Tuổi già nên độc lập, tự chủ
Con nào cũng là con, con nuôi hay con đẻ hay thậm chí là không có con cũng không sao. Tuổi già cũng nên độc lập, chúng ta có thể sống chung với con cái nhưng không có nghĩa ta phụ thuộc vào chúng.
Ảnh minh họa.
Một ngày giữa tiết trời mát mẻ của thu sang, người ta thấy cặp vợ chồng ngót nghét cũng gần 70 tuổi tay xách túi balo lỉnh kỉnh bước xuống từ một chiếc taxi Thủ Đô, họ kháo nhau “chắc ông bà về quê ở luôn”.
Cách đây 3 năm, ông bà bỏ lại nhà ở quê, đầu tư hết số tiền tích góp cả đời để mua cho cô con gái một căn chung cư ở Thủ đô Hà Nội, rồi ông bà cũng dọn ra ở cùng con cho vui và để phụ chăm cháu. Cô con gái duy nhất của ông bà vừa ly hôn và cô quyết định chuyển công tác vì nhà chồng cách cũng không xa, cô ngại ở gần đi lại đụng chạm. Ông bà chiều con nên ở cái tuổi người ta tìm đường hồi hương thì ông bà lại xách túi đi sống xa xứ.
Nghe người trong làng kể, cô con gái không phải con ruột, mà được ông bà nhận nuôi tại bệnh viện của huyện. Ngày xưa, hai ông bà lấy nhau cũng nhiều năm, chạy chữa mãi mà không có con, trong một lần đi lấy tin ở bệnh viện, ông nghe nói có một người phụ nữ sinh con xong rồi bỏ đi mất. Ông tới hỏi thăm tình hình, nhìn bé gái đáng yêu kháu khỉnh, ông chạy xe một mạch về nhà nói với bà, rồi ông chở bà xuống viện thăm bé gái. Khao khát có một đứa con bao năm chưa được, bà cũng muốn có một đứa, con nuôi cũng được.
Video đang HOT
Vậy là ông bà trao đổi với bệnh viện rồi làm thủ tục nhận con nuôi. Ông bà yêu thương con bé hết mực. Rồi đến năm con bé khoảng 8 – 9 tuổi gì đó, không biết nó nghe ai nói mà về nhà khóc lóc bảo ông bà không phải bố mẹ ruột của nó, rồi nó đòi bố mẹ ruột. Ông bà nhói lòng, dẫu biết trước sẽ có ngày này, nhưng không ngờ sớm quá, con bé còn nhỏ chưa hiểu chuyện, mà kỳ thực chính ông bà cũng không biết bố mẹ ruột của con bé là ai.
Và cũng từ đó tính cách con bé thay đổi, mỗi lần đòi hỏi không được như ý là con bé đòi bỏ nhà đi tìm bố mẹ ruột, ông bà quát mắng nó cũng đòi bỏ nhà đi. Đỉnh điểm ngày học lớp 8, sau khi bị bà mắng vì còn nhỏ đã son phấn lòe loẹt. Vậy là nó gào lên, đập đồ bảo rằng “Bà không phải mẹ ruột của tôi, bà đừng can thiệp vào cuộc sống của tôi”. Từ đó, ông bà không dám nặng lời quát mắng mỗi khi nó hư, nó muốn gì chiều nấy. Suốt những năm cấp 2, cấp 3, tôi chỉ toàn nghe những chuyện son phấn và yêu đương của con bé. Chuyện tình con bé cũng trắc trở, yêu rất nhiều người nhưng rồi cuối cùng lại chấp nhận lấy một người nó không yêu.
Và vì lấy một người mình không yêu nên con bé rất hờ hững với chồng và cả gia đình chồng. Sau khi sinh được thằng cu đầu lòng, con bé vứt hết cho bố mẹ chồng chăm, sau giờ làm nó tranh thủ tụ tập bạn bè, còn chồng nó đi làm về thì chơi và chăm con, tiền lương cũng đưa nó. Bố mẹ chồng không thể chấp nhận được con dâu như vậy nên đã nói rất nhiều lần, thậm chí gặp cả bố mẹ của nó để nói. Thế là nó đòi ly hôn sau 2 năm cưới, sau ly hôn nó nằng nặc đòi ra Thủ đô ở nhưng không muốn ở nhà thuê. Vậy là ông bà gom hết tiền tích góp bao năm mua cho nó căn chung cư, rồi ông bà dọn ra ở cùng để chăm cháu cho nó đi làm. Mấy năm nay, thi thoảng cũng thấy ông bà về quê chơi, lễ Tết cả nhà cùng về, thấy ông bà có vẻ mệt mỏi. Nhiều người nhìn vào hoàn cảnh của ông bà thì ngao ngán lắc đầu “con mình rứt ruột đẻ ra nhiều khi còn đối xử tệ với mình huống gì con nuôi”.
Đợt này ông bà dọn đồ về quê, chắc ở luôn chứ không ra lại Thủ đô nữa, có lẽ ông bà đã quá mệt mỏi, mong có đứa con dựa vào lúc tuổi già nhưng đến cái tuổi thất thập cổ lai hy này ông bà vẫn phải nai lưng lo cho con cháu.
Ở Việt Nam, văn hóa là phải có con để được nhờ lúc về già, thế nên đa phần các bậc phụ huynh sẽ làm mọi thứ cho con để mong về già nó nuôi mình. Nhưng họ đã quên đi một điều rằng, tại sao mình có thể nuôi một đến vài đứa con mấy chục năm trời mà lại không lo cho chính tương lai của mình khi về già được? Xã hội bây giờ đã phát triển, nếu không muốn vào viện dưỡng lão, chúng ta cũng có thể tích góp tiền để tự lo cho bản thân, thay vì đổ hết của cải cho chúng để rồi tuổi già tự biến mình thành “gánh nợ” của con. Còn con cái, lo cho chúng đến tuổi 18 – 20, hoặc cùng lắm là lo cho chúng đến khi chúng học xong Đại học, rồi hãy để chúng tự bơi.
Con nào cũng là con, con nuôi hay con đẻ hay thậm chí là không có con cũng không sao. Tuổi già cũng nên độc lập, chúng ta có thể sống chung với con cái nhưng không có nghĩa ta phụ thuộc vào chúng.
Theo kinhtedothi.vn
Đàn bà sau ly hôn: Tình mẫu tử sẽ hàn gắn những vết thương sâu trong lòng
Đàn bà sau ly hôn ngỡ như mất mát quá nhiều nhưng lại được bù đắp bằng tình mẫu tử. Đứa con chính là cứu cánh giúp người đàn bà vượt qua hết mọi biến cố, khổ ải.
Đàn bà sau ly hôn, dù mạnh mẽ đến đâu thì đó cũng là những ngày tháng chông chênh, cô đơn và đầy tuyệt vọng. Còn gì đau lòng hơn khi nhìn gia đình, nhìn tổ ấm mình dốc tâm dốc sức vun vén bị vỡ vụn. Đau lòng khi những đứa con kẻ theo bố, người theo mẹ. Đau lòng khi người chồng từng là người thân, từng là bờ vai nương dựa cho mình bây giờ chỉ là người dưng không hơn không kém.
Sau ly hôn, dẫu mạnh mẽ đến đâu đàn bà cũng không tránh khỏi cảm giác đau lòng, tuyệt vọng - Ảnh minh họa: Internet
Nhưng ẩn sâu bên trong, đàn bà luôn có một sức mạnh tiềm tàng. Chỉ đến khi bị dồn vào đường cùng, bị nhấn chìm xuống hố sâu tuyệt vọng thì đàn bà sẽ biết được sức mạnh thật sự trong con người mình. Đau đến mấy rồi cũng qua đi. Giông tố rồi sẽ nhường chỗ cho sự bình yên. Đàn bà sẽ bước từng bước trên nỗi đau ấy mà làm lại từ đầu.
Đàn bà đi qua tổn thương, cay đắng sẽ học được cách chấp nhận và yêu thương bản thân nhiều hơn. Họ hiểu lòng người nông sâu khó đoán, họ hiểu những phù phiếm ở đời là vô nghĩa. Hiểu rằng thế gian quá rộng lớn chỉ cần sống cho bản thân và những người mình thật sự thương yêu là đủ rồi. Những người đàn bà ly hôn bước qua thị phi, bước qua sân si nhẹ nhàng. Với họ, tâm mình bình an mới là điều quan trọng nhất.
Sau đổ vỡ, đàn bà học cách chấp nhận và yêu thương bản thân nhiều hơn - Ảnh minh họa: Internet
Đàn bà sau ly hôn ngỡ như mất mát quá nhiều nhưng lại được bù đắp bằng tình mẫu tử. Đứa con chính là cứu cánh giúp người đàn bà vượt qua hết mọi biến cố, khổ ải. Người đàn ông tệ bạc, dối lừa, phản trắc nhưng vẫn còn có một người yêu thương mình vô điều kiện. Tình yêu ấy không hề mất đi và cũng chẳng cần đòi hỏi. Với phụ nữ sau ly hôn, một cái ôm siết chặt của con quý giá hơn ngàn lời an ủi của người đời. Một tiếng cười của con là động lực khiến đàn bà mạnh mẽ bước qua giông tố.
Sau ly hôn, đàn bà chẳng sợ gì cả miễn là bên cạnh mình còn có một đứa con. Đàn bà chẳng thể cứ để bản thân bế tắc, nhấn chìm trong những cảm xúc tiêu cực. Sau khi gia đình tan vỡ, không chỉ riêng mình mà cả đứa con cũng thấy bất ổn, chông chênh. Chính người mẹ lại làm chỗ dựa cho con, kéo con thoát khỏi nỗi buồn.
Con cái chính là cứu cánh giúp đàn bà vượt qua nỗi đau ly hôn - Ảnh minh họa: Internet
Đàn bà hiểu rằng mình cần tạo dựng tương lai cho con. Đàn bà ra sức và nỗ lực kiếm tiền. Thực tế cho thấy, sau ly hôn những người phụ nữ thành công trong sự nghiệp rất nhiều. Họ hiểu rằng, chỉ có dựa vào tiền thì tương lai của mình và con mới thật sự vững chắc.
Sau giông tố rồi cuộc đời đàn bà sẽ bình yên. Tài sản quý giá nhất của người đàn bà sau ly hôn chính là đứa con và sự mạnh mẽ. Rồi đàn bà sẽ đạp lên hết tất cả mọi tị hiềm, mọi nỗi đau mà dắt con đi đến hạnh phúc. Chỉ cần có con, người đàn bà chẳng còn sợ gì nữa cả!
Nam Khuê
Theo phunusuckhoe.vn
Một tuần nay vợ thường xuyên ở lì trong phòng tắm, tôi nghe con khóc bực mình đẩy cửa vào thì phát hiện sự thật đau lòng Tôi định ngủ cùng vợ con thì mẹ tôi xung phong ngủ cùng con dâu, mọi việc bà lo tất. Tôi có ngờ đâu... Từ khi có bầu, vợ tôi ốm nghén khá mệt mỏi nên tôi bảo cô ấy nghỉ hẳn ở nhà dưỡng thai. Mẹ tôi chiều con dâu, tẩm bổ ghê lắm. Lúc vợ tôi sinh đích tôn, mẹ tôi...