Tuổi trẻ “cày cật lực” để nghỉ hưu sớm: Một lúc làm 3-5 công việc
Cũng vì thế mà một số bạn trẻ bất chấp sức khỏe làm liền lúc 3-5 công việc, thậm chí nhiều hơn chỉ để kiếm tiền. Điều đó liệu có nên hay không?
Nhiều người lựa chọn “cày cuốc” không ngừng nghỉ để dành cho tương lai nghỉ hưu sớm.
Tuổi trẻ “cày cật lực” để nghỉ hưu sớm
Tôi có một cô bạn mới 27 tuổi đã có trong tay 2 tỷ đồng tiền tiết kiệm. Trước đó nó đã phụ giúp bố mẹ xây được căn nhà 3 tầng khang trang. Cả nhóm tôi ai cũng ngưỡng mộ khả năng kiếm tiền xuyên màn đêm của nó. Trong lúc chúng tôi hẹn hò cà phê cà pháo thì nó làm 3-5 công việc một lúc. Trong lúc chúng tôi cày phim xuyên đêm thì nó đang chạy deadline cho 3 công ty.
Nhiều lúc chúng tôi cũng bảo nó “nhà mày có phải thiếu thốn gì đâu, sao mà phải khổ thế”. Những lúc như vậy tôi lại nhận được câu trả lời “phải cày thế thì mới nghỉ hưu sớm được chứ”. Lúc đó cả tôi và nhóm bạn đều nghĩ con bé này hâm thật rồi, hồi đó khái niệm “nghỉ hưu sớm” vẫn còn khá mơ hồ. Thời điểm ấy, cả lũ ai cũng nghĩ nó chỉ nói đùa thế cho vui. Vậy nhưng cách đây 2 ngày nó vừa thông báo cuối năm nay sẽ nghỉ hưu sớm khiến tất cả ngã ngửa. Mới có 27 tuổi mà nghỉ hưu nỗi gì. Tuy nhiên, với cô bạn của tôi 27 tuổi, có trong tay 2 tỷ đồng thì dư sức để “nghỉ hưu” rồi.
Không ít bạn trẻ bạn trẻ lựa chọn làm nhiều việc một lúc để tăng thêm thu nhập. (Ảnh: Sohu/Careerlink)
Đó cũng là suy nghĩ của Hà Trang (25 tuổi, Hà Nội). Ngay từ khi còn là sinh viên, cô bạn đã làm thêm 3-5 công việc cùng một lúc. Vì ngoại hình xinh xắn nên ngoài thời gian đi học Trang còn đi làm mẫu ảnh, buổi tối thì livestream bán hàng cho các shop online. Bên cạnh đó, cô bạn còn kiêm thêm việc quản lý Fanpage. Nhờ đó mà trong thời gian đi học, Trang có thể tự lo mọi chi phí sinh hoạt của mình mà không cần nhờ đến bố mẹ.
Sau khi ra trường, Hà Trang vẫn tiếp tục duy trì các công việc từ thời sinh viên. Ngoài làm marketing cho một công ty, cô bạn có tự mở thêm một shop bán đồ online. Song song với đó là nhận thêm các jobs xây dựng kênh truyền thông cho các shop mới thành lập. Không chỉ vậy, cô nàng còn nhận làm thêm cả mảng content. Có những thời điểm không phải 3-5 công việc mà còn tới 5-7 công việc một lúc dồn lại. Mặc dù mệt mỏi nhưng khi được nhận tiền công cô bạn lại cảm thấy vô cùng xứng đáng.
Hà Trang cho rằng hiện tại chỉ cần mình “cày cật lực” để kiếm tiền thì không cần thiết phải chờ tới lúc 55, 60 tuổi mới có thể nghỉ hưu. Thay vào đó chỉ cần 5, 10 năm nữa là có thể sống tự do, tự tại theo ý thích của bản thân.
Làm nhiều việc một lúc đem lại thu nhập cao nhưng cũng đi liền với nhiều rủi ro. (Ảnh: Axcela)
Không chỉ có các bạn trẻ, ngay cả một nữ MC, BTV nổi tiếng cũng từng chia sẻ nhiều lần trên trang cá nhân về dự định nghỉ hưu sớm của mình. Cô nàng mong muốn có thể cùng con gái đi chu du khắp các miền đất mới. Và điều đó vẫn đang được cô chuẩn bị từng ngày.
“Đã hơn 1 lần mình thổ lộ trên Facebook về kế hoạch nghỉ hưu sớm và cùng con chu du các miền đất mới. Không hề viễn tưởng đâu, mình đang dần chuẩn bị cho ngày đó rồi.
Mình vẫn hình dung về một tuổi già đầy rực rỡ và tự do, được đi đến những nơi mình muốn, được làm những điều mình thích, không điều gì ngăn trở. Muốn thế phải sung sức cả về thể chất lẫn tinh thần, phải vững vàng về tài chính, còn thiếu gì nữa không nhỉ?”.
Nghỉ hưu sớm: Nên hay không?
Trên thực tế chẳng ai lại không muốn có một cuộc sống thảnh thơi, an nhàn, được nghỉ ngơi sớm. Tuy nhiên, độ tuổi nào mới là độ tuổi nghỉ hưu phù hợp nhất? Theo quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động ở nước ta thì từ năm 2021, trong điều kiện lao động bình thường nam sẽ nghỉ hưu ở độ tuổi 60, còn nữ là 55 tuổi. Mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng với lao động nam và 4 tháng với lao động nữ. Đây được xem là độ tuổi phù hợp với người lao động.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không ít bạn trẻ ngày nay lựa chọn nghỉ hưu sớm khi ở độ tuổi đôi mươi. Chỉ cần bản thân có đủ tích lũy về kinh tế là có thể tự do làm những điều mình thích. Suy nghĩ này không sai khi trước đó bạn đã phải cật lực kiếm tiền để chuẩn bị cho tương lai. Nhưng đã là tương lai thì không ai biết trước sẽ ra sao. Trong cuộc sống có không ít biến cố mà chưa chắc chúng ta đã trở tay kịp.
Ở Việt Nam độ tuổi nghỉ hưu thường dao động từ 55-60 tuổi tùy thuộc vào nam hay nữ. (Ảnh minh họa: EFY Việt Nam)
Cô bạn đồng nghiệp của tôi từng kể em có một cô giáo ai cũng nghĩ gia đình viên mãn nhưng biến cố ập đến khiến cô như ngã quỵ. Gia đình cô giáo này có kinh tế khá ổn định. Từ nhà cửa đến công việc, con cái đều khiến người ta phải ngưỡng mộ. Tuy nhiên, đùng một cái chồng của cô gặp va chạm giao thông không qua khỏi khi đang chở con đi học. Cô con gái sau khi vào viện mới phát hiện ra cũng đang mắc bệnh hiểm nghèo. Vậy là toàn bộ tài sản của gia đình cô đều phải bán đi để chạy chữa cho cô con gái. Đến nay sau hơn 1 năm chồng cô ra đi, tài sản gần như cũng tiêu tan. May mắn duy nhất là sức khỏe của cô con gái đã dần ổn định.
Vậy mới thấy chúng ta có thể lập kế hoạch 1 năm, 2 năm, 5 năm chứ không thể lập kế hoạch cả một đời người. Một đời là quá dài, sẽ có rất nhiều biến cố xảy ra mà chúng ta chưa thể lường trước được. Có thể bạn cho rằng, việc hiện tại có một số tiền lớn, chỉ cần ăn tiêu tiết kiệm là có thể sống ổn thỏa. Tuy nhiên, chỉ cần một biến cố xảy ra thì khoản tiền đó có thể tiêu tán bất cứ lúc nào.
Chúng ta có thể lập kế hoạch ngắn hạn chứ không thể lập kế hoạch cả cuộc đời. (Ảnh minh họa: Sage)
Hơn nữa, công việc cũng là một cách đem lại niềm vui, sự hứng khởi trong cuộc sống. Không phải bất cứ công việc nào cũng đem đến sự chán nản, mệt mỏi. Nhiều người còn cảm thấy may mắn khi mỗi sáng thức dậy vẫn được lao động hăng say. Cũng bởi vậy mà mới có hình ảnh các cụ ông, cụ bà dù con cháu cấm cản vẫn muốn được nhổ cỏ, trồng rau. Với họ khi không làm việc còn cảm thấy buồn chân buồn tay và mệt mỏi hơn.
Trước đó, mạng xã hội cũng từng xôn xao chia sẻ trường hợp một cô gái ở Hưng Yên quyết tâm nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 27. Khi đó trong tay cô nàng chỉ có 100 triệu đồng cùng các vật dụng sinh hoạt cá nhân như: 1 chiếc xe đạp, 1 tấm thảm yoga, 1 Ipad, 1 điện thoại, sách vở, quần áo,… Với cô gái khi đó, nghỉ hưu sớm là được tự do tự tại làm những điều mình thích, có thể kiếm ra tiền hoặc không nhưng luôn trong tâm thế tận hưởng cuộc sống.
Mặc dù gây tranh cãi nhưng cô nàng đã thực sự nghỉ hưu sớm và làm những điều mình thích. Tuy nhiên, cô gái này vẫn duy trì công việc kiếm tiền 1-2 tiếng/1 ngày để có thể trang trải cuộc sống. Đây cũng là một cách để bạn có thể đảm bảo cuộc sống lâu dài sau khi nghỉ việc.
Trong cuộc sống có thể xuất hiện nhiều biến cố mà chúng ta chưa thể lường trước được. (Ảnh minh họa: Discovery Tours Egypt)
Làm việc cật lực nhưng phải đảm bảo sức khỏe
Dù bạn làm bất cứ công việc gì thì cũng cần đặt sức khỏe của bản thân lên hàng đầu. Suy cho cùng chúng ta “cày cật lực” lúc còn trẻ cũng chỉ mong muốn tìm sự thư giãn, bình yên sau này. Vậy nếu bạn “cày cật lực” mà bất chấp sức khỏe thì liệu có đợi được đến lúc bản thân có thể nghỉ hưu sớm hay không?
Chính vì thế, cần sắp xếp thời gian hợp lý khi làm việc. Tuổi trẻ là để trải nghiệm, để cống hiến, để lao động sáng tạo nhưng cũng cần được nghỉ ngơi. Một khi bạn làm việc quá sức bạn sẽ bị những áp lực, mệt mỏi bao trùm. Những lúc như vậy, bản thân sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi và muốn dừng công việc này lại ngay lập tức. Thay vì như thế, bạn hãy làm việc một cách say mê. Để công việc cũng là một loại niềm vui, mang lại những trải nghiệm và tận hưởng bổ ích.
Dù bận rộn làm việc nhưng các bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của bản thân.
Bên cạnh đó, bạn cũng hoàn toàn có thể làm 3-5 công việc một lúc chỉ cần sắp xếp được thời gian phù hợp. Tuy nhiên, không nên để các công việc chồng chéo lên nhau, chưa làm xong việc này đã làm việc khác. Điều đó chỉ khiến cho hiệu suất công việc suy giảm và khiến bản thân càng có thêm mệt mỏi, áp lực mà thôi.
Những khi mệt mỏi, áp lực hãy tự thưởng cho mình những chuyến đi chơi xa. Bạn có thể xả stress sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi. Sau khi mệt mỏi tan biến bạn lại có thể bắt đầu công việc hàng ngày của mình. Còn nếu cảm thấy công việc không phù hợp thì có thể đổi một công việc khác đến khi nào bản thân thấy đủ đam mê thì thôi. Lựa chọn thế nào là quyết định của mỗi người nhưng đừng để những lựa chọn nhất thời khiến bản thân phải hối hận.
Hãy để công việc đem lại niềm vui cho bản thân thay vì mệt mỏi, áp lực. (Ảnh minh họa: Seoulacademy)
Tư tưởng "làm vừa đủ ăn": Sống chill hay lời bao biện của lười biếng
Có câu hát thế nay: "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai". Con người mà, từ khi sinh ra đã muốn bản thân được sung sướng, sống một cuộc đời thảnh thơi, vô lo vô nghĩ.
Nhưng rồi khi lớn lên, những áp lực về công việc, gia đình, tình yêu khiến họ yếu mềm cả về thể chất lẫn tinh thần.
Áp lực "cơm, áo, gạo, tiền" ngày một đè nặng lên vai người trẻ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Tưởng chừng chẳng hề đáng sợ, nhưng thực tế chỉ một xao động nhỏ cũng khiến chúng ta tê liệt ý chí phấn đấu. Để từ đó, họ phản kháng bằng cách sống mặc kệ đời, làm để đủ ăn, đến đâu thì đến. Vậy người trẻ đang bao biện cho sự lười biếng hay "ngủ đông" để chờ cuộc đời mới?
Giới trẻ đang sống thiếu trách nhiệm?
Lối sống "tang ping" (nằm thẳng) ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người trẻ áp dụng vào cuộc sống. "Tang ping" chỉ về việc từ bỏ tham vọng về nghề nghiệp, làm việc đủ sống, nghỉ hưu "non" hoặc không làm gì. Thuật ngữ mới này, nghe thì có gì đó khá hài hước và vô lý. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó là một thực trạng xã hội hiện nay.
Hóa ra, việc từ bỏ phấn đấu, sống mặc kệ ngày nay không chỉ ở Trung Quốc - nơi bắt đầu trào lưu mà còn lan ra cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam,... Ở đâu cũng vậy, đã là con người thì đều dễ bị áp lực chi phối, đặc biệt bạn còn sống ở đất nước đang phát triển vững mạnh.
Nhiều người trẻ chọn cách sống bất cần, không có mục tiêu. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Song, nguyên do khiến ý tưởng có phần "quái đản" này xảy ra là gì? Vì sao người trẻ lại làm vậy thì thật sự rất ít người quan tâm. Điều mà "người lớn" thấy chỉ là lớp trẻ đang bao biện cho thói lười biếng, sống một cuộc đời vô trách nhiệm với gia đình và xã hội. Cho ăn học suốt mười mấy năm trời, đến khi ra trường, cần dùng kiến thức để làm việc, nuôi sống bản thân và gia đình thì lại chọn công việc chẳng đâu vào đâu thì khác gì "bông hoa dâm bụt có đỏ mà không có thơm"?
Lời chỉ trỏ, bàn tán, quan tâm ánh nhìn của người khác khiến người trẻ "kiệt quệ". (Ảnh minh họa: Pinterest)
Viết đến đây, tôi lại nhớ đến bình luận được một người lạ chia sẻ. Anh nói: "Một thế hệ mâu thuẫn thật nhỉ. Các bạn trẻ chỉ muốn được ăn uống, vui chơi và tận hưởng cuộc sống nhưng lại không chịu đi làm, toàn sống nhờ vào tiền tiết kiệm rồi đến 1 lúc nào đó số tiền đó cạn kiệt, ăn chơi vui vẻ được nữa không? Rồi cuộc sống không có con cái khi về già bệnh tật ai trông nom, muốn vô viện dưỡng lão cũng phải có tiền, hết tiền thì lại về báo gia đình hoặc phải còng lưng đi làm những việc nặng nhọc tiếp".
Nhiều người cho rằng sống mặc kệ, không có chí tiến thủ là biểu hiện của sự lười biếng. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Với những người đã dành cả đời nỗ lực, cố gắng trong sự nghiệp, việc nhìn thấy ngày càng nhiều "mảnh đời" sống bất cần quả thật khiến họ khó chịu. Họ nghĩ rằng, sẽ chẳng có áp lực nào kinh khủng bằng việc không có tiền tiêu. Do đó, lối sống "tang ping" thật sự đáng báo động và nên dẹp ngay trước khi nó hoành hành rộng rãi hơn.
Cảm thông cho một thế hệ mong manh
Thật ra, đâu ai muốn bản thân mất động lực "tồn tại", cứ nhìn đời trôi vậy đâu. Vì đã chịu quá nhiều áp lực, đến ngưỡng không thể chịu đựng nổi mới quyết định chọn lối sống dễ thở, mặc kệ chứ không phải ham chơi lười biếng. Thời đại ngày nay, khó sống và khó cạnh tranh hơn trước kia rất nhiều.
Nói thật đi, bạn đã từng ít nhất một lần chịu khủng hoảng, gạt nước mặt vì những áp lực cơm áo gạo tiền mà. Chúng ta ấy, càng sống sung sướng thì càng dễ tan vỡ.
Có những ngày đi làm kẹt xe cả tiếng, đến cơ quan thì bị sếp mắng, đồng nghiệp nói xấu, thời gian ăn uống ngủ nghỉ còn chẳng có. Rồi khi đến cuối tháng, thứ bạn nhận lại vẫn chỉ là mức lương vừa đủ, không xứng đáng với nỗ lực mà mình đã bỏ ra.
Khủng hoảng có thể đến từ tất cả mọi điều trong cuộc sống. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Tôi có một người chị họ năm nay đã tròn 33 cái xuân xanh. Chị tôi vốn sinh ra tại một miền quê, lên Hà Nội học Đại học rồi sau đó tự xin học bổng đi du học 2 năm tại Đài Loan. Chị xinh đẹp, cách chị "chill" theo cuộc sống khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Nhưng bỗng một ngày, chị gây ngỡ ngàng khi bất ngờ bỏ việc, rời Thủ đô vào Đà Nẵng sinh sống. Thời gian đầu, chị cùng con cub rong ruổi trên khắp con đường. Sau này, khi cảm thấy cuộc sống ổn hơn, chị xin làm hướng dẫn viên cho người nước ngoài, một công việc chẳng hề liên quan đến ngành học.
Lựa chọn lối sống "tang ping" đôi khi là tự cứu rỗi mình. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Từ bố mẹ đến người ngoài đều thắc mắc tại sao chị làm vậy thì nhận được câu trả lời, việc được trải nghiệm nhiều môi trường khiến chị cảm nhận rõ hơn về lòng người. Chị kể, đôi khi thành phố chẳng muốn ôm những người con xa xứ vào lòng. Công việc cứ dồn nén, drama công sở nhiều vô kể, cả ngày hầu như chỉ đi làm rồi lại về nhà làm chị nghẹt thở, khóc nhiều hơn cười.
Dẫu biết quyết định của mình sẽ làm bố mẹ buồn lòng, chị vẫn muốn tự cứu lấy mình và mong bố mẹ hiểu. Người ta hay nói rằng, cố quá sẽ thành quá cố, việc dành thời gian để tự chữa lành, nghỉ ngơi đủ thì con người sẽ tự biết đứng dậy để tiếp tục cuộc sống.
Nghỉ ngơi là cách chữa lành tâm hồn hiệu quả từ bên trong. (Ảnh minh họa: Harper's Bazaar)
Làm để sống chứ không phải sống để làm
Rốt cuộc thì, mỗi người sinh ra đã là một cá thể và ai cũng có suy nghĩ, quan điểm riêng. Tôi sẽ không bàn nhiều đến vấn đề đúng sai của câu chuyện. Song đôi khi, làm vừa đủ sống, "tang ping" lại khá khôn ngoan. Nếu xã hội ai cũng tham vọng lao vào kiếm tiền, khủng hoảng ngày càng lớn, dẫn đến sức ép về môi trường thì sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh tâm lý gia tăng.
Cuộc đời là để cống hiến và hưởng thụ. Bạn lại chỉ có duy nhất một lần để làm được điều này, hãy cứ làm những điều mà bản thân cảm thấy đúng đắn và hạnh phúc nhất, miễn là không sai trái, cũng không hại ai là được. Biết đâu khi đã bình tâm trở lại, bạn lại muốn lao vào guồng xoay của cuộc sống một lần nữa thì sao?
Hãy sống một cuộc đời bản thân mong muốn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Cuộc đời ấy mà, nếu khó khăn quá, bạn có thể chọn cách tiếp tục đứng dậy để nỗ lực, cũng có thể từ bỏ để nghỉ ngơi. Chúng ta chỉ đang chọn một lối sống phù hợp với bản thân mình mà thôi.
Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của mình bằng cách để lại bình luận ngay bên dưới nhé.
Tuổi trẻ nên tận hưởng cuộc sống hay cật lực kiếm tiền? Cuộc sống giàu sang, ai mà chẳng thích. Tuổi trẻ nhiệt huyết xông pha, ai mà không muốn. Nhưng với những khát khao đó, xin hãy đặt sức khỏe của bản thân ở vị trí quan trọng hơn. Để sống và có được hạnh phúc, chúng ta phải làm việc, kiếm tiền. Nhưng đôi khi, trong guồng quay bộn bề kia, nhiều người...