việc ở nhà nội trợ Khi xuống nhà bếp lấy ớt, tôi vô tình nghe được cuộc nói chuyện của mẹ chồng và chị dâu tương lai. Ảnh minh họa Vì làm du lịch nên tôi rất quan tâm đến ngoại hình của mình. Mỗi ngày, tôi dành khoảng 2 tiếng để tập gym hoặc yoga và ăn uống điều độ để giữ vóc dáng. Tôi đi theo...