Tunisia dỡ bỏ lệnh giới nghiêm áp đặt ở thủ đô Tunis
Ngày 15/6, Chính phủ Tunisia đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm được áp đặt tại thủ đô Tunis và một số thành phố lớn khác sau các vụ bạo lực làm một người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương, một số trụ sở tòa án và cảnh sát bị đập phá.
Xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát tại Intilaka, ngoại ô phía tây thủ đô Tunis ngày 12/6 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Khaled Tarrouche cho biết tình hình an ninh hiện đã trở lại bình thường trong cả nước. Xét tới lợi ích của người dân, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ đã quyết định dỡ bỏ lệnh giới nghiêm.
Video đang HOT
Làn sóng bạo lực vừa qua bắt nguồn từ cuộc biểu tình hôm 10/6 của một số người thuộc nhóm Hồi giáo bảo thủ dòng Salafists phản đối một cuộc triển lãm nghệ thuật mà họ cho là bôi nhọ đạo Hồi. Đây được coi là vụ bạo lực tồi tệ nhất ở Tunisia kể từ sau làn song biêu tinh gây bao đông lật đổ Tổng thống Zine el Abidine Ben Ali hồi tháng 1/2011.
Mặc dù Bộ Nội vụ khẳng định tình hình đã yên tĩnh trở lại, đặc biệt tại trung tâm thủ đô Tuynis, song tình hình dường như vẫn căng thẳng và người dân lo ngại nguy cơ bùng phát làn sóng bạo lực mới./.
Theo
Tunisia ban bố lệnh giới nghiêm vì bạo động
Tunisia hôm 12.6 đã ban bố lệnh giới nghiêm tại 8 vùng, bao gồm cả thủ đô Tunis, vì đã nổ ra một cuộc bạo động nghiêm trọng tại những nơi này, một quan chức thuộc Bộ Nội vụ cho biết.
Theo BBC dẫn nguồn từ giới chức địa phương, lệnh giới nghiêm kéo dài tám tiếng đã được đưa ra sau nhiều vụ tấn công bạo lực nhằm phản đối một cuộc triển lãm nghệ thuật mà theo những người Hồi giáo là có nội dung lăng mạ họ.
Cảnh sát chống bạo động tại khu vực Ettadhamen ở thủ đô Tunis - Ảnh: Reuters
Nhiều đồn cảnh sát, một tòa án và một phòng triển lãm nghệ thuật đã bị tấn công vào khuya 11.6. Và cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình kéo dài đến rạng sáng 12.6.
Một số tòa nhà chính phủ tại thành phố phía tây bắc Jendouba cũng đã bị Salafis đốt cháy, theo đài truyền hình nhà nước Tunisia.
Những nơi được ban hành lệnh giới nghiêm là các vùng ngoại ô Ben Arouss, Ariana và Manouba cũng như các thành phố Sousse, Monastir, Jendouba, Ben Guerdane và thủ đô Tunis.
Chính phủ đã quy trách nhiệm cho những người Hồi giáo bảo thủ được gọi là Salafist gây ra vụ bạo lực trên.
Nhưng Salafist đã phủ nhận việc có dính líu đến vụ bạo động.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Nourredine Bhiri tuyên bố những ai đứng đằng sau vụ bạo lực sẽ phải "trả giá đắt".
"Đây là những nhóm khủng bố đã bị mất kiểm soát, chúng hiện bị cô lập trong xã hội", ông Bhiri nói.
Theo hãng tin AFP dẫn lời ông Bhiri, những người bị bắt sẽ bị đưa ra tòa xét xử theo luật chống khủng bố được ban hành hồi năm 2003.
Theo Thanh Niên
Thế giới Arab - khu vực căng thẳng nhất thế giới Các quốc gia yên bình nhất thế giới gồm Iceland, Đan Mạch, New Zealand Syria là một trong nhiều nước Arab xếp ở cuối bảng xếp hạng hoà bình (Ảnh: Reuters) Báo cáo hàng năm về hoà bình thế giới do Viện Kinh tế và Hoà bình của Mỹ công bố hôm 14/6 khẳng định, thế giới Arab đã thay thế vị trí...