Tunisia ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Tunisia ngày 5/12 ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, sau khi giới chức y tế nước này cho biết một du khách đến từ Thổ Nhĩ Kỳ có kết quả xét nghiệm dương tính.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tunis, Tunisia, ngày 8/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tiến sĩ Hachemi Louzer, một thành viên trong lực lượng đặc trách phòng chống COVID-19 của Chính phủ Tunisia, du khách nói trên là người CHDC Congo, có xét nghiệm dương tính ngày 3/12 tại sân bay ở thủ đô Tunis sau khi tới từ Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả kiểm tra mẫu xét nghiệm sau đó tại Viện Y tế công cộng Pasteur xác nhận người này đã nhiễm biến thể Omicron. Một số người đi cùng với du khách này đã phải thực hiện cách ly dù có kết quả xét nghiệm âm tính.
Sau khi biến thể Omicron lây lan tại châu Phi và châu Âu trong tuần qua, Tunisia đã hạn chế nhập cảnh nước này.
Video đang HOT
Cho đến nay Tunisia đã ghi nhận tổng cộng hơn 718.000 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 25.000 người tử vong.
Trong khi đó, Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng 12 ca nhiễm biến thể Omicron sau khi bang Maharashatra phát hiện thêm 7 ca nhiễm mới.
Theo các phương tiện truyền thông, trong số 7 ca nhiễm mới này có 1 ca ghi nhận ở thủ đô New Delhi.
Ấn Độ hy vọng biến thể Omicron – vốn được các nhà khoa học đánh giá là biến thể có khả năng lây nhiễm nhanh nhất cho đến nay – gây tác động ít nghiêm trọng hơn so với biến thể Delta đang chiếm phần lớn các ca mắc COVID-19 hiện nay và là nguyên nhân chính gây ra làn sóng dịch bệnh thứ 4 tại nước này hồi tháng 3 và tháng 4 vừa qua.
Theo chính quyền liên bang, 50% trong tổng số 950 triệu người trưởng thành ở Ấn Độ đã được tiêm phòng đầy đủ ngừa COVID-19. Cho đến nay, Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng 34.641.406 ca mắc COVID-19, trong đó có 473.326 ca tử vong.
COVAX đã phân phối hơn 500 triệu liều vaccine
Theo số liệu tính đến ngày 17/11, cơ chế chia sẻ công bằng vaccine toàn cầu (COVAX) đã phân phối được hơn 500 triệu liều vaccine trên toàn thế giới.
Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX được chuyển tới Tunis, Tunisia. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng giám đốc Liên minh vaccine toàn cầu (GAVI) Seth Berkley chia sẻ trên trang Twitter như sau: "Nhờ những nỗ lực và sự tận tụy đáng kinh ngạc của các đối tác và nhân viên y tế, COVAX đã phân phối 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 tới 144 quốc gia và vùng lãnh thổ".
Theo kỳ vọng ban đầu, COVAX - cơ chế do GAVI và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thúc đẩy, đến hết năm 2021 sẽ phân phối 2 tỷ liều vaccine.
Theo ông Berley, 92 nước và vùng lãnh thổ nghèo nhất đã được tiếp cận vaccine miễn phí, nhờ các nhà tài trợ đã chi trả toàn bộ chi phí. Ông cho biết hiện COVAX đang đẩy nhanh việc phân phối để các nước có thể nhận được lượng vaccine nhiều nhất phù hợp với năng lực tiêm phòng.
Ông nói: "Khi các nhà tài trợ và các nhà sản xuất xác nhận được thời điểm bàn giao vaccine, các nước có thể lên kế hoạch tiêm chủng đại trà. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm để thu hẹp khoảng cách nguy hiểm về vaccine giữa các nước hiện nay".
Hiện tại,hơn 7,5 tỷ liều vaccine các loại đã được sử dụng trên khắp thế giới, trong đó ở các nước thu nhập cao tỷ lệ vaccine trên 100 người dân là 143 liều, trong khi con số này ở các nước thu nhập thấp là chưa đến 7 liều/100 người. Theo thống kê được GAVI công bố ngày 16/11, những nước nghèo nhất thế giới là Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Congo, Haiti, Nam Sudan và Yemen vẫn chưa có đủ vaccine cho 2% dân số của mình.
* Hãng dược Novavax của Mỹ đã nộp đơn xin cấp phép vaccine ngừa COVID-19 do hãng sản xuất tại Liên minh châu Âu (EU). Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 17/11 đã xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết quyết định về việc này "sẽ được đưa ra trong vài tuần tới"
Thông báo của EMA nêu rõ tiến trình đánh giá sẽ được đẩy nhanh, và quyết định sẽ được đưa ra nếu Novavax cung cấp nhanh chóng và đầy đủ số liệu chứng minh độ hiệu quả, an toàn và chất lượng của vaccine.
Italy nỗ lực chống chủ nghĩa bảo hộ vaccine Ngày 8/10, Thủ tướng Mario Draghi tuyên bố Italy đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa bảo hộ vaccine để đảm bảo quyền tiếp cận vaccine công bằng. Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX được chuyển tới Tunis, Tunisia, ngày 16/5/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Rome, phát biểu thông qua liên...