Tuổi dậy thì bị tắc kinh có nguy hiểm?
Tuổi dậy thì khi mới thấy kinh, do hoạt động nội tiết chưa ổn định nên bé gái có thể gặp một vài trục trặc về kinh nguyệt.
Tắc kinh là tình trạng hay gặp ở lứa tuổi này.
Nếu trục trặc chỉ diễn ra dưới 3 tháng, rồi kinh nguyệt đều đặn và ổn định thì không đáng ngại. Tắc kinh kéo dài trên 6 tháng, sẽ là vấn đề cảnh báo sức khỏe sinh sản, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của bạn gái.
Bé gái có thể gặp một vài trục trặc về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Ảnh minh họa
Nguyên nhân và dấu hiệu tắc kinh tuổi dậy thì
Tắc kinh là một dạng kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra quá ít, chỉ ra từng giọt, hoặc có kinh bình thường nhưng 2-3 tháng sau lại không thấy có kinh, có nhiều trường hợp trên 18 tuổi vẫn chưa thấy kinh nguyệt. Những trường hợp này khá giống với hiện tượng vô kinh.
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì như:
Hội chứng Turner, do tuyến giáp hoạt động kém cũng như những bất thường ở tuyến giáp, do rối loạn nội tiết tố…
Tử cung khác thường hoặc nội mạc tử cung không phản ứng với hormone sinh dục nữ có thể gây tắc kinh.
Thường xuyên bị căng thẳng, áp lực từ công việc, học tập, các mối quan hệ…
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi như uống thiếu chất, thừa chất, có lối sống không khoa học, thường xuyên thức khuya, không tập luyện hoặc tập quá sức cũng đều có nguy cơ bị chậm kinh, tắc kinh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, những bạn gái sức khỏe, thể chất yếu, hoặc phải làm việc quá sức, vận động mạnh, hay tâm lý thường căng thẳng, bất ổn định cũng dễ mắc phải chứng tắc kinh nguyệt.
Khi bị tắc kinh ở tuổi dậy thì, sẽ có biểu hiện đau bụng ở vùng dưới, mỗi lần đau kéo dài 3-4 ngày, cơn đau cứ tăng dần. Các bạn có thể thấy xương mu nổi một khối, cảm giác căng đau dữ dội.
Sự nguy hiểm khi tuổi dậy thì bị tắc kinh
Tắc kinh ở tuổi dậy thì nếu không có hướng xử lý nhanh chóng có thể gây ra những nguy hại như:
Trầm cảm: Trường hợp bị tắc kinh do stress, căng thẳng dài ngày.
Suy giảm chức năng của tuyến yên: Trường hợp tắc kinh do suy buồng trứng sớm có thể dẫn đến nguy cơ teo nhỏ cơ quan sinh dục, từ đó có thể dẫn đến một số bệnh lý về buồng trứng và tim mạch.
Trường hợp tắc kinh ở tuổi dậy thì do huyết kinh bị ứ đọng lại, không thoát được ra ngoài có thể khiến vòi tử cung và tử cung giãn căng, thậm chí có thể phá hủy niêm mặc của vòi tử cung và tử cung…
Hội chứng Galactorrhea hay còn gọi là hội chứng khô máy: Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với các bạn gái. Tắc kinh kéo dài khiến tử cung bị teo nhỏ và dần chuyển hóa thành tình trạng khô máy này.
Loạn sản, suy buồng trứng sớm.
Nếu thấy những bất thường về kinh nguyệt như chậm kinh kéo dài, kinh nguyệt thưa, ít, hoặc ra quá nhiều, kéo dài lâu, khi hành kinh bị đau bụng dữ dội, màu sắc máu kinh lạ… thì cần đi khám bác sĩ.
Lời khuyên của bác sĩ
Kinh nguyệt chính là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Vì vậy không chỉ có bản thân mà các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm khi thấy có các dấu hiệu bất thường
Nếu thấy những bất thường về kinh nguyệt như chậm kinh kéo dài, kinh nguyệt thưa, ít, hoặc ra quá nhiều, kéo dài lâu, khi hành kinh bị đau bụng dữ dội, màu sắc máu kinh lạ… thì cần đi khám bác sĩ.
Bên cạnh đó cần có ăn uống điều độ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học, tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Duy trì tâm lý thoải mái, không để căng thẳng, stress.
Nhận chẩn đoán vô sinh, người bố tức tốc xét nghiệm ADN với con gái
Bác sĩ chẩn đoán anh H. vô sinh nên anh quyết định đi làm xét nghiệm huyết thống với cô con gái đang học lớp 1.
Anh N.X.H (Mê Linh, Hà Nội) tìm tới Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền Hà Nội làm xét nghiệm huyết thống cha và con gái. Anh H. đăng ký xét nghiệm nhanh trong vòng 4 tiếng đã có kết quả.
Cầm kết quả, anh vẫn không tin đây là con của mình. Anh H. liên tục hỏi bà Nguyễn Thị Nga (Giám đốc của Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền Hà Nội) kết quả có chính xác 100% không.
Trước nghi ngờ của khách hàng, bà Nga giải thích về công nghệ phân tích gene trên ADN đảm bảo chính xác tuyệt đối.
Anh H. cho biết, hai vợ chồng anh có con gái năm nay học lớp 1. Từ năm ngoái, hai người dự tính sinh thêm bé thứ hai nhưng vợ anh H. "thả" mãi không có tin vui. Cách đây vài hôm, hai vợ chồng anh đưa nhau đi khám sức khỏe sinh sản. Bác sĩ cho biết vợ anh bị suy buồng trứng và bản thân anh H. cũng không có tinh trùng.
Các giám định viên làm xét nghiệm ADN. Ảnh: CGAT.
Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ của anh H. hoàn toàn không có tinh trùng. Khi đó, anh H. đã sốc. Anh cho rằng bản thân mình khỏe mạnh. Chuyện chăn gối của hai vợ chồng vẫn đều đặn và anh tự nhận "không yếu sinh lý".
Cầm kết quả về, anh H. buồn bã, chán nản. Anh H. sinh nghi con gái đầu không phải con của mình. Anh cầm kết quả đưa cho vợ xem và người vợ khẳng định đó là con gái chung của họ. Anh H. đòi đi xét nghiệm ADN nhưng vợ anh không đồng ý. Cô nói nếu đi xét nghiệm họ sẽ ly hôn.
Trong lòng anh H. không giải tỏa được nghi ngờ. Anh luôn thấy khó chịu, đi làm cũng không tập trung. Anh lên mạng tìm hiểu về xét nghiệm ADN và đã giấu vợ lấy mẫu tóc của con mang đi xét nghiệm cùng tóc của mình. Khi nhận thông báo, anh vui mừng nhưng vẫn nghĩ kết quả có thể sai.
Nghe chia sẻ của anh H., bà Nga giải thích trường hợp của anh là vô sinh thứ phát. Bà khuyên anh H. nên làm kiểm tra chuyên sâu về nam khoa để có thể khẳng định bệnh hiếm muộn còn kết quả xét nghiệm huyết thống đảm bảo chính xác 99,99%. Anh H. lại lo lắng nếu vợ biết anh đi làm xét nghiệm, chắc chắn sẽ đòi chia tay. Bà Nga cho rằng, anh H. nên chia sẻ với vợ để có sự đồng cảm, cùng nhau chữa hiếm muộn nếu muốn sinh thêm con.
Sau đó, anh H. đi kiểm tra nam khoa. Bác sĩ chẩn đoán anh không có tinh trùng do tắc ống dẫn tinh vì trong tinh hoàn vẫn có tinh trùng. Quá trình tắc này có thể do viêm nhiễm không được điều trị kịp thời, cần phẫu thuật thông tắc ống dẫn tinh.
Theo bà Nga, nếu xét nghiệm ADN cho ra kết quả hai mẫu gene trùng khớp, 99,99% hai người có quan hệ bố con ruột. Nếu có sự sai khác từ 2 gene trở lên, có thể kết luận ngược lại.
Hiện nay, các loại mẫu xét nghiệm có thể là máu, tóc, móng tay... Sau khi thu thập, mẫu được bỏ vào phong bì kín sạch sẽ gửi tới trung tâm xét nghiệm kèm theo đơn đề nghị xét nghiệm ADN.
Xét nghiệm này giúp nhận người thân, xác định huyết thống, hỗ trợ thủ tục làm giấy khai sinh, xác định quyền nuôi và trợ cấp đối với con cái, thực hiện quyền chia tài sản, thừa kế.
6 món là 'thuốc bổ' của buồng trứng Nếu chị em không quan tâm đến sức khỏe buồng trứng, có thể dẫn đến ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng, xoắn buồng trứng, suy buồng trứng... Buồng trứng là một cơ quan sinh sản rất quan trọng đối với nữ giới. Chức năng chính của nó là tiết ra các hormone như estrogen và progesterone, ảnh hưởng đến chu kỳ...